Đại Đạo trị quốc (5): Trung Quốc là gì

Tác giả: Lý Đạo Chân

[ChanhKien.org]

5. Trung Quốc là gì?

Ở Trung Quốc, các vương triều trong lịch sử được các Hoàng đế kiến lập đều chỉ là triều đại chứ không phải quốc gia. Cái mà họ kiến lập đều chỉ là tên triều đại chứ không phải tên nước. Theo các văn hiến còn tồn tại đến nay thì ngay thời kỳ đầu thành lập, triều Chu đã tự xưng là “Trung Quốc”, sau này các triều đại kế tiếp cũng đều tự coi mình là Trung Quốc. Bất kể là các triều đại thay đổi như thế nào, ngay cả khi các tộc người thiểu số vào xâm lược làm chủ vùng Trung Nguyên, xây dựng các triều đại thì tên nước cũng luôn luôn là Trung Quốc, họ tự coi mình là Thiên triều, từ đó đến nay chưa từng thay đổi.

Về hình thái ý thức thì Trung Quốc không phải là khái niệm một quốc gia cụ thể, mà nó mang ý nghĩa là đất nước trung tâm, nên cũng gọi là Trung Thổ, Trung Nguyên (Vùng đất trung tâm), Thần Châu (Vùng đất của Thần), Trung Hoa (Vùng văn minh trung tâm). Nội hàm cốt lõi của nó là: một nơi được Thần lựa chọn để kế thừa nền văn hóa Thần truyền của Trung Hoa chính thống.

Trong các chế độ cổ thời Tiên Tần của Trung Quốc, quốc gia của Thiên tử nằm ở vị trí trung tâm đại địa, đó là trung tâm của thiên hạ, cũng là trung tâm của mọi thứ như kinh tế, văn hóa, chính trị, là nơi Thần truyền văn minh, là ngọn nguồn lan tỏa thực thi giáo hóa văn minh ra bốn phương thiên hạ. Lấy quốc gia của Thiên tử làm trung tâm, khu vực rộng lớn xung quanh quốc gia của Thiên tử được phân chia thành 5 khu vực khác nhau dựa theo cự ly xa gần khác nhau, lấy 500 dặm làm ranh giới, thực thi chính sách và giáo hóa khác nhau, gọi là Ngũ Phục. Trong sách Thượng Thư – Vũ Cống chúng được phân chia và gọi là: Điện Phục, Hầu Phục, Tuy Phục, Yếu Phục, Hoang Phục.

Sách Thượng Thư có ghi chép rằng, sau khi Đại Vũ trị thủy thành công, ông phân chia lại thiên hạ thành cửu châu (9 châu), đồng thời chế định ra Ngũ Phục: 4 Châu thuộc Khu vực 500 dặm xung quanh kinh đô của Thiên tử gọi là Điện Phục. Khu vực này chủ yếu phụ trách sản xuất nông nghiệp, giao nộp thuế khóa để phụng sự Thiên tử.

Khu vực 500 dặm ngoài Điện Phục gọi là Hầu Phục, khu vực này chủ yếu là thái ấp cấp cho các khanh đại phu, chư hầu để bảo vệ quốc gia của Thiên tử.

Khu vực 500 dặm bao quanh ngoài Hầu Phục gọi là Tuy Phục, ở đây chủ yếu căn cứ vào tình hình của bách tính mà thi hành văn hóa giáo dục và phát triển vũ lực để bảo vệ quốc gia.

Khu vực 500 dặm xung quanh Tuy Phục là Yếu Phục. Đây là nơi cư trú của Di tộc, chủ yếu là để họ tuân theo kỷ cương phép tắc, chung sống hòa thuận. Khu vực 500 dặm bao quanh Yếu Phục là Hoang Phục. Đây chủ yếu là vùng đất hoang vu và là nơi lưu đày tội phạm.

Thiên tử căn cứ theo mô thức này, từ vùng đất trọng yếu là Kỳ Phục ở tầng trong cùng (quản lý từng tầng, từng tầng) đến các nước chư hầu ở xa, thực thi giáo hóa văn minh theo từng cấp, thực hiện đồng thời văn trị võ vệ (dùng văn hóa để trị sửa, dùng quân sự để bảo vệ), khiến nền giáo hóa của văn minh Thần truyền ảnh hưởng đến cả các vùng hoang dã bốn phương, mô thức này chính là bản gốc của các mô hình trị quốc các triều đại Trung Hoa. (23)

Trong khái niệm văn hóa Thần truyền Trung Hoa thì quyền hành của vua là do Thần ban, Thiên tử là con của Thượng Thiên, là đại biểu ở nhân gian do Thượng Thiên lựa chọn, Thiên tử đại biểu cho chúng Thần thực hiện Thiên ý ở nhân gian, thi hành giáo hóa của Thần trong thiên hạ. Do đó quốc gia của Thiên tử là Trung Quốc, nó đại diện cho cội nguồn và sự chính thống của văn hóa Trung Hoa, là triều đình nắm giữ bốn cõi trong thiên hạ. Trên mảnh đất Thần Châu, các triều đại bất kể lãnh thổ lớn hay nhỏ, chủng tộc khác biệt, chỉ cần họ kế thừa tính chính thống của nền văn hóa Thần truyền Trung Hoa thì chính là Trung Quốc, đế vương của nó chính là Thiên tử mà Thượng Thiên lựa chọn.

Lịch sử Trung Hoa khởi nguồn từ Hoàng Đạo, sau đó có Đế Đạo, Vương Đạo, Bá Đạo, và đến vương triều hoàng đế đại nhất thống bắt đầu từ Tần Thủy Hoàng. “Hoàng” trực tiếp đại diện cho Trời và Thần, giáng thế với thân phận của Thần, trực tiếp triển hiện Thần tích, truyền thụ trí huệ của Thần cho các tổ tiên Hoa Hạ, mở ra cội nguồn văn hóa Thần truyền của Trung Hoa.

“Đế” tuy không thần thông quảng đại như “Hoàng”, nhưng cũng xuất hiện dưới trạng thái nửa Thần nửa nhân, có thể trực tiếp câu thông với Trời Đất và Thần linh, đại biểu cho ý chí của Trời Đất, Thần linh, thực hiện Thần tích, tiếp tục hoàn thiện và xây dựng thể hệ văn hóa Thần truyền Trung Hoa. Cho đến thời kỳ Hoàng đế Chuyên Húc trong Ngũ Đế sau sự kiện ‘tuyệt địa thiên thông’ xảy ra (Cắt đứt đường thông giữa trời và đất), đã cắt đứt sự câu thông và mối liên hệ trực tiếp giữa con người với Thần. Con người càng ngày càng rời xa Trời và Thần, các bậc đế vương cũng càng ngày càng gần với người phàm, nền văn hóa Thần truyền Trung Hoa cũng từ đây bước vào thời đại nhân văn. Đến sau thời kỳ Vương Đạo, đế vương xuất hiện hoàn toàn trong trạng thái người phàm, họ không còn có thể trực tiếp câu thông với Trời Đất, Thần linh được nữa, không thể trực tiếp triển hiện Thần tích, chỉ còn có thể duy trì liên kết với Trời Đất, Thần linh thông qua đầu mối then chốt là văn hóa Thần truyền của Trung Hoa. Thông qua các phương thức như cúng tế, xem bói, xem thiên tượng v.v. để câu thông với Trời Đất, Thần linh, trở thành đấng tối cao người tiếp tục thực hiện thiên ý tại nhân gian, trở thành người thay lời chúng Thần và Thiên ý tại nhân gian. Mạch văn hóa Thần truyền này đã xuyên suốt toàn bộ lịch sử từ đầu đến cuối của Trung Hoa, liên kết đối ứng ở nhân gian với toàn bộ thể hệ vũ trụ, đại biểu cho ý chí và giáo hóa của Thượng Thiên, đó chính là ý nghĩa cốt lõi của khái niệm Trung Quốc và dân tộc Trung Hoa.

Chỉ cần mạch văn hóa Thần truyền này của Trung Hoa không bị cắt đứt thì trên vùng đất Thần Châu, bất kể nhân tố nào như triều đại, lãnh thổ, chính quyền… thay đổi thế nào đi chăng nữa thì khái niệm Trung Quốc sẽ vĩnh viễn tồn tại. Trong lịch sử đã có những lần các dân tộc thiểu số vào làm chủ vùng Trung Nguyên, nhưng họ vẫn đồng hóa và kế thừa y bát (di sản) văn hóa Thần truyền Trung Hoa, do đó Trung Quốc vẫn luôn tồn tại. Ngày nay Trung Cộng bá chiếm Trung Hoa, thậm chí dốc sức cắt đứt mạch văn hóa Thần truyền này, cho nên nó không phải là Trung Quốc, nó là tà giáo của chủ nghĩa Mác-Lê nin của phương Tây, là phụ thể bám vào mảnh đất Thần Châu Trung Hoa. Nó giống như một con virus xâm nhập và thao túng cơ thể con người, biến Thần Châu Trung Hoa thành một thây ma! Người Trung Quốc phải nhận rõ ai mới là Trung Quốc, quét sạch độc tố mà ác đảng nhồi nhét tẩy não từ khi còn nhỏ, để tái tạo dòng máu Thần truyền của Hoa Hạ, loại bỏ chủ nghĩa Mác-Lê nin, phục hưng Hoa Hạ!

Trung Quốc là nơi Thượng Thiên chọn để truyền thừa văn hóa Thần truyền, do đó việc chọn dùng phương thức nào để cai quản Trung Quốc sẽ có ảnh hưởng cực kỳ trọng đại. Thượng Thiên ắt là đặt định phương thức cai quản Trung Quốc và trong lịch sử một cách ổn thỏa, dung nhập vào mạch văn hóa Thần truyền Trung Hoa để đế vương các triều đại lựa chọn sử dụng.

Thời kỳ Đông Chu là thời kỳ thành thục cuối cùng và thời kỳ tổng kết sự đặt định đạo trị quốc. Khi đó bách gia tranh minh (trăm nhà lên tiếng), các học thuyết trị quốc của các gia phái như trăm hoa đua nở, vàng thau lẫn lộn. Đến triều Tần thống nhất Trung Quốc, khi vương triều đại nhất thống đầu tiên được kiến lập, các học thuyết trị quốc của các gia phái cũng đã đặt định thành thục. Cuối cùng đã hình thành một thể hệ hoàn chỉnh, các học thuyết trị quốc có thể sử dụng một cách độc lập gồm có ba gia phái: Đạo gia, Nho gia và Pháp gia.

Đạo gia trị quốc chủ trương vô vi nhi trị. Hoàng Đạo và Đế Đạo có thể quy về phạm vi trị quốc của Đạo gia; Nho gia thi hành nhân nghĩa, dùng lễ nhạc trị quốc, chủ trương Vương Đạo; Pháp gia trọng hình danh, pháp, thuật, dùng vũ lực cường quyền để uy hiếp thiên hạ, chủ trương Bá Đạo.

Sự kiến lập triều Tần chính là mốc phân chia ranh giới trong lịch sử Trung Quốc, vì vậy Tần Thủy Hoàng cũng được gọi là “Tổ Long”, “Thủy Hoàng Đế”. Triều Tần chủ yếu sử dụng Bá Đạo, phương thức trị quốc thiên hướng về Pháp gia. Nhưng vận mệnh triều Tần vô cùng ngắn ngủi, chỉ mười mấy năm đã bị diệt vong. Sau khi Tần diệt vong, triều Hán được kiến lập, do liên tiếp trải qua nhiều năm chinh chiến, sau khi lập quốc thì quốc lực triều Hán vô cùng suy yếu, cuộc sống người dân khốn khổ, sản xuất bỏ bê. Do đó thời kỳ đầu triều Hán chủ trương dùng Đạo gia trị quốc, đề xướng “vô vi nhi trị” (Lúc này “vô vi nhi trị” đã không còn là vô vi nhi trị với ý nghĩa đích thực nữa). Thời kỳ này đã đặt ra các phương châm trị quốc như: “cho dân nghỉ ngơi”, “nhẹ thuế khóa, lao dịch”, “thanh tĩnh kiệm ước”… khiến người dân có đủ thời gian nghỉ ngơi dưỡng sức để khôi phục lại sản xuất, nước giàu binh mạnh. Do đó sau khi trải qua thời thịnh trị “Văn Cảnh chi trị”, đến thời Hán Vũ Đế thì triều Hán đã phát triển đến cực thịnh, quốc lực cực kỳ cường thịnh. Thời Hán Võ Đế “Phế bỏ Bách gia, độc tôn Nho thuật”, chủ yếu dùng Nho gia, đã xác định tư tưởng Nho gia ở vị trí chủ đạo trong việc trị quốc, khai mở ra mô hình trị quốc “ngoại Nho nội Đạo” trong lịch sử Trung Hoa.

Các triều đại trong lịch sử sau này đều lấy mô hình trị quốc “ngoại Nho nội Đạo” làm chủ đạo, bên ngoài sử dụng Nho gia, bên trong sử dụng Đạo gia, một mạch không có biến động cho đến khi kết thúc triều Thanh. Tuy nhiên Bá Đạo cũng có lúc được sử dụng xen kẽ, song song. Ví như Hán Tuyên Đế từng giáo huấn thái tử (Hán Nguyên Đế) rằng: Chế độ của triều Hán cần sử dụng song song “Vương Đạo” và “Bá Đạo”. (24)

Đây chính là mạch phát triển chung về trị quốc của Trung Hoa.

– Chú thích:

(23) Thượng thư – Vũ Cống: Ngũ bách lý Điện Phục: Bách lý phú nạp tổng, nhị bách lý nạp trất, tam bách lý nạp kiết, phục tứ bách lý túc, ngũ bách lý mễ. Ngũ bách lý Hầu Phục: Bách lý thái, nhị bách lý nam bang, tam bách lý chư hầu. Ngũ bách lý Tuy Phục: Tam bách lý quỹ văn giáo, nhị bách lý phấn vũ vệ. Ngũ bách lý Yếu Phục: Tam bách lý Di, nhị bách lý Thái. Ngũ bách lý Hoang Phục: Tam bách lý Man, nhị bách lý Lưu. Đông tiệm ư hải, Tây bị ư Lưu Sa, Sóc Nam kỵ thanh giáo cật ư tứ hải.

(24) Hán thư – Nguyên Đế kỷ: Nhà Hán tự có chế độ, vốn dùng lẫn Bá Đạo và Vương Đạo, dùng đức giáo thuần chính thế nào, dùng cách quản lý quốc gia của nhà Chu.

Dịch từ: http://www.zhengjian.org/node/242719