Chân trời tìm Pháp: Thanh vận Trường Thành (1)

Tác giả: Thạch Phương Hành

[ChanhKien.org]

Có bài thơ rằng:

“Vạn Lý Trường Thành vạn lý trường
Miên diên Hoa Hạ thiên niên tường
Phong vân tế hội vi kim triêu
Vi pháp nhi lai thanh vận dương”

Tạm dịch:

Vạn Lý Trường Thành dài vạn lý
Tường lũy kéo dài nghìn năm Hoa Hạ
Gió mây gặp gỡ vì hôm nay
Vì Pháp mà đến cất lên thanh âm thanh nhẹ

Chúng ta biết rằng rất nhiều người có địa vị trong xã hội đều thích treo tranh Vạn lý Trường Thành khổ lớn trên tường phòng khách hoặc trong phòng làm việc, mong muốn rằng sự nghiệp sẽ được thịnh vượng, cơ nghiệp được vĩnh cố (lâu dài).

(Trường Thành; nguồn: Internet)

Vạn lý Trường Thành bắt đầu được tu sửa từ thời Xuân Thu Chiến Quốc, trải qua quá trình lịch sử không ngừng được trùng tu xen lẫn với việc bị phá hủy, tuy rằng rất nhiều nơi đã trở thành tàn tích, nhưng tinh thần {linh hồn} của nó đã sớm được dung nhập trong huyết quản của con cháu Viêm Hoàng.

Mùa đông 2020, trong một lần nói chuyện cùng chị Hồng Hộc ở Hải Nam, khi nói đến chuyện Tần Thủy Hoàng thống nhất sáu nước, rồi xây sửa Trường Thành, lúc đó trong đầu tôi liền xuất hiện cảnh tượng các đoạn Trường Thành quanh co uốn khúc, chúng tựa hồ đã đứng đó hơn 2000 năm trong sự tráng lệ và huy hoàng. Tôi biết đã đến lúc mình nên viết một bài chia sẻ về Trường Thành —— một chứng nhân lịch sử mà tinh thần và duyên phận của nó với Đại Pháp đã được hun đúc trong hơn 2000 năm văn hóa Thần truyền Trung Hoa.

Khi nhìn thấy cảnh tượng này, tôi mới hiểu rằng hiện nay Trường Thành là đứt đoạn, rất nhiều nơi tựa hồ thành xiêu tường đổ. Trong đầu đột nhiên lại xuất hiện hai câu nói rất có triết lý từng thấy qua lúc còn đi học: “Phế tích {như} là một trường {điện} từ, một cực cổ đại, một cực hiện đại. La bàn tâm linh sẽ tại đó mà được cảm ứng mạnh mẽ.” – “Không có phế tích thì không thể nói về ngày hôm qua, không có ngày hôm qua thì không thể nói về ngày hôm nay và ngày mai, phế tích là sách giáo khoa, để chúng ta từ môn địa lý mà đọc ra lịch sử…” Lúc đó tôi rất xúc động đối với hai câu này, hơn 20 năm trôi qua, lại nhớ tới hai câu này, hơn nữa liên hệ điều đó với Trường Thành, lòng tôi tràn đầy xúc cảm. Xét thấy trong 2000 năm lịch sử của Trường Thành, ở giai đoạn lịch sử nào nó cũng đều bị phá hoại, hơn nữa nhất là sau khi Trung cộng xây dựng chính quyền thì sự phá hoại đó lại càng nghiêm trọng hơn nữa. Cách mạng văn hóa vốn dĩ là có mục đích phá hoại, mục đích của Trung cộng chính là muốn cắt đứt lịch sử, khiến người ta không hiểu được quá khứ dân tộc mình, để thuận tiện cho việc Trung cộng thao túng. Cho nên mới xuất hiện một loạt các cuộc vận động như “Phản hữu”, “Cách mạng Văn hóa”, “Bức hại Pháp Luân Công” v.v… Mục đích cuối cùng của chúng là muốn hủy diệt đạo đức con người, phá hoại chính tín đối với Thần và liên hệ nội tại giữa người và Thần. (Con người có thể thông qua tu luyện để trở thành Thần, và Thần nếu như phạm vào luật Trời thì có thể bị giáng hạ xuống làm người).  Khi con người đã không còn sự kết nối với những quy phạm đạo đức truyền thống, thì cũng là lúc con người đã cắt đứt liên hệ đối với Thần, nội tâm của người đó sẽ bị các loại dục vọng thậm chí là ma quỷ chiếm giữ, vậy thì có thể thấy được tương lai người ấy là thế nào.

Trường Thành trong tôi lúc này không còn là công trình quốc phòng do những khối đá ghép thành nữa, mà là một sinh mệnh sống động cùng chung nhịp thở với vận mệnh quốc gia và dân tộc! Đồng thời, trong toàn bộ chiều dài lịch sử, Trường Thành vốn là biểu trưng cho các phương diện như biên giới quốc gia, lãnh thổ và năng lực quốc phòng v.v… Vốn dĩ đã là một sinh mệnh sống động thì một cách tự nhiên Trường Thành có sự kết nối với  thể chế hoàng triều 2000 năm của Trung Hoa, lại trải thảm vô số các loại cơ duyên và chủng dạng văn hóa khác nhau, để đến hôm nay Sáng Thế Chủ hồng truyền Đại Pháp vũ trụ tại nhân gian. Đây chính là nguyên nhân tôi muốn viết về Trường Thành.

(Ảnh 2: Đồ hình Trường Thành qua các thời kỳ lịch sử Trung Quốc; chế bản: Hội Nghiên Cứu Trường Thành Trung Quốc, nguồn: Internet)

Khi viết về Vạn lý Trường Thành tôi không phải là người bàn quân sự trên giấy. Tôi đã tận mắt đến thăm nơi này lần đầu tiên vào ngày 28 tháng 10 năm 2001, lúc đó tôi và mẫu thân đã tới Thiên An Môn Bắc Kinh dương biểu ngữ để nói rõ chân tướng Pháp Luân Đại Pháp bị Trung cộng bức hại, lúc đó ở trên xe lửa tôi đã thấy được Trường Thành. Sau này, vào năm 2011 đi Nhạn Môn Quan – Sơn Tây, khi lái xe trên đường cũng gặp mấy đoạn Trường Thành; năm 2015 tại Thanh Đảo – Sơn Đông thấy được đoạn Trường Thành trên đất Tề; năm 2019 tôi đi qua vị trí Hổ Sơn Trường Thành ở Đan Đông.

Khi nhắc tới Trường Thành chắc hẳn trong chúng ta sẽ hình dung ra một đoạn tường thành cao lớn và quanh co uốn khúc, ngăn cách các vương triều ở Trung Nguyên với ngoại tộc, nơi này có lúc là chiến trường, có lúc lại là vùng biên giới giao lưu giữa Trung Nguyên và bên ngoài. Trong quá trình lịch sử, người của các dân tộc đã dung hợp với nhau trong lúc tiến hành chiến tranh hay thực hiện việc giao thương mậu dịch v.v…  Thần truyền cấp văn hóa cho con người, và dưới an bài có trật tự của Thần mà những giá trị văn hóa đó đã lan xa bốn biển và vang danh tám phương.

Các công trình kiến trúc có liên quan với Trường Thành vẫn còn lưu lại tại nhiều tỉnh thành của Trung Quốc (xem tường tận tại bài “Trường Thành” trên wikipedia). Từ thời kỳ Xuân Thu Chiến Quốc đến hiện tại cũng đã hơn 2000 năm, Trường Thành là kiến chứng của lịch sử Trung Hoa (từ Tần Thủy Hoàng mở ra thời đại hoàng triều cho đến thời điểm kết thúc của đế chế đời Thanh). Trong toàn bộ quá trình đó, có không biết bao nhiêu thăng trầm, Trường Thành lại như một bức họa lay động lòng người và ít được biết đến.

Chúng ta biết rằng các triều đại khác nhau được Thần đặt định cho các chủng loại văn hóa khác nhau, bản thân các địa vực khác nhau cũng thế. Vì sao phục sức và trang sức của các triều đại khác nhau thì không giống nhau, địa vực khác nhau thì ngôn ngữ, con người và tập quán sinh hoạt cũng khác nhau? Nghĩa là, từ trên phương diện thời gian mà nói văn hóa Trường Thành kéo dài hơn 2000 năm, phương diện địa vực liên quan đến 15 tỉnh và khu tự trị, còn thêm vào cả Miêu Cương Trường Thành (Nam Trường Thành) ở địa phận Hồ Nam và Tứ Xuyên. Đứng trên bản đồ lập thể với thời gian là kinh độ, địa vực là vĩ độ mà xét thì văn hóa Trường Thành lại mang rất nhiều giá trị lịch sử và nội hàm thâm sâu của văn hóa Thần truyền.

Khi chúng ta nhìn thấy Trường Thành thì đều có cảm thụ được tư vị hùng hồn, tráng lệ và cũng đầy thăng trầm của lịch sử hàm chứa bên trong Trường Thành. Hôm nay chúng ta hãy đứng trên một phương diện khác để cùng cảm nhận về Trường Thành và văn hóa ẩn chứa trong đó.

Mấy ngày trước tôi nói với Thông Nhi: ” Nếu mà có cơ hội thì chúng ta hãy cùng nhau tới Trường Thành một chuyến, tôi chỉ cần chạm vào những viên gạch cổ ở đó là cũng thỏa nguyện rồi.” Vì sao tôi lại nói như vậy? Tuy rằng trước đây tôi đã nhiều lần đến thăm các phần khác nhau của Trường Thành, nhưng tôi cũng không quá suy tư về những điều ẩn chứa và duyên phận cùng với Sáng Thế Chủ có liên quan đến nó. Trong dịp Tết năm nay, vào một ngày nọ trong đầu đột nhiên triển hiện ra quá trình lịch sử tìm Pháp có liên quan với Trường Thành mà ít người biết đến. Để hoàn thành bài viết về lai lịch của Trường Thành (Trường Thành cũng đồng dạng là một sinh mệnh, lai lịch của nó tuyệt không phải đơn giản chỉ là vì phòng ngự mà trấn giữ ở nơi đó như vậy, Trường Thành vốn dĩ sớm đã được an bài chu đáo từ trong lịch sử rất lâu trở về trước. Vị trí đặt tại đâu và vì sao lại được an bài như vậy, tôi là muốn nói về lai lịch ấy), cho nên tôi mới nói với Thông Nhi những lời như vậy.

Sau đó bởi vì cơ duyên chưa chín muồi mà chúng tôi chưa đi được, nhưng tôi nghĩ cho dù sau khi bài viết này đăng lên, nếu có cơ hội thì tôi vẫn sẽ tới đó một lần nữa.

Dưới đây chúng ta sẽ cùng nhau nói về lai lịch của Trường Thành.

Trường Thành tại nhân gian với vai trò là công trình vĩ đại, tồn tại trong hàng nghìn năm lịch sử vì vậy lai lịch của nó cũng rất thú vị. Trên một cảnh giới rất cao, trong khi rất nhiều vị Thần đang cùng nhau an bài những sự tình sẽ được lưu cấp tại nhân gian, thì vừa hay lúc đó có một vị Thần trưởng quản của Long tộc đi ngang qua. Vị thần này khi đó liền nói với chúng Thần rằng: “Tôi muốn rằng vào các thời kỳ khác nhau tôi sẽ chọn ra các sinh mệnh ưu tú của Long tộc thuộc các tầng thứ khác nhau hạ xuống nhân gian, một mặt là để triển hiện tạo hóa của Thần, mặt khác là để tiếp nối nội hàm văn hóa mà Thần đã khai sáng cho con người qua các thời kỳ khác nhau.” Lúc này cũng vừa lúc Sáng Thế Chủ đi tới, thấy rằng lời đề nghị của vị thần chủ quản Long tộc rất hay vì vậy liền an bài tỉ mỉ chi tiết việc này.

Tại nơi nhân gian con người, chúng ta thấy rằng với độ dài và chất lượng xây dựng khác nhau, các đoạn Trường Thành trải dài uốn lượn trên đại địa Hoa Hạ suốt từ thời kỳ Xuân Thu chiến quốc cho đến tận thời kỳ Minh Thanh.

Vào trước trung kỳ triều Minh, tại Bình Nhưỡng – Triều Tiên, có một vị đại quan rất chính trực. Trong nhà vị đại quan này có một bé gái năm ấy 10 tuổi tên là Vận Thi, còn có một bé gái là cháu ngoại là Điền Thư, 8 tuổi. Hai bé gái này cùng nhau lớn lên, đối xử với nhau rất tốt. Trong phủ của vị đại quan này có nuôi mấy người vệ sĩ, chuyên bảo hộ và coi sóc cho sự an toàn cho dinh phủ. Đứng đầu trong số các vệ sĩ này là một người có tên là Nhâm Dũng, kiếm thuật của Nhâm Dũng hết sức cao cường. Hơn nữa Nhâm Dũng là người vô cùng nhân nghĩa, trung thành và tận tâm đối với chủ nhân. Có một lần, trong lúc bàn việc triều chính, vị đại quan này đã vô tình đắc tội với mấy kẻ tiểu nhân trong triều, bọn họ liền hợp mưu nhắm vào sơ hở này mà kết tội đại quan. Sau đó quốc vương hạ chỉ, tịch biên tài sản và ra lệnh chém đầu cả nhà đại quan. Đại quan nghe được tin, bèn cử Nhâm Dũng hộ tống con gái nhỏ và cháu ngoại của mình lên ngựa ngày đêm lên đường đến nơi ở của một người bạn cũ của mình tại Cư Dung trên đất nhà Minh. Trước khi đi, đại quan còn viết một phong thư giao cho Nhâm Dũng đem theo. Nhóm vệ sĩ của Nhâm Dũng không dám chậm trễ lập tức khởi hành. Một lát sau quan binh kéo đến bao vây dinh phủ sau. Lúc kiểm đếm nhân số, phát hiện con gái và cháu ngoại của đại quan cùng với mấy vị hộ vệ đã mất tích.

Quốc vương nghe được tin này, lại thêm gian thần thao túng đặt điều nên đã hạ lệnh cho người truy sát Nhâm Dũng và nhóm vệ sĩ. Nhóm của Nhâm Dũng hộ tống Vận Thi và Điền Thư đã anh dũng đột phá lớp lớp quân binh bao vây, các vệ sĩ khác lần lượt bị giết. Lúc chạy đến bên bờ sông Áp Lục, khi này chỉ còn lại một mình Nhâm Dũng và hai đứa trẻ, trong tình cảnh phía trước là sông lớn phía sau có truy binh, Nhâm Dũng liền cúi xuống nói với con ngựa đang cưỡi rằng: “Nếu như ông trời không để cho hai đứa bé hết mệnh tại nơi đây, vậy thì hãy xuất hiện kỳ tích!” Thật khó tin, khi thấy truy binh đang vây bắt phía sau, ngựa của Nhâm Dũng liền dũng cảm lao tới dòng sông cuồn cuộn. Lúc này trong lòng sông xuất hiện mấy đụn đất bồi, chú ngựa lựa chân đạp lên các đụn đất mà vượt qua sông an toàn. Vừa hay trời nổi cuồng phong, quân binh truy bắt phía sau bị thổi bay khỏi lưng ngựa. Truy binh không thể làm gì khác hơn là hậm hực quay ngựa trở về.

Sau khi trở về, truy binh đem tình hình trình báo lên quốc vương. Lúc này mấy tay gian thần biết được liền âm thầm phái đi mấy cao thủ tìm đến Đại Minh để ám sát Nhâm Dũng, Vận Thi và Điền Thư.

(Ảnh 3: Hổ Sơn Trường Thành, nguồn: Internet)

Lại nói Nhâm Dũng sau khi vượt qua sông Áp Lục đi tới chỗ Hổ Sơn Trường Thành liền tìm tới một quán nhỏ để dùng cơm. Trong lúc ăn cơm, có một lão nhân bước đến, nhìn qua trang phục thì người này không phải là người Triều Tiên, lại cũng không phải là nhân sĩ vùng Trung thổ. Trang phục của lão nhân này có chút giống với trang phục của các nhân sĩ ngoại tộc. Lão nhân nhìn hai đứa nhỏ đang ăn cơm cùng Nhâm Dũng mỉm cười và nói rằng: “Chờ các cháu lớn lên hãy đến ải Gia Dục tìm hai con gái của ta. Các cháu và chúng có duyên phận rất lớn đó.” Nghe những lời này lão nhân, Nhâm Dũng có chút không hiểu gì.

Mặc dù vậy, lão nhân vẫn cười nói như trước, còn nhắc nhở Nhâm Dũng rằng: “Ngày hôm nay, cậu đừng tìm trú chỗ nghỉ chân nào quá khang trang, hãy mau đem hai bé gái giả trang thành con trai, cậu cũng đổi sang mặc y phục người Trung Nguyên, tôi cũng hóa trang trên mặt cậu một chút, để đám mật thám kia không phát hiện ra các vị. Nhớ rằng các vị mặc dù khi ở Đại Minh cũng nhất định phải cẩn trọng mọi bề.” Nói xong lão nhân bèn rời đi.

Nhâm Dũng nghe theo lời chỉ dẫn của lão nhân, nhanh chóng sửa soạn lên đường. Anh cũng thấy rằng đường đi còn rất xa mới về đến ải Cư Dung nên cũng không quá vội vàng.

(Ảnh 4: Sơn Hải quan, nguồn: Internet)

(Ảnh 5: Cư Dung quan, nguồn: Internet)

Nhưng dù Nhâm Dũng có cẩn thận mấy cũng vẫn còn chỗ sơ sót, anh đã quên đổi yên ngựa sang kiểu của người vùng Trung Nguyên, điều này khiến cho những người khác để ý tới. Kết quả là Nhâm Dũng đã bị mật thám Triều Tiên phát hiện và thông tin cho những sát thủ của nhóm gian thần đang truy sát. Vậy nên khi Nhâm Dũng đi tới Sơn Hải Quan, thì sát thủ đã theo sau tới nơi dùng tiêu độc bắn trúng Nhâm Dũng, may mà lão nhân chạy tới đúng lúc, hai bé gái không bị thương. Lão nhân tìm người đưa nhóm Nhâm Dũng đến một đạo quán gần ải Cư Dung để dưỡng thương.

Trong đạo quán có một vị đạo cô già xuất gia, đạo cô vô cùng thiện lương và tận tâm. Đạo cô còn hết sức tinh thông y thuật, những bệnh thông thường qua tay bà chữa trị đều được chữa khỏi.

Nữ đạo cô có một người con gái (là Thông Nhi trong kiếp này). Khi con gái đạo cô tròn 3 tuổi đã theo một vị cao nhân lên núi Võ Đang học võ. Lúc này đang là thời điểm mà người con gái đó phụng lệnh sư phụ xuống núi hoàn thành đại sự, là đại sự gì thì sư phụ của cô không nói.

Ba năm trước, đạo cô đã từng cứu mạng một cậu bé 13 tuổi. Cậu bé này bị cường đạo chọc mù mắt rồi đem ném xuống dưới chân Trường Thành. Sau khi phát hiện ra cậu bé, đạo cô liền đưa cậu về đạo quán, tận tình chữa trị cho cậu. Thị lực mặc dù không hồi phục được, nhưng đổi lại tai của cậu lại vô cùng linh mẫn, thậm chí cậu còn có thể dùng lỗ tai để “nhìn” mọi thứ (không phải kiểu nhìn như chúng ta thường hiểu, mà là một loại triển hiện năng lực siêu thường).

Lão nhân cùng nhóm Nhâm Dũng – bốn người họ sau khi lưu lại đạo quán đã được đạo cô tận tâm trị liệu thương tích. Ngoại thương của Nhâm Dũng tuy rằng đã được trị khỏi, nhưng tiếc rằng nội tạng đều đã bị suy kiệt vì độc tính. Xem qua thì chỉ có thể sống được thêm dăm ba ngày nữa.

Có một ngày Nhâm Dũng cảm thấy tinh thần rất tốt, bèn nhờ người đỡ ra đứng phía cửa, lúc này vừa hay Thông Nhi (con gái của đạo cô) từ bên ngoài cưỡi ngựa hướng về phía đạo quán, khi nhìn thấy Thông Nhi đang:

“Thủ trì lợi nhận khố hạ mã
Phong xuy đấu bồng triển tiêu sái
Song mục như điện anh tư táp
Hạ đắc sơn lai duyên tiếp hiệp”

(Tay cầm dao sắc, ngựa dưới chân
Áo choàng gió thổi đẹp vô ngần
Thần nhãn như điện oai vụt tới
Xuống núi vì duyên {đã} tới lúc cần)

…thì lão nhân vô cùng cao hứng, lão nhân vội vàng bức tới nghênh tiếp Thông Nhi xuống ngựa rồi cho người đóng cửa lớn lại. Lão nhân ngồi ở trong nhà, triệu tập tất cả mọi người lại sau đó nói với mọi người: “Các vị gặp nhau ở đây là có nguyên nhân, bởi vì trong kiếp này các vị cần đi dọc theo Trường Thành để tìm Sáng Thế Chủ.” Nhâm Dũng nghe xong vậy liền dùng giọng nói yếu ớt của mình mà đáp hỏi: “Tại sao chúng tôi cần đi tìm kiếm Sáng Thế Chủ?” Lão nhân mỉm cười, lấy tay huơ vào không trung một cái, ở không trung liền triển hiện ra cảnh tượng về việc sinh mệnh ở cảnh giới nhất định xuất hiện bại hoại và Sáng Thế Chủ xuất hiện muốn xuống nhân gian cứu vớt sinh linh khắp chốn vũ trụ, chúng Thần phát nguyện muốn đi theo Sáng Thế Chủ hạ thế.

Khi mọi người thấy cảnh tượng như vậy thì đều đồng loạt quỳ xuống mặt đất. Lão nhân nói tiếp: “Theo tôi được biết tương lai Sáng Thế Chủ cần đến nhân gian hồng truyền Đại Pháp cứu độ chúng sinh. Các vị cần thông qua quá trình tìm kiếm này để kết duyên cùng Sáng Thế Chủ.”

Lúc này vị đạo cô già mới tiến lại hỏi lão nhân: “Ngài đến từ đâu?” Lão nhân nói: “Tôi đến từ Tây Vực bên ngoài Gia Dục quan, nhà tôi có hai cô con gái, mấy năm trước một ngày tôi gặp một vị Thần nhân, vị Thần nhân này nói cho tôi biết nhất định phải đi dọc theo Trường Thành tới bờ sông Áp Lục, chờ mấy người bị truy sát cùng mọi người ở đây gặp nhau, mấy người các vị cần cùng nhau dọc theo Trường Thành đi Gia Dục quan tìm kiếm Sáng Thế Chủ, lại thông qua các nhân tố cấu thành nên Trường Thành trong các thời kỳ khác nhau mà các người sẽ cùng nhau giải quyết một số duyên phận từ trước.”

Thông Nhi lên tiếng hỏi rằng: “Vậy ý của ngài là mấy người chúng tôi đều cần cùng nhau khởi hành đi Gia Dục quan tìm kiếm Sáng Thế Chủ?”

Lão nhân nói: “Là các vị, mà không phải tôi. Dọc đường rất nhiều gian nguy cần bản thân các vị vượt qua, tôi chỉ có thể xuất hiện vào lúc các vị vô cùng cần thiết.”

Thông Nhi nghĩ sư phụ để cho mình xuống núi nói có một đại sự đang chờ thực hiện, có lẽ chính là đại sự này.

Cậu bé mù nói: “Ngài có thể làm rõ một chút nhân tố cấu thành của các thời kỳ khác nhau đối với Trường Thành là gì không?” Lão nhân cười, ngửa mặt lên trời hai tay hợp thập, trong miệng niệm mấy câu, chỉ chốc lát sau liền có Vân long, Sắc long, Thần long v.v… khoảng mười loại rồng đều xuất hiện trên không trung. Lão nhân từ từ giới thiệu: “Đây là rồng chưởng quản biên giới nước Yên thời kỳ Xuân Thu, kia là rồng thời kỳ triều Tần, đây là rồng Trường Thành thời kỳ triều Hán… Bởi vì việc xây sửa Trường Thành là nhằm mục đích giữ gìn biên cương, trong khi các triều đại xây sửa Trường Thành thì theo một cách tự nhiên sẽ ẩn chứa trong đó nội hàm và nội tình được Thần ban cấp cho bản thân triều đại đó, đặc biệt các phương diện như quân sự và nông canh cho tới giao lưu văn hóa v.v… Ở mỗi thời kỳ khác nhau là không giống nhau, nếu như đem gạch xây Trường Thành của các thời đại khác nhau bày cùng một chỗ, người có năng lực thông qua gạch xây thành sẽ thấy được rất nhiều nhân tố của các triều đại khác nhau phản ánh ra ở trong đó. Đương nhiên tùy theo các vị tâm tính và cảnh giới không ngừng đề cao trong quá trình tìm kiếm Sáng Thế Chủ, các vị sẽ phát hiện ra có càng nhiều và càng cao hơn các nhân tố và nội hàm ẩn chứa trong Trường Thành mà các Thần đều tham dự vào sự việc đặt định này đã gửi gắm vào trong đó, đương nhiên hết thảy điều này cũng là vì để trải đường cho Sáng Thế Chủ hồng truyền Đại Pháp, đồng thời các vị Thần đó cũng là hy vọng được đắc độ vào lúc Sáng Thế Chủ hồng truyền Đại Pháp tại nhân gian.”

Nói xong lão nhân quay sang nói với Nhâm Dũng rằng: “Cậu ở nơi này dưỡng thương cho tốt, bởi vì tôi còn muốn đi đến ven biển Sơn Hải quan để gặp Bột Hải Long Vương một chút, tôi tìm ông ta để giải quyết một số sự tình.” Nói xong lão nhân kêu Thông Nhi và cậu bé mù cùng lên đường. Nhâm Dũng nhìn bóng dáng Thông Nhi rời đi thì trong lòng có sự tiếc nuối không gọi thành tên. Lần đầu tiên khi nhìn thấy Thông Nhi, Nhâm Dũng đã cảm thấy cô gái này quả không giống với người thường, rất hiệp nghĩa, anh rất yêu thích cô. Bởi vì thói quen của con nhà võ nên anh không quá nghĩ sâu về cảm giác sâu bên trong nội tâm mình. Điểm này trong anh là khác so với các văn nhân.

Vị đạo cô già đã nhận thấy xúc cảm này của Nhâm Dũng, tuy nhiên đạo cô cũng chỉ biết thở dài một tiếng mà không biết phải làm sao, trong lòng đạo cô thầm nghĩ: Đây là thiên mệnh rồi! Vào đêm hôm đó, Nhâm Dũng vì nội thương mà qua đời. Chứng kiến sự ra đi của ân nhân, hai bé gái buồn bã than khóc đến độ chết đi sống lại. Vị đạo cô già ở bên cạnh động viên rằng: “Sau này các cháu còn có thể gặp lại được anh ấy, nói không chừng các cháu còn gặp lại anh ấy sớm hơn cả ta.” Vận Thi trong mấy ngày ở chung thì biết Thông Nhi chính là con gái trước đây xuất gia tu đạo của vị đạo cô già, bèn nói: “Vậy tương lai chúng cháu còn có thể cùng bà và con gái bà gặp nhau sao?” Lão đạo cô hiểu ý đứa bé, bèn nói: “Ấy là tùy duyên, cũng phải nhìn xem duyên phận giữa ân nhân cứu mạng của cháu và con gái ta như thế nào…” Điền Thư tiện lời liền nói: “Nếu như hai người bọn họ tương lai trở thành một nhà thì tốt biết mấy!” Đạo cô trả lời: “Chỉ sợ đến lúc đó sẽ có trở lực, nhưng “sự tại nhân vi”… Thành và bại đều không trọng yếu, nếu như đúng lúc Sáng Thế Chủ hồng truyền Đại Pháp tại nhân gian, có thể trân trọng Pháp duyên, làm tốt tất cả những gì nên làm thì mọi việc sẽ tốt thôi.” Tạm thời, chúng ta ở đây không đề cập sâu thêm về nỗi bị thương của mấy người họ nữa, hãy nói một chút câu chuyện của lão nhân sau khi mang theo Thông Nhi và cậu bé mù cùng nhau đi tới vùng ven biển Sơn Hải quan.

(Ảnh 6: Mặt trời mọc trên biển Lão Long Đầu – Sơn Hải quan, nguồn: Internet)

Lão nhân để Thông Nhi và cậu bé mù tắm rửa thay y phục, dùng tâm thuần tịnh nhất để chuẩn bị cho sự tình sắp sửa xảy ra. Lão nhân ở cạnh biển đả tọa, một lát sau trên bầu trời có một đám mây mù kéo tới bao vây lấy ba người, đợi đến khi mây mù tản đi, thì họ phát hiện ra bản thân đã đi tới Long cung.

Tại đây họ gặp được Bột Hải Long Vương cùng với Hoàng Hải, Đông Hải, Nam Hải Long Vương. Lão nhân tựa hồ như đã quen biết những Long vương này từ trước, nên liền nhiệt tình chào hỏi. Thông Nhi cũng rất vui khi gặp họ, sau đó cô lần lượt giới thiệu cho cậu bé mù sự khác biệt đặc điểm của các Long vương khác nhau.

Sau khi hàn huyên xong, Bột Hải Long Vương nói với lão nhân rằng: “Sau khi từ biệt Thiên giới, đến giờ đã là thời gian rất lâu, hiện nay rất nhiều cơ duyên đã đến, Thần nhân đã điểm hóa mấy người cần đi dọc theo Trường Thành, để thực hiện tốt con đường tìm Pháp của mình. Tôi với tư cách Thần có liên quan đến khởi nguồn của Trường Thành, tôi muốn nói là: Chớ xem Trường Thành chỉ như dùng gạch đá của địa vực khác nhau kiến tạo nên, nếu như không có an bài và bảo hộ của Thần thì tuyệt đối trong tương lai khi Sáng Thế Chủ hồng truyền Đại Pháp tại nhân gian, con người ta sẽ không thể từ trong lớp thành lũy 2000 năm lịch sử này mà lãnh hội và tìm lại được những tinh hoa của văn hóa truyền thống mà Thần đã lưu cấp lại cho con người. Bởi vì văn hóa tại các thời kỳ lịch sử khác nhau, là do các Thần khác nhau hoặc các thể hệ sinh mệnh cao tầng khác nhau lưu lại. Tất cả điều này đều nhằm mục đích là đặt định cơ sở cho Sáng Thế Chủ hồng truyền Đại Pháp tại nhân gian. Tuy rằng Hoàng Hải Long Vương và Đông Hải Long Vương cùng với Nam Hải Long Vương trên thực tế là cách rất xa các đoạn Trường Thành ở các địa vực khác nhau, nhưng họ kỳ thực đều đang bảo hộ Trường Thành trong các thời kỳ khác nhau. Họ đều đang dốc hết tâm lực trải đường cho Sáng Thế Chủ hồng truyền Đại Pháp tại nhân gian.”

Lúc này Hoàng Hải Long Vương triển hiện trạng thái khi duy hộ Tề Trường Thành; Đông Hải Long vương triển hiện ra trạng thái duy hộ “Miêu Cương Trường Thành” (tục xưng là Nam Trường Thành) trong địa phận Hồ Bắc và Tứ Xuyên; còn Nam Hải Long vương triển hiện ra trạng thái “Kim giới hào” (Trường Thành được xây sửa vào thời kỳ nước Kim) chạy qua Đông Bắc cũng như Nội Mông v.v… Một bên là mấy vị Long vương đang triển hiện các trạng thái duy hộ Trường Thành qua các thời kìa, một bên là Thông Nhi miêu tả sự việc cho cậu bé mù. Cậu bé mù cẩn thận lắng nghe từng chút một. (kỳ thực cậu bé mù dùng năng lực của mình cũng có thể tự xem thấy những điều đó, chỉ là không muốn biểu lộ trạng thái chân thực của cậu cho người khác mà thôi.)

Lúc này, có một chú rồng nhỏ đi tới, vị Tiểu Long Tử này vô cùng đáng yêu, Bột Hải Long vương thấy vậy bèn nói với lão nhân rằng: “Vị Tiểu Long Tử này của tôi cùng các vị và Trường Thành đều rất có duyên phận, đời này các vị hãy dẫn cậu ấy cùng nhau bước trên con đường tìm Pháp.” Lão nhân lúc này có chút do dự, bởi vì Long vương cũng biết đã có hai đứa bé trong nhóm người đồng hành cùng bọn họ, nếu như thêm Tiểu Long Tử sẽ thêm rất nhiều phiền phức cho mọi người.

Hoàng Hải Long vương cũng nhìn ra đầu mối, bèn nói: “Tôi vừa hay lại có một vị nữ hộ pháp, để cho bà ấy đi theo chăm sóc cho Tiểu Long Tử, thuận tiện còn có thể chăm sóc một chút cho hai đứa bé.” Vậy nên liền để vị nữ hộ pháp bước ra cùng mọi người gặp gỡ. Trước khi chia tay Bột Hải Long vương nhắc nhở mọi người rằng: bất kể trên đường tìm Pháp gặp phải điều gì, đều nhất định phải kiên định tín tâm. Một lát sau, họ được đưa trở lại vùng bờ biển khi nãy trước khi đám mây mù xuất hiện, tại đây họ cùng nhau lên đường đi tới miếu Mạnh Khương Nữ.

(còn tiếp)

Dịch từ: http://www.zhengjian.org/node/266437