Tình mẫu tử trân quý

Tác giả: Liên Nhi

[ChanhKien.org]

Cô ấy là người bạn Hàn Quốc đầu tiên mà tôi quen biết. Năm đó khi tôi mới di cư đến Mỹ quốc, cô ấy cũng là người mới nhập cư. Chúng tôi là bạn cùng lớp trong trường ngoại ngữ. Cô ấy trắng trẻo, mập mạp, gương mặt tròn xoe với đôi mắt nhỏ sáng ngời, mỗi khi cười đều mang cho người khác cảm giác thân thiện, có chút gì đó giống với cô bé nhỏ trong trang phục cổ trang Hàn Quốc. Một lần trên xe buýt, cô ấy nói với tôi, khoảng thời gian ở nhà giúp mẹ nấu cơm là khoảng thời gian vui vẻ nhất của cô, cô ấy biết nhào bột, giúp mẹ làm các món từ bột mì, cả nhà đều rất vui vẻ. Từ nét mặt của cô có thể nhận thấy rằng, cô ấy rất thích nấu ăn, đặc biệt là khi ở bên mẹ, cảm thấy bầu không khí luôn ấm áp.

Cô ấy nói rằng, mẹ cô rất hiền lành và dịu dàng, mang đến cho cô cảm giác ấm áp, an toàn và vui vẻ khi ở nơi đất khách quê người. Xem ra gia đình cô rất êm ấm và truyền thống. Ánh mắt mãn nguyện và nét mặt ngập tràn yêu thương của cô làm tôi rất cảm động. Bởi vì mẹ của tôi bị đầu độc thâm sâu bởi “thuyết vô thần” và văn hóa đảng, nên bà rất ích kỷ và cộc cằn, trong suốt quá trình trưởng thành, tôi không cảm nhận được đầy đủ tình mẫu tử. Gia đình mà tôi sinh ra và lớn lên rất lạnh lẽo và cay nghiệt. May thay, sau khi tôi đến Mỹ quốc và tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, tôi đã có thể tha thứ cho mẹ, đồng thời cũng có thể đối đãi với những người xung quanh và tất cả mọi việc bằng trái tim rộng mở.

Ở Trung Quốc đại lục, Trung Cộng cổ xúy tư tưởng lý luận tà ác của “thuyết vô thần”, “thuyết tiến hóa” và “nam nữ bình đẳng, phụ nữ là nửa bầu trời”, những tư tưởng này đã đầu độc rất nhiều phụ nữ Trung Quốc. Rất nhiều phụ nữ rũ bỏ vai trò làm một người vợ, người mẹ tốt, không còn ấm áp, thiện lương, giữa vợ chồng với nhau không còn “tương kính như tân” (kính trọng nhau như khách), “tương hỗ lý giải bao dung” (thấu hiểu, bao dung lẫn nhau), gánh nặng giáo dục con cái cũng đẩy cho xã hội và nhà trường, kết quả là các vấn đề gia đình và xã hội xuất hiện nhiều vô kể.

Nhưng có những người mẹ không có tiếng tăm gì, nhưng lại là những người mẹ rất vĩ đại, họ giữ gìn những phẩm chất đạo đức tốt đẹp truyền thống, họ không chỉ hết lòng vun đắp, bồi dưỡng cho thế hệ sau, mà còn đóng vai trò không hề nhỏ trong việc thúc đẩy xã hội và đất nước.

Mẹ của Phù Dao trong bộ phim tài liệu hoạt hình “Phù Dao trực thượng” (Bay lên trời cao) do đài truyền hình NTDTV xuất bản cũng chính là một người mẹ như vậy. Bộ phim kể về câu chuyện cảm động của cô gái Lý Phù Dao và mẹ của cô ấy, hai người cùng tu luyện Pháp Luân Công. Cha của tiểu Phù Dao tên là Lý Chẩn Quân đã bị kết án bất hợp pháp vì tu luyện Pháp Luân Công, và mẹ của cô cũng bị cấm rời khỏi nơi cư trú chỉ bởi vì bà ấy là đệ tử Đại Pháp, bị tước quyền giáo viên dạy lớp đặc biệt ở trường tiểu học. Tiểu Phù Dao phải chịu mọi sự phân biệt đối xử từ bạn bè và giáo viên.

Sau đó mẹ cô bị buộc phải di dời, do mẹ cô phát tờ rơi chân tướng Pháp Luân Công nên bị kết án phi pháp bảy năm tù. Tiểu Phù Dao và bà nội phải sống ở nhà cô tư. Mỗi lần gặp mẹ, tiểu Phù Dao và mẹ đều động viên và khích lệ lẫn nhau, nhà tù hạn chế gửi thư mỗi tháng một lần. Trong thư, mẹ của Phù Dao đã gửi gắm đến cô bé tình mẫu tử vô bờ bến. Tiểu Phù Dao động viên mẹ phải kiên định tu luyện, mẹ cô cũng tiếp cho cô bé sức mạnh để cố gắng, khuyến khích cô bé trở thành một đứa trẻ tốt bụng. Mẹ của Phù Dao lương thiện, dịu dàng và có tri thức hiểu lễ nghĩa, rất yêu thương, quan tâm và biết cách động viên con gái, khiến cho tiểu Phù Dao cảm nhận sâu sắc tình mẫu tử của mẹ, cảm thấy mình không còn cô đơn nữa, bởi vì mẹ là người bạn tốt nhất của cô.

Mẹ Phù Dao khuyến khích và dạy dỗ cô bé không tiết kiệm nụ cười của bản thân, hãy chủ động quan tâm, giúp đỡ người khác, nỗ lực học tập, lòng tốt và sự bao dung của bản thân sẽ tự nhiên chiếm được sự tôn trọng và tình bằng hữu. Mẹ cô bị còng bắt chéo chân vào giường năm ngày trong tù, người phụ nữ ngoài nhu trong cương đó từ chối bị “chuyển hóa”, bà không ngừng học thuộc Pháp, hạ quyết tâm bất luận gặp phải hình thức bức hại như thế nào cũng phải kiên định tiếp tục tu luyện. Sau khi Phù Dao lên cấp ba, cùng với sự trưởng thành, cô trở nên nhạy cảm với mọi người và mọi thứ xung quanh, điều kiện trong nhà cũng không được tốt, phiền não rắc rối ập đến ngày càng nhiều, hơn nữa cô càng nhớ bố mẹ nhiều hơn. Trong bức thư, mẹ cô đã sử dụng hình ảnh hạt sen như một phép ẩn dụ cho hoàn cảnh của một người.

“Một số hạt sen bị rớt xuống bùn và trở nên tuyệt vọng. Chúng không tin rằng hoa có thể nở trong bùn lầy dơ bẩn, hôi thối này, và chúng dần dần bị u sầu và chết; một số hạt sen chán ghét mùi hôi thối của bùn lầy. Suốt ngày cãi nhau với bùn lầy, để lỡ mất mùa hoa nở, dần dần biến thành màu đen, và cuối cùng cũng biến thành bùn; những hạt sen còn lại âm thầm chịu đựng sự chế giễu, mỉa mai của bùn lầy, cố gắng hòa hợp với bùn, và tiếp tục hấp thụ chất dinh dưỡng từ bùn, chúng kiên định tin rằng không sớm thì muộn chúng cũng trở thành những bông hoa xinh đẹp, và cuối cùng một ngày chúng đã vượt qua vũng bùn và nở ra bông sen thánh khiết, để cảm ơn sự giúp đỡ của bùn lầy, chúng đã để lại ngó trắng và rễ ở trong bùn. Cùng là hạt sen nhưng với tâm thái khác nhau thì kết quả sẽ khác nhau”.

Sau khi Phù Dao đọc xong bức thư, cô bé như được truyền cảm hứng và cảm động sâu sắc, cuối cùng, dưới sự cảm hóa của mẹ, cô ấy đã quyết định sẽ bước vào tu luyện. Khi mẹ cô ra tù, bà mặc chiếc váy trắng mà Phù Dao mua cho bà, Phù Dao thấy mẹ cô đẹp như một tiên nữ. Trải qua nhiều năm âm thầm chịu đựng từ thời thơ ấu, cô từng cảm thấy bất công, cũng có oán hận, nhưng Phù Dao cuối cùng cũng hiểu được cảnh giới của “Nhẫn”, tức là không hề tức giận hay cảm thấy ủy khuất, cái gọi là “Nhẫn” này mới là điều Sư phụ cần.

Tình mẫu tử là điều đáng trân quý, là người phụ nữ, cần phải thiện lương, dịu dàng, đức độ, kiên nhẫn mới là tấm gương tốt cho con cái, hơn nữa còn có vai trò tích cực đối với gia đình và xã hội. Mẹ của Phù Dao nhờ tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, lấy “Chân, Thiện, Nhẫn” làm tôn chỉ, nên mới gìn giữ được đức tính tốt đẹp của người phụ nữ truyền thống Trung Hoa. Hơn nữa phẩm chất càng thiện lương cao quý, tấm lòng càng bao dung rộng mở, thì cho dù ở trong nghịch cảnh cũng có thể khiến con gái cảm nhận được tình mẫu tử ấm áp, có tín tâm kiên định vào chân lý của Phật Pháp và sự trân quý của sinh mệnh.

Dịch từ: http://www.zhengjian.org/node/267991