Chân tâm học Pháp

Tác giả: Như Ca, đệ tử Đại Pháp tại tỉnh Hắc Long Giang, Trung Quốc đại lục

[ChanhKien.org]

Tôi thường đọc các bài giao lưu chia sẻ nói về vấn đề học Pháp trên trang web Minh Huệ, từ đó có nhiều tâm đắc. Tôi cũng viết ra thể ngộ học Pháp gần đây của mình để giao lưu cùng với các đồng tu.

Tôi là một đệ tử đắc Pháp vào năm 1996, tôi nhận thức sâu sắc tầm quan trọng của việc học Pháp. Trong thời gian dài học Pháp, hàng ngày đều đọc sách, hàng ngày đều học Pháp, dần dần vô hình trung hình thành một kiểu học Pháp máy móc, học để hoàn thành nhiệm vụ, học theo hình thức. Nếu không đạt tới trạng thái học Pháp tốt nhất thì cũng sẽ không thể thấy nội hàm của Pháp. Để học Pháp tốt, tôi cũng từng áp dụng nhiều phương pháp như: đọc thầm, đọc to, đọc nhanh, chép Pháp, học thuộc lòng và học Pháp nhiều. Tuy nhiên, tôi vẫn luôn cảm thấy học Pháp không nhập tâm, hiệu quả không tốt. Là một đệ tử Đại Pháp chân tu, quan lớn nhất, khó vượt qua nhất là học Pháp nhưng không đắc Pháp.

Vào một buổi sáng sớm cách đây vài ngày, trước khi học Pháp, tôi đã điều chỉnh lại tâm thái của mình, mang tâm chân thành, cung kính, biết ơn nâng cuốn Chuyển Pháp Luân. Tôi không chạy theo tốc độ, không chạy theo số lượng, buông bỏ nhân tâm, tôi tập trung tinh thần, bình tâm tĩnh khí, từ tốn đọc cẩn thận từng chữ từng câu, hoặc là đọc thầm hoặc đọc thành tiếng, toàn thân và tâm hòa tan vào Pháp, khi có can nhiễu thì đọc lại. Cứ như thế chủ nguyên thần và chân ngã của tôi đã làm chủ bản thân, mỗi chữ mỗi câu Pháp có thể nhập tâm. Pháp lý của Đại Pháp giống như từng giọt nhỏ mịn chảy vào nội tâm. Có lúc, tôi đọc một đoạn Pháp lại thấy ý nghĩa mới, triển hiện mới, lại có một chút lĩnh hội mới. Học xong một bài giảng, thân tâm tôi vui mừng, không thể buông quyển sách, chợt nhìn đồng hồ thì đã ba tiếng trôi qua rồi. Nếu là ngày trước, tôi có thể học ba bài giảng, hai bài giảng. Có được bước đột phá về chất trong việc học Pháp lần này, nội tâm tôi cảm thấy chấn động rất lớn. Tại sao tôi lại không biết trân quý Đại Pháp trong nhiều năm như vậy! Thật là hổ thẹn với sự từ bi khổ độ của Sư phụ! Nếu không có một trái tim chân thành, tâm thái khiêm nhường, chân tâm học Pháp, làm sao có thể thấy được Pháp, làm sao có thể đọc hiểu Pháp chứ!

Xin nêu ra một số nội hàm mà Pháp đã triển hiện cho tôi khi học Pháp:

Trong quá trình học “Bài giảng thứ nhất” của quyển Chuyển Pháp Luân, Đại Pháp đã dẫn khởi Thần tính của tôi bằng những lời lẽ dễ hiểu nhưng nội dung sâu sắc, rằng mục đích của đời người là phản bổn quy chân; nguồn gốc của thiên thể vũ trụ, tất cả giống loài, sinh mệnh; phá trừ vô thần luận, tiến hóa luận. Liên kết Phật tính của tôi và Thần (Đại Pháp), thức tỉnh ký ức tiên thiên, nội hàm của tu luyện Đại Pháp, v.v. Sư phụ giảng:

[Khi] quan niệm cũ cố hữu đã hình thành hệ thống và phương pháp tư duy, [thì] rất khó tiếp thu nhận thức mới. Khi chân lý xuất hiện [người ta] không dám tiếp thụ, mà lại bài xích nó theo bản năng. (Chuyển Pháp Luân)

Tôi ngộ được vì sao học Pháp nhập tâm lại khó đến như vậy? Biểu hiện này ở con người là các loại tư tưởng, can nhiễu của tạp niệm, không tĩnh tâm được, tinh thần không tập trung, tâm trí đi đâu mất…. Ở tầng thâm sâu đó là bởi vì chúng ta là sinh mệnh đến từ vũ trụ cũ, trong quá trình thành trụ hoại diệt, thuận theo việc sinh mệnh lệch khỏi Pháp, những biến dị sản sinh, những nhân tố bại hoại, chúng không muốn được Pháp quy chính, cho nên chúng sẽ bài xích theo bản năng, mâu thuẫn và đối đầu với chân lý. Vì thế muốn học Pháp tốt thì cần phải phân biệt rõ, bài trừ can nhiễu của các nhân tố cũ, buông bỏ tâm tự đại, tự tư bành trướng đã hình thành trong vũ trụ cũ và những quan niệm bại hoại khác….

Khẩu khí và cách thức giảng Pháp của Sư phụ đã làm cho tôi ngộ ra rất nhiều điều: Thần sẽ nói như thế nào, biểu đạt thế nào, không có áp đặt, không nhấn mạnh điều gì hay phải thay đổi điều gì, những điều thể hiện ra là sự bình hòa, khiêm tốn, tha thứ, từ bi, uy nghiêm và thiện ý khuyên bảo của Thần v.v. Tôi nghĩ tôi cũng cần học cách giảng nói của Sư phụ.

Trong khi học Pháp, Sư phụ đã khai mở tâm trí cho tôi, Sư phụ giảng:

Chư vị làm một người tu luyện chân chính, Pháp Luân của chúng tôi [sẽ] bảo hộ chư vị. Gốc của tôi gắn trên vũ trụ, ai có thể động tới chư vị, người ấy có thể động đến tôi; nói thẳng ra, người ấy có thể động đến vũ trụ này. (Chuyển Pháp Luân)

Trước đây, trong ý thức tôi cho rằng gốc mà Sư phụ giảng được gắn trên địa cầu, không có suy nghĩ cặn kẽ, khái niệm địa cầu và vũ trụ rất mơ hồ. Lần này Sư phụ nói cho tôi biết là “gắn trên vũ trụ”. Ồ, vũ trụ to lớn biết bao! Pháp quá lớn, Pháp lực của Sư phụ to lớn vô biên! Trong tâm tôi chấn động, từng pháp lý lớn nhỏ được khai mở. Hiện tại, mỗi ngày học Pháp tôi đều có thể đối chiếu bản thân để tìm ra chỗ thiếu sót, càng học Pháp càng thích học hơn. Tôi cảm nhận được sự mỹ diệu và thù thắng khi tĩnh tâm học Pháp, chân tâm học Pháp. Trong khoảng thời gian này, tôi hồn nhiên và tung tăng như một đứa trẻ. Không còn an dật và lười biếng nữa, tìm về được trạng thái tu luyện như thuở ban đầu. Đó là niềm vui khó tả của một sinh mệnh đắc Pháp.

Cuối cùng, tôi xin trích một đoạn Pháp của Sư phụ để các đồng tu cùng cố gắng, Sư phụ giảng:

Còn nội hàm bác đại tinh thâm của Ông là chỉ những người tu luyện tại các tầng thứ chân tu khác nhau mới có thể thể ngộ và triển hiện ra được, mới có thể thật sự thấy Pháp là gì. (“Rộng lớn“, Tinh Tấn Yếu Chỉ)

Trên đây là thể ngộ tại tầng thứ sở tại của tôi, chỗ nào còn thiếu sót xin đồng tu góp ý.

Dịch từ: http://www.zhengjian.org/node/271175