Thấu hiểu lòng từ bi của Sư phụ

Tác giả: Đệ tử Đại Pháp

[ChanhKien.org]

Sự thay đổi chân chính của sinh mệnh là do Đại Pháp ban cho

Mặc dù tôi đã chính thức bước vào tu luyện Đại Pháp từ năm 1999, nhưng có một câu hỏi tôi luôn canh cánh trong lòng mà vẫn chưa có đáp án. Khi nghe người khác hồng Pháp nói rằng trước đây tôi là người như thế như thế, và sau khi đắc Pháp tôi trở thành người như thế như thế, Đại Pháp đã thay đổi tôi. Mỗi khi như thế, tôi cảm thấy nghi hoặc tại sao mình lại không có cảm giác như vậy? Lẽ nào Đại Pháp vẫn chưa thay đổi tôi sao? Và tôi đã tìm thấy đáp án trong lúc học thuộc Pháp gần đây.

1. Học thuộc Pháp

Trong kinh văn “Ý kiến về Chính Pháp đề cập đến tại Hội nghị các phụ đạo viên tại Bắc Kinh [1995]” (Pháp Luân Đại Pháp Nghĩa Giải), Sư phụ đã nói rõ với các đệ tử:

“Những người độ tuổi sung sức và có năng lực chúng ta, trừ những người cao tuổi và trí nhớ không còn tốt, thì đều cần phải thử học thuộc cuốn sách này, có lẽ điều tôi đề ra là rất cao, yêu cầu quá cao. Nhưng có rất nhiều nơi, rất nhiều học viên đều học thuộc rất nhuần nhuyễn, người ta đến lúc học thì hoàn toàn không cần sách, đều đọc thuộc lòng.”

Ngay từ khi còn nhỏ tôi đã sợ hãi với việc học thuộc điều gì đó, huống là học thuộc một cuốn sách thì quả thật là không dám nghĩ tới. Tôi đã mất vài năm để học thuộc được hai bài giảng và dừng lại ở đầu bài giảng thứ ba. Năm ngoái, khi cảm thấy rằng việc tu luyện của mình đã đi vào bế tắc, tôi không biết phải làm sao để đột phá, trong tâm càng ngày càng mong muốn học thuộc Pháp hơn, nhưng cứ mãi không thể thực hiện được vì đủ các loại nguyên nhân, trong tâm rất lo lắng. Tôi vô cùng cảm ơn Sư phụ khi nhìn thấy tâm mong muốn đắc Pháp của tôi, Ngài đã an bài nhiều nhân tố thúc đẩy việc hình thành một nhóm nhỏ học thuộc Pháp vào buổi sáng, nhóm nhỏ này đã kiên trì cho đến hôm nay.

2. Thể hội được sự thần kỳ của Đại Pháp trong khi học thuộc Pháp

Tôi là một người khá nghiêm túc trong việc tu luyện, chỉ cần phương diện nào ý thức được đều nguyện ý đối đãi một cách nghiêm túc, sau đó cứ thế đi về phía trước trên con đường tu luyện trong sự nỗ lực và nhận thức ấy, cứ tưởng rằng hết thảy đều là do tôi nỗ lực tu luyện mà tu xuất lai. Nhưng học thuộc Pháp đã cho tôi thể hội được rằng sự thay đổi chân chính của sinh mệnh là do Đại Pháp cấp cho. Giống như Ngu Công dời núi, mặc dù ngày nào Ngu Công cũng huy động cả gia đình già trẻ đi xúc đất, nhưng thực ra khi Ngu Công có thành ý thì các vị Thần đã giúp đỡ, Thần vẫy tay một cái là dời ngọn núi đi, chứ không phải Ngu Công đã xúc đất dời được ngọn núi.

Lấy ba ví dụ như sau:

Lúc đầu khi học thuộc Pháp, tôi gặp phải một sự việc chấn động về phương diện tâm tính. Tôi bất ngờ phát hiện ra rằng biểu hiện của mình hoàn toàn khác so với trước đây. Một chấp trước mà tôi rất khó đột phá đó là dễ bị hãm trong sự đúng sai bề ngoài của sự việc mà không thể nhảy xuất ra được. Biểu hiện là khăng khăng cho rằng mình “đúng” và không thể hiểu được cái “sai” của đối phương, nhưng lần đó là lần đầu tiên tôi bỏ qua biểu hiện của đối phương khi mâu thuẫn phát sinh, nghĩ về bản thân mình rốt cuộc có vấn đề gì không? Tôi lập tức minh bạch rằng:

“Đối đích thị tha
Thác đích thị ngã”

Tạm dịch:

“Cái đúng là họ
Cái sai là mình”

(Hồng Ngâm III, Thùy thị thùy phi)

Một niềm vui dâng lên trong lòng, tôi thành tâm thành ý nói lời xin lỗi. Toàn bộ quá trình diễn ra trong tâm thái bình tĩnh và tràn đầy cảm kích. Trước đây dù cố gắng tu thế nào tôi cũng không làm được như vậy. Nhưng lúc đó tự nhiên tôi đã ở trong cảnh giới kia của người tu luyện rồi.

Có một giai đoạn thời gian, việc học thuộc Pháp sa vào hình thức. Sau khi ý thức được, tôi đã nhắc nhở bản thân rằng cần phải tu “Chân”, khi học thuộc Pháp thì phải thật sự đang học thuộc Pháp, chứ không thể nhìn qua thì đang học thuộc Pháp, nhưng tư tưởng và nội tâm đang mê mờ. Sáng hôm sau, tôi đã đột phá được tâm an dật và thật sự học thuộc Pháp. Sau đó khi ngồi đả tọa, tôi thể ngộ được một loại trạng thái “tĩnh nhi bất tư” (tĩnh mà không nghĩ), thanh tỉnh từng phút trong suốt một giờ đồng hồ, tĩnh tĩnh không có tạp niệm, cực kỳ huyền diệu. Mà chỉ một ngày trước đó, tôi còn đang khổ não không biết làm sao đột phá được trạng thái ngủ gật khi đả tọa, ngày hôm sau lại có thể tĩnh đến trình độ này, hiển nhiên sự thay đổi này là do học thuộc Pháp mang đến.

Vào một buổi sáng sớm sau khi học thuộc Pháp, tôi đến công viên để luyện công, lúc đang bão luân đột nhiên cảm thụ được một sự bình hòa chưa từng có, đó là một loại năng lượng thực sự. Sau khi đến công ty làm việc, tôi nhận được cuộc gọi từ đồng tu than phiền một sự việc, tôi liền nói một câu để an ủi anh ấy. Người kia nói: “Ái chà, nghe những lời này, trong lòng tôi bỗng thấy dễ chịu hơn rồi, những phiền muộn lâu nay bỗng chốc được giải khai rồi”. Tôi ngẩn người tại đó, trong tâm nghĩ mình vừa nói gì nhỉ? Về sau, tôi minh bạch rằng không phải những câu nói kia biểu hiện ra có đạo lý như thế nào, mà là trường năng lượng bình hòa của tôi bên này đã giải thể tâm bất bình bên đó của anh ấy. Tôi vô cùng kinh ngạc, lúc trước luôn cho rằng rất nhiều sự việc đều là do tôi nói có đạo lý đã cải biến hoặc trợ giúp người khác, hóa ra căn bản không phải là tác dụng bề mặt của những câu nói này, mà là người tu luyện đã ở cái cảnh giới kia. Thông qua sự việc này, tôi minh bạch rằng: tu tốt bản thân là vô cùng quan trọng đối với một chỉnh thể. Nếu bạn muốn trợ giúp người khác, không có gì quan trọng và hữu hiệu hơn so với việc bản thân ở trong Pháp.

Ba ví dụ trên không phải do tôi gắng sức tu để tu xuất lai, mà là Pháp đã cải biến tôi khi tôi nghiêm túc học thuộc Pháp. Có một chút thể hội về những nội hàm của “Pháp luyện người”. Cuối cùng tôi cũng minh bạch tại sao trước đây tôi không nhận ra Đại Pháp đã mang lại cho tôi những thay đổi gì. Nguyên lai là coi hết thảy sự thăng hoa là nhờ nỗ lực của bản thân: Tôi đang tu, tôi ngộ được tôi phải thế này thế này…, các loại trạng thái. Khi tôi buông bỏ những nhận thức của con người, mới thấy được sức mạnh và sự thần kỳ của Pháp, mới có thể đặt mình ở trong Pháp. Tôi thật sự ý thức được rằng sinh mệnh thực sự phát sinh cải biến từ bản chất là do Đại Pháp làm, con người không thể làm được. Tất cả những gì con người có thể làm được chỉ là giữ vững chính niệm của mình.

3. Đồng hoá với Pháp

Sự khác biệt giữa người tu luyện học thuộc Pháp và người thường học thuộc điều gì đó là gì? Lúc mới đầu tôi áp dụng cách học thuộc của người thường, học thuộc đoạn văn nhiều lần, nhưng thuộc đến mức không sai một chữ nào thì hơi khó. Có những đoạn Pháp hơi dài nếu muốn một chữ cũng không sai thì có thể phải mất gấp đôi thời gian. Nhưng chính trong quá trình nghiền ngẫm lặp đi lặp lại này, khiến cho tâm càng ngày càng lắng, càng ngày càng ổn định, càng ngày càng tĩnh, sau đó Pháp sẽ từ miệng mà tuôn ra một cách trôi chảy và tốt đẹp. Khi xuất hiện trạng thái này, thì nhất định là Pháp thế nào thì học thuộc là như thế, một chữ cũng không sai.

Sau đó, khi tôi học thuộc Pháp lại một lần nữa, tôi chú ý điều chỉnh tâm thái của mình, trầm tĩnh lại, ổn định lại và chuyên chú hơn. Mỗi lúc như vậy, thân thể tôi sẽ nóng lên trong quá trình học thuộc Pháp, chủ ý thức rất thanh tỉnh, học thuộc Pháp cũng nhanh, đó là một loại trạng thái đồng hóa với Pháp, là trạng thái đặt bản thân vào trong Pháp.

Thời kỳ đầu khi học thuộc Pháp, tôi là chủ thể, tôi phải học thuộc Pháp, con người tôi gắng sức và khẩn trương. Khi đồng hóa với Pháp, Pháp là chủ thể, con người tôi thả lỏng và bình tĩnh. Giống như Pháp ở bên trên, từ một thùng chứa lớn chảy xuống tôi nhỏ bé bên dưới. Nếu đặt bản thân quá cao, căng thẳng, phong bế, tạp niệm nhiều thì sẽ khiến cho Pháp không thể rót vào được, đó đều là trở ngại trong việc đồng hóa với Pháp.

Trong lúc học thuộc Pháp, tôi thể ngộ được sự mỹ diệu của tĩnh lặng và thư thái, cũng sẽ vô thức trở nên bình thường.

Có một lần khi phát chính niệm, cổ họng của tôi đột nhiên ngứa và muốn ho, tôi liền kìm nén nó xuống, liền tĩnh xuống giống như lúc học thuộc Pháp, sau đó trạng thái ho và ngứa đều biến mất, chỉ có tĩnh.

Một lần trong buổi tập luyện hoà tấu cùng đoàn nhạc, đang đánh trống đến khúc giữa thì đột nhiên không nhớ ra đoạn nhạc tiếp theo, tôi lập tức trở nên lo lắng. Nhưng lần này tôi ý thức được sự lo lắng này là một dạng vật chất, nó ở trên thân tôi, vậy thì tôi không thể để nó khống chế được. Tôi tự nhủ: “Buông lỏng”. Tiếp sau đó, tôi có thể đánh trống theo diễn tấu của cả đoàn nhạc một cách rất kỳ diệu, và hòa mình vào màn trình diễn chỉnh thể, tôi cảm nhận được một sự hòa hợp tuyệt vời với chỉnh thể và sự giải phóng năng lực của bản thân. Sự khác biệt trước và sau này bắt đầu từ khoảnh khắc tôi nói với bản thân: “Buông lỏng”. Tôi muốn buông bỏ điều gì nhỉ? Vừa nghĩ như thế liền thấy rất rõ ràng, thứ buông bỏ chính là tự ngã.

Khi cái tự ngã này không chiểu theo ý thức của bản thân để chi phối và khống chế con người, phía bản tính của sinh mệnh là có trí huệ, tự nhiên sẽ biết phải làm như thế nào. Phía con người cũng sẽ trong quá trình thích ứng này mà đồng hóa với Pháp.

Ban cho và lấy đi đều là từ bi

Làm người tu luyện, chúng ta khi đắc được điều gì đó thường sẽ cảm ơn sự từ bi của Sư phụ. Kỳ thực, bây giờ tôi hiểu rằng khi chúng ta mất đi điều gì đó thì cũng là Sư phụ cấp cho, cấp cho chúng ta sự thăng hoa trong tu luyện.

Đầu năm nay, tôi rất dụng tâm tham gia một hạng mục, đột nhiên nhận được thông báo rằng tôi bị mất tư cách tham gia. Lý do là tôi đã từng đi đường vòng trong quá trình tu luyện, nên tôi không thể tiếp tục làm việc này. Cũng vì lý do đó, một bài viết của tôi cũng không được trình bày. Nhận được thông báo này, tâm tôi rất bình tĩnh và lập tức nhận công việc bàn giao tiếp theo. Sau đó, tôi ngồi xuống và suy nghĩ rốt cuộc đã xảy ra chuyện gì? Nhưng mà đầu não tĩnh tĩnh, không có bất kỳ suy nghĩ nào, cũng không có bất kỳ cảm xúc, tình cảm nào, bình tĩnh một cách lạ thường. Đồng tu bên cạnh nói khi gặp phải chuyện thế này, phản ứng của anh bình tĩnh như vậy có chút không bình thường. Lúc đó, tôi mới nhìn lại xem “bình tĩnh” này là gì. Nhìn thẳng vào, tôi mới cảm nhận được nó là một chủng vật chất, giống như một bức tường, đứng ở đó khiến cho tôi không cách nào suy nghĩ ra được. Hiển nhiên, nó không phải là biểu hiện vô chấp trước và lý tính của người tu luyện, mà là hạ ý thức của con người đang khởi động cơ chế bảo vệ tự ngã.

Nếu nó đã là thứ cản trở, vậy thì đột phá nó thôi. Tôi phải biết chuyện gì đang xảy ra và tại sao lại như vậy. Tôi đến trước bức tường này và nói với nó: “Ngươi biết không? Ngươi không đủ tư cách, bị người ta gạt bỏ rồi”. Nó không có phản ứng gì. Đi làm việc khác được một lúc, tôi quay lại và tiếp tục đến trước bức tường này nói: “Ngươi có biết điều này có ý nghĩa gì không? Điều này nghĩa là không đủ tiêu chuẩn trong tu luyện đấy!” Không có một tiếng động nào. “Nếu như ngươi không quan tâm điều này, thì ngươi quan tâm điều gì vậy?” Hỏi tới đây, bỗng nhiên tôi thấy buồn, buồn vì mình không thể được Sư phụ dùng, một loại tình cảm chân thực tràn ra qua bức tường này mà trút xuống. Tôi vừa khóc vừa gào thét trong tâm hết lần này đến lần khác: “Sư phụ, Sư phụ, con muốn đạt tới tiêu chuẩn, con muốn đạt tới tiêu chuẩn…”

Trong những ngày kế tiếp, tôi luôn luôn suy nghĩ tại sao điều này lại xảy ra và nguyên nhân thực sự là gì. Tôi tìm được bốn điểm:

1. Trước tiên tôi đã hình thành chấp trước khi làm việc, không phải là chứng thực Pháp, cũng không phải là giúp đỡ hạng mục, mà là lợi dụng hạng mục để thỏa mãn sở thích của mình và bắt đầu chứng thực bản thân. Mà loại trạng thái này tôi đã ý thức được khoảng một năm rồi, nhưng tôi đã không nghiêm túc quy chính nó.

2. Năng lực và kỹ thuật dù có giỏi đến đâu cũng không bằng một trái tim thuần tịnh. Thì ra trong tiềm ý thức tôi luôn có cái tâm cho rằng bản thân mình tốt, còn người khác không tốt. Nhưng sau khi hạ cái tâm kia xuống, tôi mới thấy rằng hoá ra những người khác làm được rất tốt.

3. Tại hạng mục này tôi còn có phần nặng tình với đồng tu, điều này đã làm giảm độ thuần khiết và tâm nguyện khi tham gia hạng mục.

4. Tại sao vết nhơ đó trong tu luyện quá khứ lại được lôi ra, có lẽ trong vấn đề này vẫn còn chỗ mà tôi tu luyện chưa đạt. Hồi tưởng lại một chút, tôi phát hiện ra tôi thiếu sự suy ngẫm và sám hối một cách nghiêm túc về toàn bộ sự việc này. Hóa ra tôi có một thói quen, bất kể là sai lầm lớn hay nhỏ, thì sau khi phát hiện ra sai lầm, tôi lập tức đứng về bên đúng, lập tức chạy về phía trước, nhưng đã bỏ qua khâu suy ngẫm lại và sám hối này. Tôi nghĩ được rồi, vậy thì bây giờ tôi sẽ bổ sung khâu này, nhưng trong tâm lại nghĩ: “Vào thời điểm đó, vừa mới đắc Pháp, đối mặt với loại khảo nghiệm đó, tôi đã nỗ lực hết sức rồi. Tất cả những điều này Sư phụ không thừa nhận, tôi cũng không thừa nhận”. Nghĩ không thông, đầu tiên tôi buông xuống. Hai ngày sau, tôi lại nghĩ về điều đó. Lần này tôi buông bỏ được vấn đề liệu đó là sai lầm của tôi hay sai lầm của người khác, mà nghĩ rằng bởi vì khi đó mình đã làm không tốt, những chúng sinh đối ứng với tôi sẽ làm sao đây? Nghĩ tới đây, nước mắt của tôi từ từ chảy xuống, và chân thành nói với họ: “Xin lỗi … hy vọng trong lần Chính Pháp này các vị vẫn còn cơ hội”.

Tôi phát hiện trong quá trình không ngừng suy nghĩ về vấn đề này, tôi không những minh bạch được những vấn đề ở trên, mà toàn bộ trạng thái tu luyện cũng đã phát sinh biến hóa rất lớn, biểu hiện là tinh thần của chủ nguyên thần đã khởi lên: trước đây phát chính niệm, đả tọa, học Pháp có lúc bị buồn ngủ, nhưng bây giờ lại giống như đã tỉnh lại rồi, chủ ý thức rất phấn chấn. Tôi thực sự cảm giác được sự tôi luyện của Sư phụ, thông qua sự mất mát, một nỗi đau khi rạch mổ vết thương, Ngài đã ban cho đệ tử sự thăng hoa chân chính của sinh mệnh. Tôi cảm nhận được niềm vinh hạnh, giữa ban cho và lấy đi đều là từ bi.

Trong những ngày kế tiếp, tôi lại liễu giải thêm một bước đối với sự việc này. Một hôm khi đang làm việc, tôi phát hiện năng lực và mức độ thành thục của mình có biến chuyển rất tốt. Tôi nhận ra rằng điều này có được là nhờ vào những tiêu chuẩn làm việc nghiêm khắc của hạng mục mà tôi tham gia, trong tâm cảm kích nhưng đồng thời lại lần nữa dâng lên sự tiếc nuối vì không thể tiếp tục tham gia hạng mục. Nhưng lúc này, tôi dường như nghe thấy một âm thanh: “Đây không phải là việc con cần làm”. Ồ, tôi nghĩ vậy tại sao phải trải qua quá trình này chứ? Vừa nghĩ như vậy, nội dung mục “Huyền quan thiết vị” trong sách “Chuyển Pháp Luân” mà tôi đã học thuộc gần đây đột nhiên nhắc nhở tôi rằng chính là cần ở chỗ này đi một vòng, vì để hình thành một số thứ trọng yếu. Ồ, hóa ra là như vậy. Tất cả các tâm của tôi lập tức tan biến, trong tâm chỉ còn lại sự trân quý và cảm ân.

Hợp thập.

Dịch từ: http://www.zhengjian.org/node/26885