Càng về cuối càng không được xem nhẹ lời Sư phụ 

Tác giả: Trùng Sinh, đệ tử Đại Pháp tại tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc đại lục

[ChanhKien.org]

Là một đệ tử Đại Pháp, chúng ta cần nghe lời Sư phụ, làm việc gì cũng không được đi sang cực đoan. Nhưng trên thực tế, có một số người tu luyện biểu hiện về hành vi quả thực là sai kém rất nhiều so với tiêu chuẩn, không đạt tiêu chuẩn. Trước thực tế này, tôi xin đưa ra một vài quan điểm của mình, mong đồng tu chỉ ra những điều chưa đúng với Pháp.

Ví dụ: Sư phụ trong Pháp đã nhiều lần giảng về vấn đề chú ý an toàn khi sử dụng điện thoại di động. Các bài viết trên Minh Huệ Net cũng đã nhiều lần đề cập đến vấn đề này.

Đệ tử: Thỉnh Sư phụ giảng thêm một chút vấn đề chú ý an toàn sử dụng điện thoại di động.

Sư phụ: Cái này không có gì giảng. Chư vị mang thiết bị có thể nghe lén. Không chỉ gián điệp, hay chính phủ, bất kể ai tùy ý đều có thể theo dõi chư vị, vô cùng đơn giản. Chính là việc này, dù tắt hay không tắt thì cũng như nhau. Tôi đang giảng ở đây, chư vị biết đấy tà đảng Trung Cộng cũng đang nghe ở đó. (Giảng Pháp tại Pháp hội New York 2016)

Nhưng hiện tại vẫn còn những đồng tu không nghe lời giảng của Sư phụ về vấn đề an toàn điện thoại di động, biểu hiện là muốn gì thì làm nấy, sử dụng điện thoại để gọi cho nhau, đồng tu thiện ý nhắc nhở nhưng vẫn trả lời thế này: Chính niệm chính hành sẽ không sao cả, điện thoại là để đệ tử Đại Pháp dùng. Cứ như vậy sẽ bị tà ác theo dõi, quản chế, giám sát và nghe lén trong thời gian dài, cuối cùng dẫn đến việc tà ác bắt cóc đệ tử Đại Pháp quy mô lớn, khiến cho tình hình trở nên tồi tệ, tà ác vì vậy mà kiêu căng ngạo mạn. Khu vực tôi đang sinh sống cũng có một số học viên không chú ý đến an toàn điện thoại di động, cho nên những năm gần đây đã có hơn một chục học viên bị tà ác bắt cóc và bức hại. Tà ác đã tìm thấy rất nhiều thông tin và hồ sơ cuộc gọi với đồng tu trong điện thoại của đồng tu bị bức hại, những thứ này đã trở thành bằng chứng để tà ác bức hại các đồng tu, gây ra tổn thất nặng nề. Đến nay vẫn còn nhiều đồng tu bị tà ác giam giữ, theo dõi và bức hại trong các nhà tù.

Về vấn đề này, chúng ta đã nghe lời Sư phụ chưa? Chúng ta đã hoàn toàn nghe lời Sư phụ chăng? Những bài học xương máu có khắp nơi, ở Đại lục nhiều nơi đã xảy ra những vụ bắt cóc đồng tu quy mô lớn liên quan trực tiếp đến việc các đồng tu không chú ý đến vấn đề an toàn điện thoại di động. Về vấn đề bảo mật điện thoại, mỗi đồng tu chúng ta đều cần nghe lời Sư phụ, không thể phiến diện lý giải Pháp, cũng không được xem nhẹ dù chỉ một chút, cần tự mình chú ý vấn đề này. Lẽ nào không có điện thoại thì không thể chứng thực Pháp và cứu độ chúng sinh? Có lý nào như vậy được! Những hành vi này đều là cực đoan, những hành vi không phù hợp với lời của Sư phụ đều là tâm chấp trước cần phải loại bỏ.

Có đồng tu chia sẻ rằng khi có đồng tu hoặc người thường chỉ ra vấn đề cho chúng ta, chúng ta cần đối đãi như thế nào. Có đồng tu trả lời là không chút khách khí rằng cứ nhất định phải giải thích thêm, còn nói rằng Sư phụ cho phép chúng ta giải thích. Sư phụ huấn thị:

Khi gặp mâu thuẫn kiểu này, chư vị đầu tiên nên phải bình tĩnh, không nên đối xử giống như hắn. Tất nhiên chúng ta có thể giải thích một cách có thiện ý; nói rõ sự việc thì không hề gì; tuy nhiên chư vị chấp trước quá thì không được. (Chuyển Pháp LuânBài giảng thứ tư)

Các đồng tu chỉ nhớ là có thể thiện ý giải thích vấn đề, nên mỗi khi phát sinh mâu thuẫn liền cố gắng giải thích, nhưng hoàn toàn không nghĩ rằng Sư phụ không muốn chúng ta chấp trước vào việc giải thích. Cho nên lâu nay, khi đã xảy ra mâu thuẫn với đồng tu thân thiết, đặc biệt với người trong nhà thì mẫu thuẫn lại càng lớn hơn, cuối cùng khiến cho một số đồng tu bị cựu thế lực lấy cớ để bức hại. Cũng còn có những đồng tu ở trong mâu thuẫn không thể hướng nội một cách vô điều kiện mà luôn biện giải, dẫn đến chấp trước dai dẳng trong thời gian dài, tâm tranh đấu cũng ngày càng mạnh mẽ, thậm chí gặp sự việc gì cũng giải thích, đúng hay không đúng đều muốn giải thích, cứ luôn cho rằng mình giải thích có đạo lý, lý giải phiến diện Pháp mà Sư phụ giảng, nhận thức sai lầm rằng Sư phụ cho phép giải thích chính là cho phép nói theo ý muốn của mình.

Lại có đồng tu từ khi đắc Pháp đã coi Đại Pháp như là chiếc ô bảo hộ, làm gì cũng không sợ, lời nói ra đầu tiên là: Đã có Sư phụ bảo hộ rồi, chỉ cần đi thực hiện là được. Các đồng tu nhắc nhở cần phải chú ý: “Con người làm gì, nợ gì đều phải hoàn trả”, thì lại luôn nói: “Không sao cả, mọi việc đều có Sư phụ quản rồi”, còn nói rằng “người thường mắc nợ thì phải trả, người tu luyện chúng ta mắc nợ không cần trả, Sư phụ đều sẽ thiện giải cho”. Nhưng họ đã quên mất lời dạy của Sư phụ:

Nợ thì phải hoàn [trả]; do vậy trên đường tu luyện có thể phải gặp một số điều nguy hiểm. (Chuyển Pháp LuânBài giảng thứ ba)

Mắc nợ phải hoàn trả là Thiên lý, làm sao người tu luyện có thể đi ngược lại Thiên lý được? Ở đâu có chuyện nợ không phải hoàn trả? Cho nên những đồng tu có cách nghĩ như vậy thì nói và làm xưa nay đều không quan tâm đến cảm thụ của người khác, thuận miệng liền nói, không tu khẩu. Môi trường xung quanh của họ không thể tĩnh tại và thường xuyên xảy ra mâu thuẫn với những người xung quanh. Bởi vì những đồng tu này suy nghĩ rằng họ làm sai thì cũng không có báo ứng, nói điều sai trái cũng chẳng tạo nghiệp, vì thế lá gan của họ cũng càng lúc càng lớn. Liệu rằng còn không nguy hiểm sao?

Còn có đồng tu nói rằng, Sư phụ từng giảng về Pháp lý thứ gì cũng ăn. Vì thế bình thường về vấn đề ăn uống, lại không cân nhắc mình là đệ tử Đại Pháp, luôn áp lấy Pháp “Tôi thì gì cũng ăn được”. Có đồng tu còn uống rượu vang đỏ, rượu trái cây và bia v.v. đào sâu vào câu chữ mà Sư phụ giảng:

Chư vị gọi đồ uống, người này gọi nước khoáng, người kia gọi bia. (Chuyển Pháp LuânBài giảng thứ bảy)

Vì vậy những đồng tu này nghĩ rằng Sư phụ cho phép uống bia, họ chưa từng lấy tiêu chuẩn của người tu luyện mà yêu cầu bản thân mình. Sư phụ giảng:

Có người nói ‘tôi rất thích ăn thứ này’; đó cũng là dục vọng; người tu luyện sau khi đến một trình độ nhất định, sẽ không có cái tâm ấy nữa. (Chuyển Pháp LuânBài giảng thứ bảy)

Sư phụ đã giảng rất rõ ràng làm sao đối đãi với các vấn đề ăn uống thông thường rồi. Tại sao lại tìm từ trong Pháp những điểm chỉ có lợi cho chấp trước của mình? Đây là nghe lời của Sư phụ sao? Đây không phải là lý giải Pháp lý một cách phiến diện sao? Không phải hành vi đi tới cực đoan sao? Điều này thật sự nguy hiểm!

Tôi cho rằng nhất định phải thực hiện việc nghe lời Sư phụ một cách vô điều kiện, không được coi nhẹ một chút nào. Sư phụ nhắc nhở chúng ta chú ý an toàn điện thoại di động, chúng ta phải thực hiện một cách nghiêm túc và cần chú ý đến sự an toàn, dù có một chút nhân tố không an toàn đối với chỉnh thể, đối với đồng tu, đối với bản thân thì đều không được sử dụng. Sư phụ nhắc chúng ta cần phải hướng nội, cần phải tu bản thân, thì chúng ta cần làm được một cách vô điều kiện, không được tìm cớ để biện giải cho chấp trước của mình, không được dùng tâm chấp trước để lý giải Pháp mà Sư phụ giảng.

Sư phụ có giảng trong kinh văn “Đối thoại với Thời gian” trong Tinh tấn yếu chỉ:

Thần: “Trong số họ còn có người đến tìm ở Pháp phía được họ cho là tốt đối với họ, chứ không buông phía mặt kia vốn dẫn đến việc bản thân họ không thể toàn bộ nhận thức Pháp.”

Chúng ta nhất định phải trừ bỏ những quan niệm cũ mà cựu vũ trụ lưu lại. Pháp lý đã được Sư phụ giảng rõ ràng minh bạch rồi, không thể tường tận hơn được nữa, nhất định không được kiêu ngạo tự đại. Đừng dùng chút thiển ngộ nhỏ bé kia mà thuyết nói tùy tiện hay làm ra bất kể sự việc gì, quyết không được phiến diện lý giải Đại Pháp, không được đi tới bất kể cực đoan nào. Chúng ta không thể xem nhẹ những điều Sư phụ giảng, càng đến cuối càng phải tinh tấn, làm ba việc tốt hơn nữa để trợ Sư chính Pháp, cứu độ chúng sinh. Đây chính là lời thệ ước căn bản nhất vẫn luôn thường hằng tồn tại trong mỗi đệ tử Đại Pháp chúng ta.

Trên đây là nhận thức cá nhân, nếu có chỗ nào không phù hợp với Pháp mong đồng tu chỉ rõ, xin cảm ơn!

Dịch từ: http://www.zhengjian.org/node/269437