Tu bỏ thói quen bàn luận đúng sai

Tác giả: Đệ tử Đại Pháp tại Nhật Bản

[ChanhKien.org]

Trong những khảo nghiệm gần đây, tôi nhận ra rằng chấp trước mạnh mẽ vào việc bàn luận đúng sai tựa như một bức tường cao ngăn cản con đường trở về thiên thượng của tôi. Tôi chỉ có thể vượt qua những rào cản này bằng cách thay đổi quan niệm người thường.

Trong quá trình tu luyện, tôi biết rằng mình nên hướng nội khi xảy ra mâu thuẫn, vì vậy tôi đã vượt qua các quan dễ dàng. Tuy nhiên lần này tôi cảm thấy có chút khó khăn hơn khi vượt qua chướng ngại. Tôi cần phải hướng nội như thế nào nếu tôi không phải là người có lỗi? Đặc biệt là trong tình huống này tôi phải đối diện với một người tu lâu hơn tôi. Tại sao những lần trước tôi lại vượt qua được khảo nghiệm tốt như vậy? Bởi vì tôi sẵn sàng tìm kiếm những sai sót của bản thân. Tuy nhiên, trong mâu thuẫn lần này tôi không nghĩ rằng mình đã có bất kỳ sai lầm nào; bạn đồng tu mới là người cần phải hướng nội.

Sư phụ đã giảng:

Từ nay trở đi chư vị sẽ là như thế, dẫu chư vị đúng hay không đúng, vấn đề [đúng-sai] ấy đối với một người tu luyện mà giảng là hoàn toàn không trọng yếu. Không được cứ tranh luận mãi, không được nhấn mạnh vào là ai đúng ai sai. Có người vẫn luôn cứ nhấn mạnh rằng mình là đúng; chư vị đúng, chư vị không sai, vậy thì sao? Là đề cao trong Pháp chăng? Dùng nhân tâm để nhấn mạnh đúng-sai, bản thân đó đã là sai rồi; bởi vì chư vị dùng cái Lý của người thường để đo lường bản thân chư vị, chư vị dùng cái Lý của người thường để yêu cầu người khác. Tại Thần mà nhìn một người tu luyện ở thế gian, [thì] đúng và sai của chư vị hoàn toàn không trọng yếu; mà tống khứ tâm chấp trước nhân tâm mới là trọng yếu. Trong tu luyện chư vị buông bỏ tâm chấp trước nhân tâm như thế nào mới là quan trọng. (Giảng Pháp tại Manhattan (2006), Giảng Pháp tại các nơi X)

Một khi tôi nhấn mạnh giữa đúng và sai, dường như tôi đang đi theo cách nghĩ của người thường. Khi đó cực thế lực sẽ lợi dụng sơ hở này.

Sư phụ giảng:

Tư tưởng họ nghĩ rằng ‘biện pháp của tôi có thể làm tốt hơn cho Pháp’, chứ họ tuyệt [đối] không nghĩ rằng ‘tôi đang hiển thị bản thân tôi’, mà cựu thế lực liền tóm chắc điểm mà họ nắm cứng đó, không ngừng tăng cường nó lên —bạn là đúng, bạn là đúng, bạn làm rất là đúng! (Giảng Pháp vào Tết Nguyên Tiêu năm 2003)

Vào lúc đó, tôi đã nảy sinh tâm chấp trước. Càng nghĩ về điều đó khiến tôi càng cảm thấy lo lắng. Dường như tôi đã bước vào một vòng xoáy lạ kỳ, và tâm trí tôi tràn ngập những suy nghĩ vị tư. Mãi tới khi có sự nhắc nhở của các đồng tu, tôi mới thức tỉnh và chăm chỉ học Pháp, và tôi đã thoát ra khỏi vòng xoáy đó.

Khi quyết định ngừng việc bàn luận đúng hay sai, tôi bắt đầu thực sự hướng nội. Tôi nhận thấy có hai luồng tư tưởng đang kiểm soát chúng ta, một bên là tư tưởng của người tu luyện, và bên còn lại là tư tưởng của người thường. Khi bị suy nghĩ của người thường dẫn động, chúng ta ngay lập tức tiến nhập vào luồng tư tưởng con người và dễ dàng bị cựu thế lực thao túng. Tại sao nhiều học viên cảm thấy việc hướng nội khó khăn thế? Bởi vì họ cho rằng bản thân mình là đúng. Trên thực tế, đây là tư tưởng người thường mà chúng ta chưa kịp nhận ra. Hơn nữa, một số học viên thường tranh cãi với những người khác bởi họ cho rằng họ đang duy hộ Đại Pháp. Vậy nên, việc đề cao tầng thứ của họ trở nên khó khăn hơn.

Sư phụ đã giảng trong bài “Nhận thức tiếp nữa” sách Tinh Tấn Yếu Chỉ:

Chư vị biết chăng? Chừng nào chư vị là một người tu luyện, bất kể là ở hoàn cảnh hoặc bất kể tình huống nào, thì tất cả những việc rắc rối và không vui gặp phải, thậm chí cả công tác vì Đại Pháp nữa, dẫu chư vị nhận thức rằng đó là việc tốt đến mấy, việc thần thánh đến mấy, tôi thảy đều lợi dụng để trừ bỏ tâm chấp trước của chư vị, bộc lộ ma tính của chư vị, và trừ bỏ nó đi. Bởi vì sự đề cao của chư vị mới là chủ yếu bậc nhất.

Thể ngộ của tôi về đoạn Pháp này chính là chúng ta cần tu luyện bản thân cả khi làm công việc Đại Pháp. Tại sao chúng ta không thể 100% đáp ứng kỳ vọng của Sư phụ? Mỗi đoạn Pháp đều tiết lộ thiên cơ, mà trong đó chúng ta có thể tìm thấy những điều trân quý có thể giải khai những nghi vấn. Quan niệm người thường có thể khiến chúng ta chấp mê bất ngộ, cản trở con đường tu luyện Đại Pháp. Khi bị ảnh hưởng bởi quan niệm người thường, chúng ta đặt niềm tin vào cái hậu thiên của bản thân, nhưng lại mất đi chính tín vào Đại Pháp. Bất kể là bạn cảm thấy mình bị đối xử sai như thế nào, bạn biết chắc rằng bạn đã bị ảnh hưởng nếu không đạt được tâm bất động. Khi cảm thấy khó chịu, chúng ta nên tìm kiếm gốc rễ của những chấp trước đã gây ra cảm xúc tiêu cực này. Nếu không, chúng ta vẫn chưa trưởng thành trong tu luyện.

Nhìn chung, các học viên tu lâu năm nhận thức được rằng chúng ta cần buông bỏ quan niệm người thường cũng như những chấp trước và truy cầu cá nhân. Quan niệm người thường bám rễ trong tư tưởng chúng ta, ngăn cản việc tu luyện của chúng ta. Tôi nghĩ rằng việc bạn đánh giá mâu thuẫn bằng tư tưởng của Thần hay tư tưởng người thường vẫn là một dấu hỏi. Nếu bạn vẫn chấp trước vào việc đúng sai và không muốn thay đổi quan niệm, vậy thì bạn sẽ không thể đề cao tư tưởng và tầng thứ trong tu luyện.

Sư phụ đã giảng:

Thế nhưng nếu chư vị muốn tu thành Phật, thì về nhận thức ở mọi vấn đề chư vị đều phải là siêu thường. (Giảng Pháp tại thành phố New York, Giảng Pháp tại Pháp Hội Mỹ Quốc [1997])

Khi chúng ta cần vượt quan, liệu chúng ta đã đề cao tư tưởng của mình trước đó chưa? Người thường thuận theo pháp lý của người thường là chuyện bình thường. Tuy nhiên, Thần không quản việc của người thường. Cần hiểu rằng những khó nạn chính là giúp chúng ta trừ bỏ những chấp trước con người, không phải để bàn luận đúng sai. Khi tranh cãi với người khác kể cả khi bạn dường như đang ở thế thắng cuộc, thì bạn sẽ thất bại trong quá trình tu luyện của mình. Học Pháp càng nhiều sẽ khiến chúng ta thay đổi quan niệm con người và đề cao tầng thứ càng nhanh.

Trên đây là thể ngộ cá nhân tại tầng thứ sở tại, nếu có chỗ nào không phù hợp với Pháp, xin đồng tu từ bi chỉ rõ.

Dịch từ:

http://www.pureinsight.org/node/7627

http://www.zhengjian.org/node/266494