Thể ngộ về sự thành thục trong tu luyện

Tác giả: Đệ tử Đại Pháp tại miền Đông nước Mỹ

[ChanhKien.org]

Cá nhân tôi thể ngộ rằng: sự trưởng thành trong tu luyện không nằm ở thời gian tu luyện dài hay ngắn, mà phần nhiều là thể hiện ở sự thay đổi của cơ điểm tu luyện. Sự thay đổi này dựa trên nhận thức đối với tu luyện, đối với Pháp, cho đến sự chuyển dịch trọng tâm của sinh mệnh trong việc trừ bỏ tâm chấp trước, điều này không phải chỉ trong một cái vung tay là làm được, mà cần cả một khoảng thời gian dài trải qua tu luyện trên thế gian. Kết quả là có người có thể tu xuất lai, lại có người không thể tu xuất lai được. Khi một lần nữa suy xét lại hai chữ “tu luyện”, cá nhân tôi lý giải rằng chữ “tu” ở một tầng diện nào đó cũng có thể coi là sự tu chính lại đối với cơ điểm tu luyện, có thể thay đổi cơ điểm về cơ bản hay không, là thay đổi 10% hay 100%, đây cũng chính là đối ứng với tầng thứ tu luyện và cảnh giới sinh mệnh của người đó, mà quá trình hoàn thành sự tu chính lại cơ điểm như vậy cũng tức là quá trình “luyện”.

Do tu luyện là bắt đầu cất bước từ trong hoàn cảnh sinh tồn nơi người thường, nên không có gì khó hiểu khi cơ điểm tu luyện ban đầu của mọi người thông thường đều có xuất phát điểm từ tầng “con người” này. Những cơ điểm này trên biểu hiện là có liên quan với những nguyện vọng nào đó của con người, chẳng hạn như thân thể khỏe mạnh, gia đình hòa thuận, đạo đức đề cao, khám phá điều huyền bí, khai phát công năng, v.v. hay giải quyết các loại khổ nạn và nghi hoặc mà bản thân con người gặp phải trên thế gian. Cho dù xuất phát điểm cao là vì tâm cầu Đạo mà bước vào tu luyện thì từ khách quan mà nhìn nhận đó cũng là để tìm cầu con đường giải thoát khỏi bể khổ luân hồi sinh tử của con người, cái gốc của cơ điểm cuối cùng này vẫn là được đặt ở tầng con người, vì để giải quyết vấn đề của con người.

Có thể thấy, cơ điểm ban đầu của tu luyện đặt tại tầng con người đã trở thành một quy luật và một điều đương nhiên, ai nấy đều như vậy, điều này cũng hình thành các chủng loại chấp trước căn bản của riêng từng người. Mà tu luyện Đại Pháp trong thời kỳ Chính Pháp, ấy là một cơ chế hoàn mỹ chuyên dành riêng cho “thân người” (chủ nguyên thần) của người hữu duyên, khiến cho sinh mệnh tách rời khỏi vũ trụ cũ và đồng hóa với vũ trụ mới, đây cũng là con đường cứu độ duy nhất mà Đại Pháp trao cho con người. Khi vận hành trong cơ chế như vậy, ở một mức độ nhất định biểu hiện ban đầu đều là giải quyết các loại khổ nạn của con người, những người hữu duyên sẽ có thể cảm thấy sự kỳ diệu của tu luyện mà bước vào tu luyện, mãi cho đến khi Đại Pháp được hồng truyền rộng rãi và độ nhân trên diện rộng.

Chính vì bắt đầu tu luyện từ trong người thường, mà xã hội nhân loại là một không gian mê, vậy nên điều này cũng tạo thành tấm chắn to lớn mà mỗi người đều sẽ đối diện. Chúng ta quá hiểu rõ môi trường sống của bản thân, nên trong tu luyện cứ luôn xoay quanh giải quyết các vấn đề trong tầng không gian này, trên cơ bản đều là những điều sờ đến được, nhìn thấy được, trên phương diện tư duy và nhận thức, nói một cách tương đối thì những điều ấy đều dễ hiểu và được tiếp thu. Cho dù tạm thời không làm được những điều như vậy, nhưng người thật sự muốn tu luyện cũng sẽ có một mục tiêu tương đối rõ ràng, thực tế, và thu được những bài học kinh nghiệm trong quá trình tỷ học tỷ tu giữa các đồng tu với nhau, đây là quá trình tu luyện khá thực tại mà mọi người đều quen thuộc.

Vấn đề là những cảm giác thực tại như vậy, trong một quá trình tu luyện nhất định từ lúc ban đầu cho đến sau này xác thực sẽ khởi tác dụng chủ đạo, nhưng trong cả quãng đường tu luyện gian khổ dài đằng đẵng mà sinh mệnh trải qua, vào thời khắc thăng hoa cuối cùng của sinh mệnh mà Đại Pháp yêu cầu, vào lúc mà Pháp cần chúng ta phải trừ bỏ đi chấp trước căn bản của con người, cần sự thành thục cuối cùng trong tu luyện, thì loại cảm giác thực tại kia có lẽ sẽ trở thành “khúc thắt cổ chai” gây trở ngại cho việc thay đổi triệt để cơ điểm tu luyện, tựa hồ như chúng ta vẫn đang làm ba việc, cũng đã phó xuất rất nhiều, nhưng cứ luôn cảm thấy vẫn bị điều gì đó của con người níu kéo ràng buộc, không thể triệt để tách rời khỏi tư duy của con người.

Những điều tôi trình bày ở trên đã khá nhiều rồi, nhưng dường như đó đều là những thể ngộ mang tính trừu tượng. Vậy thì rốt cuộc thế nào là sự trưởng thành trong tu luyện? Thế nào là triệt để thay đổi cơ điểm tu luyện? Ví dụ thực tế dưới đây có lẽ sẽ là đáp án sinh động nhất.

Tôi từng đọc được chia sẻ của hai vị đồng tu Đại Lục đăng tải trên trang mạng (website) của Đại Pháp, những bài chia sẻ này đã khiến tôi vô cùng xúc động. Bản thân tôi cho rằng, tuy đó là câu chuyện xảy ra đối với cá nhân hai vị đồng tu, nhưng Pháp lý bao hàm trong đó lại vô cùng sâu sắc, nói như vậy không phải để khích lệ mọi người bắt chước lẫn nhau, cảnh giới là không thể bắt chước được, nhưng điều đáng để chúng ta suy ngẫm nhất trong đó là Pháp lý triển hiện phía sau, chính là việc thật sự thay đổi cơ điểm tu luyện có liên quan chặt chẽ với sự thành bại trong tu luyện.

Điều mà hai vị đồng tu này viết đều là những trải nghiệm chân thực của bản thân họ, tuy rằng chi tiết mỗi người mỗi khác, nhưng cả hai người đều chia sẻ về chuyện làm sao vượt qua quan nghiệp bệnh sinh tử, điểm đặc biệt trong đó là ở quá trình xử lý của họ hoàn toàn khác với phương thức dùng chính niệm để vượt quan mà mọi người thông thường hay nhận định.

Sau thời gian dài kiệt quệ vì chịu đựng nghiệp bệnh, hai vị đồng tu thâm niên cảm thấy bản thân đều đã dốc hết sức trong mọi phương diện, tuy nhiên lại không hề có chút dấu hiệu chuyển biến tích cực nào. Khi cảm thấy như thân thể sắp mất cảm giác, họ bắt đầu bình tĩnh chuẩn bị đón nhận thời điểm nhục thân tử vong, vậy nên họ bèn gọi người thân trong gia đình đến bên giường, nhân lúc đầu óc còn thanh tỉnh mà căn dặn những chuyện hậu sự cho thân nhân.

Đọc đến đây, ắt hẳn bạn sẽ cảm thấy cách làm như vậy hoàn toàn không giống với những điều mà đồng tu chúng ta thường hay giao lưu chia sẻ. Thông thường mà nói, người tu luyện kỵ húy nói đến những đề tài như nhục thân tử vong, một khi động chạm đến điều đó thì vô hình trung đã thừa nhận an bài của cựu thế lực, đồng nghĩa với việc bản thân tự cầu bức hại. Nhưng chúng ta đều đã biết từ trong Pháp rằng: Pháp có yêu cầu khác nhau tại các tầng thứ khác nhau. Điều mà trong lúc đó hai người họ lựa chọn lại là bình tĩnh và lý trí căn dặn chuyện hậu sự cho người thân.

Đại ý của di chúc là: Tôi có lẽ sắp phải đi rồi, đây là do bản thân tôi không thể tu cho tốt, cô phụ sự khổ độ của Đại Pháp, Đại Pháp là để độ nhân, bản thân tôi không chút hối hận hay oán trách đối với việc đã chọn tu luyện Đại Pháp, tôi bằng lòng chấp nhận kết quả như thế này. Tuy nhiên, hai người họ vẫn nghiêm túc nhắc nhở những thân bằng quyến thuộc có mặt ở hiện trường lúc ấy rằng sau khi họ đi rồi, những người đó tuyệt đối không được ôm giữ bất cứ tâm lý oán hận nào đối với Đại Pháp và người tu luyện Đại Pháp, không được vì bản thân họ không tu tốt phải rời bỏ thế gian mà ôm giữ chút trách móc oán hận nào đối với Đại Pháp, đây là yêu cầu của họ đối với thân nhân của mình, đồng thời hai người họ cũng yêu cầu người thân ngay lúc đó hứa có thể làm được như lời họ nói, những thân nhân ngay lập tức biểu đạt rằng sẽ tôn trọng yêu cầu của hai người họ.

Sau khi để lại di chúc, cả hai người như trút được gánh nặng, sau đó họ cũng trải qua một đêm khó quên, thế rồi thần tích đột nhiên xuất hiện, hoàn toàn vượt khỏi dự liệu của họ, ngày hôm sau trạng thái nghiệp bệnh hoàn toàn biến mất, họ lại khôi phục lại trạng thái như ban đầu.

Ở đây phải nói rõ lần nữa, câu chuyện trên tuy là trải nghiệm chân thực, nhưng tuyệt đối không phải nêu ra nhằm để cho ai dựa theo đó làm mẫu mà vượt quan sinh tử nghiệp bệnh. Trên thực tế, hai vị đồng tu xác thực đã làm tốt việc chuẩn bị để rời khỏi thế gian, ở đây chỉ mượn câu chuyện thần kỳ của họ để nói lên thể ngộ về Pháp lý ẩn sâu ở phía sau.

Tại sao hai người họ đã chuẩn bị tốt tâm lý cho việc rời bỏ nhục thân, mà sau đó lại được Đại Pháp cứu độ, hồi sinh từ trong cửa tử một cách ngoài dự liệu như vậy? Nên biết rằng mỗi một sinh mệnh hạ thế để đắc Pháp đã trải qua hàng bao đời bao kiếp, quá trình ấy phức tạp bao nhiêu, thì các loại trạng thái biểu hiện ra trong tu luyện cũng sẽ muôn hình vạn trạng bấy nhiêu, không thể kể xiết. Người tu luyện Đại Pháp do các chủng nghiệp lực hoặc các loại nhân tố can nhiễu, đặc biệt là tại giai đoạn sau trong tu luyện cứ mãi loanh quanh trong một tầng thứ mà không thể đột phá, cuối cùng tạo thành nghiệp bệnh mà qua đời, mức độ phức tạp của tu luyện cũng chỉ là các loại hiện tượng biểu hiện ra như vậy, có người có chính niệm vượt qua được quan sinh tử, có người lại không thể vượt qua, đây cũng là các trạng thái thông thường.

Nhưng trải nghiệm kể trên của hai vị đồng tu rốt cuộc có gì khác với các tình huống thông thường? Nói một cách đơn giản, tình huống của hai người họ, trong mắt của Thần, đã trải ra một màn như sau: hai vị đệ tử Đại Pháp ngay trong thời khắc cuối cùng khi sinh mệnh sắp tàn phai, họ đều không hẹn mà cùng nghĩ đến một chuyện lớn, một chuyện còn quan trọng hơn so với sinh mệnh của họ, đó chính là dù họ có rời khỏi thế gian, cũng không thể vì vậy mà gây ra cho Đại Pháp bất cứ nhân tố phụ diện nào, họ cố gắng làm tốt hết những sắp xếp trong khả năng có thể của mình.

Đối với sinh mệnh cao tầng mà nói, niệm đầu như vậy thật sự là một niệm thần thánh, thuần tịnh vô tỷ: đặt Pháp làm trọng; đồng thời với tâm niệm thuần tịnh không chút mục đích sở cầu, họ cũng đã gánh vác được trọng trách duy hộ Đại Pháp mà một đệ tử Đại Pháp luôn phải làm tốt, cho dù bản thân có rời khỏi thế gian thì cũng phải dụng hết tâm sức để duy hộ Đại Pháp. Từ góc độ cứu người mà xét, họ cũng gắng hết sức mình không để cho những thân bằng quyến thuộc hữu duyên của mình gây ra cho Đại Pháp bất cứ hành động phụ diện nào, tạo thành tội nghiệp to lớn, hai người họ cũng đã tạo ra tương lai tốt đẹp cho thân nhân của mình.

Khoảnh khắc sinh tử đó là thời khắc cuối cùng của sinh mệnh, là thời khắc cuối cùng của một kiếp đắc được thân người để tu luyện mà một sinh mệnh đã chờ đợi cả ngàn vạn năm, tuy ngắn ngủi, nhưng trong chính khoảnh khắc đó, hai người họ đã thật sự thăng hoa đến cảnh giới như vậy, cảnh giới mà họ đã hoàn toàn chuyển biến cơ điểm tu luyện của con người hoặc nhiều hoặc ít, 100% chuyển thành sinh mệnh mang phẩm chất đặc biệt đó là lấy Pháp làm trọng, trở thành một sinh mệnh xứng đáng như một lạp tử của Đại Pháp.

Thần tích cuối cùng cũng xuất hiện tương ứng với cảnh giới như vậy. Có thể nói rằng, khi người tu luyện thật sự có thể vô sở cầu mà thay đổi triệt để cơ điểm tu luyện sang lấy Pháp làm trọng, đó chính là biểu hiện của sự thành thục và sự thăng hoa về “chất” [chất lượng] trong tu luyện. Tiếc rằng cũng có trường hợp mà người tu luyện qua đời khiến cho thân nhân ôm giữ oán hận đối với tu luyện, thậm chí gây ra mâu thuẫn, tạo nghiệp đối với Đại Pháp, đó là tội nghiệp nặng nề mà sinh mệnh của cựu vũ trụ căn bản không thể gánh nổi. Đương nhiên, nếu suy xét một cách tỉ mỉ cũng có thể thấy được rằng dù là vào giai đoạn sau của tu luyện Đại Pháp, trong các môi trường của hạng mục Đại Pháp đi được một mạch đến nay, hoặc trong các môi trường có nhiều đệ tử tu luyện lâu năm, hay là ma luyện giữa các chủng các dạng mâu thuẫn và tranh giành lẫn nhau, anh tu tới, tôi tu lui, thì vẫn khó có sự đột phá về “chất”, ở một mức độ lớn là vẫn không thể hoàn toàn thay đổi cơ điểm tu luyện, vẫn xoay quanh cơ điểm của con người, trên biểu hiện vẫn là không thể chịu thiệt, không chịu được việc bị hiểu lầm, bị oan, không thể chịu đựng những điều mà ta cho là bất công, v.v..

Tu luyện trong quá khứ luôn có một sự trù tính, coi xem bản thân còn cách viên mãn bao xa, uy đức có đủ không, có lớn không, đo đếm xem còn bao nhiêu tâm chấp trước phải trừ bỏ. Nhưng cơ điểm tư duy hiện nay đã có sự khác biệt về chất, nhìn sự thăng trầm của hết thảy người và vật xung quanh mà cảm nhận được tính nghiêm túc của việc tu luyện Đại Pháp một cách hết sức thiết thực. Cá nhân tôi thể ngộ rằng, nhìn từ hồng quan trong Chính Pháp vũ trụ, sự viên mãn của một sinh mệnh thật sự chỉ là một việc quá mức nhỏ bé chẳng đáng kể gì. Trong Chính Pháp có bao nhiêu sinh mệnh không đạt được yêu cầu mà đã bị tiêu hủy, có bao nhiêu thiên thể vũ trụ và đại khung không thể được cứu độ mà bị thanh lý, đồng thời cùng lúc đó cũng có hằng vô lượng vô số sinh mệnh và đại khung vũ trụ được Chính Pháp đồng hóa mà quy chính lại. Trong sự chuyển hóa không thể tính đếm như vậy, kỳ thực có thêm sự viên mãn của bạn hay thiếu đi một sinh mệnh được cứu độ như bạn, thì đối với Chính Pháp mà nói, dù có đối ứng với một thiên thể to lớn đi nữa, thì việc sinh mệnh bạn được cứu độ hay không cũng chỉ là việc một hạt bụi trong vũ trụ có được lưu giữ hay không mà thôi, thật là một việc hoàn toàn không đáng kể chút nào.

Nhưng tu luyện là việc thần thánh, vậy rốt cuộc là thần thánh ở điểm nào? Cá nhân tôi thể ngộ rằng, việc tu luyện không phải là vì viên mãn mà thần thánh, mà là ở cứu độ chúng ta chính là Đại Pháp của vũ trụ, là Pháp căn bản cấu thành nên vũ trụ mới. Đại Pháp trân quý vô tỷ, trước kia chưa từng có một sinh mệnh nào có thể chạm đến được Đại Pháp vũ trụ, mà tu luyện ngày hôm nay là thành hay bại đã gắn liền với việc chứng thực sự cứu độ sinh mệnh từ căn bản của Đại Pháp. Sự vinh diệu vô thượng của một sinh mệnh là bằng với việc sinh mệnh đó có thể chứng thực sự cứu độ của Đại Pháp vũ trụ đối với sinh mệnh hay không; tương tự, sự bi ai vô hạn của một sinh mệnh cũng chính là không thể nắm chắc cơ duyên tu luyện, do không dám thay đổi cơ điểm tu luyện của bản thân mình, để vuột mất bước nhảy vọt về chất, không thể chứng thực Pháp, cô phụ Đại Pháp, có người thậm chí còn khởi tác dụng phản diện, lại càng là sự bi ai khôn cùng.

Như vậy, trong giai đoạn tu luyện thời kỳ sau, cá nhân tôi thể ngộ rằng, có thể hoàn toàn thay đổi cơ điểm tu luyện thành đặt Pháp lên trên hết, lấy Pháp làm trọng hay không, cũng tương ứng với việc một người tu luyện Đại Pháp tại giai đoạn cuối cùng trong tu luyện có thể thật sự tu luyện thành thục hay không.

Dịch từ: http://www.zhengjian.org/node/269490