Y Sơn dạ thoại (12): Căn bệnh của Nancy (Phần 3)

Tác giả: Ngọc Lâm

[ChanhKien.org]

Như đã kể ở phần trước, sau khi Nancy bị cô y tá Tây y dùng nhầm liều lượng thuốc, đầu tiên cô bị hôn mê, sốt cao, sau đó xuất huyết toàn thân, móng tay và lông mày rụng hết. Sau khi cấp cứu, cô tỉnh dậy và lại ngồi xe lăn đến phòng khám của thầy thuốc Ngọc Lâm. Sau đây là lời kể của thầy thuốc Ngọc Lâm:

Nancy đã kể với tôi về khoảng thời gian đau đớn sống không bằng chết mà cô ấy đã trải qua, cô nói: “Sau khi tiêm thuốc, cơ thể tôi như từ trong lửa rơi xuống băng, đó thật là địa ngục! Bác sĩ ơi, giờ thì tôi đã biết địa ngục được nói đến trong “Kinh Thánh” là thế nào rồi, mỗi hình thức tra tấn đó dường như tôi đều đã trải qua và bị hành hạ một phen: đầu tiên là thiêu đốt trên lửa, thậm chí có thể ngửi được mùi khét của da thịt mình, sau đó rơi vào trong động băng, nghe thấy tiếng từng đốt từng đốt xương rời ra, sau đó lại nướng trên phiến sắt … ”

Lúc đó tôi không biết nên nói gì, dường như không ngôn ngữ nào có thể diễn tả được cảm nhận của tôi lúc đó.

Trong tình huống thông thường mà nói, việc điều trị hóa trị của Nancy đáng lý đã kết thúc từ lâu. Nhưng, mãi cho đến nay quá trình hóa trị của cô ấy vẫn đang tiếp tục. Điều khó tin nhất là ngay cả bác sĩ hay chính bản thân Nancy cũng không biết khi nào đợt hóa trị sẽ kết thúc. Trong quá trình sử dụng liệu pháp hóa trị để điều trị ung thư, thì thời gian hóa trị dài hay ngắn sẽ hưởng rất lớn đến sức khỏe của người bệnh, thậm chí có thể nói nó là yếu tố quan trọng quyết định thời gian sống của người bệnh. Hiện tại ngay cả điểm tối thiểu nhất này vẫn đang là dấu hỏi lớn, điều này không thể không khiến người ta nghĩ rằng liệu còn có nhân tố nào khác đang khởi tác dụng ở trong thâm sâu.

Ba đợt hóa trị gần đây của Nancy kéo dài suốt sáu tuần, trong khoảng thời gian này lại xảy ra hết sự cố này đến sự cố khác, cô thay đổi liên tục mấy bác sĩ. Mỗi lần thay đổi một bác sĩ, Nancy đều phải nói rõ, giải thích rõ ràng cho bác sỹ giống như dạy học sinh nội dung về hồ sơ bệnh án, tiền sử bệnh, loại thuốc, liều lượng dùng… , dù như thế mà vẫn không tránh khỏi những sự cố trong điều trị.

Đứng trước ngã rẽ của cuộc đời, Nancy tiến hay lui đều là đường cùng: Nếu không hóa trị, tất cả công sức trước đây của cô đều đổ sông đổ biển hết; nếu tiếp tục làm điều đó, sẽ gặp hậu họa khó lường. Có lúc cô đến phòng khám gặp tôi thổ lộ ra hết nỗi khổ trong lòng.

Tôi hỏi: “Tôi có thể giúp gì được cho cô?”

Ngoài dự kiến của tôi, câu trả lời của cô ấy là: “Hãy dạy tôi tọa thiền”.

Tôi rất xúc động, một sinh mệnh trong thời khắc khốn khó này mà có được nguyện vọng như vậy quả là đáng quý. Nhưng bây giờ cô ấy thậm chí không thể ngồi thẳng, vì vậy tôi đã hỏi cô ấy khi nào cô ấy định bắt đầu học, cô ấy nói rằng học ngay bây giờ cũng được.

Tôi sửng sốt một lúc, không khỏi buột miệng hỏi: “Để kéo dài cuộc sống sao?”

“Không, trong thời khắc sinh mệnh sắp kết thúc tôi muốn thực sự trải nghiệm một chút bình thản, hài hòa và yên tĩnh, để thể nghiệm cảnh giới ấy, loại cảnh giới không tranh đấu vật lộn, không chịu dằn vặt dày vò…”

“Bác sĩ ơi, nếu cô ở trong hoàn cảnh của tôi, cô sẽ làm thế nào? Tất nhiên tôi biết rằng cô sẽ vĩnh viễn không bao giờ ở trong cảnh ngộ này của tôi. Có lẽ cô sẽ không bao giờ thực sự cảm nhận được nỗi đau khổ của tôi lúc này, bởi vì không phải thân thể của cô thì sẽ không biết được nỗi đau đớn cắt da cắt thịt này…”

Tôi không nói lời nào, chỉ yên lặng lắng nghe cô ấy nói:

“Lẽ nào mọi người bị ung thư đều trải qua quá nhiều rắc rối như tôi đã gặp phải không? Tôi tin rằng có một số người mắc bệnh ung thư, có lẽ đến cuối cùng họ không bị chết bởi tế bào ung thư, mà bị chết do sai lầm của bác sĩ. Chẩn đoán điều trị sai hay trình tự không đúng đều có thể dễ dàng cướp đi tính mạng của bệnh nhân. Một số bệnh nhân có lẽ vì quá thất vọng với bác sĩ mà có thể từ bỏ việc chiến đấu với bệnh tật…”

Tôi tiếp tục lặng lẽ lắng nghe cô ấy kể.

“Các bác sĩ hiện nay đều là sinh viên mới tốt nghiệp ra trường, những gì họ học được trên sách vở là lý thuyết chứ không có quá nhiều kiến thức lâm sàng, cộng thêm thái độ chủ quan không lắng nghe ý kiến của bệnh nhân, cùng với dục vọng kim tiền khiến tâm hồn con người bị xã hội làm ô nhiễm, bác sĩ có thể đã trở thành “công cụ” đưa người sống vào cõi chết mà không hề hay biết.

Tôi tin cô vì cô có một tiêu chuẩn đạo đức rất tốt. Tôi chưa bao giờ nghe bất kỳ bác sĩ nào khác nói về “Chân – Thiện – Nhẫn’. Lúc đầu khi tôi nghe cô nói ba từ này, tôi cho rằng cô chỉ nói suông thôi. Mấy năm nay cô vẫn luôn nói với tôi, nhắc nhở tôi điều này, tôi cũng đã nói với người khác ba chữ này, tuy rằng tôi làm không tốt nhưng trong lòng tôi rất tin vào những gì cô nói, ba chữ này là chân lý vĩnh cửu trong vũ trụ.

Tuy nhiên, tôi vẫn không hiểu tại sao mình lại gặp nhiều rắc rối như vậy? Tôi cũng tin vào ‘Chân Thiện Nhẫn’, nhưng cô thì khỏe mạnh như thần tiên, điều đó chẳng phải có chút bất công sao?”

Nghe đến đây, tôi bật cười.

Tôi chân thành nói với cô ấy: “Nancy à, mặc dù tin tưởng, nhưng cô đã làm theo đó chưa? Ngoài miệng cô nói ba chữ này thật tốt, nhưng trong lòng cô đã thực sự tiếp nhận chưa? Nếu như cô thực sự tin tưởng và làm theo ba chữ này, cô có liên tục thay đổi bác sĩ không?”

Cô ấy suy nghĩ một lúc rồi nói với tôi: “Nếu cơn ác mộng này có thể qua đi, tôi nhất định chăm chỉ tu cái tâm này, luyện cái thân thể tàn tạ này. Bác sĩ, cô nói xem tôi vẫn còn thời gian chứ?”

Tôi khẽ gật đầu.

Câu chuyện của Nancy chỉ có thể kể đến đây thôi, đây là một cái kết dang dở. Từ khi mắc bệnh nan y cho đến khi làm hóa trị, Nancy đã trải qua đủ loại đau đớn và cũng đã trải qua nhiều chuyện thần kỳ, chẳng hạn như miệng vết thương liền lại thần kỳ, nguyên thần ly thể nhìn thấy quá trình phẫu thuật của mình, sau đó ngẫm lại bản thân, sau nữa lại thỉnh cầu bác sĩ dạy cho cô ấy thiền định, dần dần thừa nhận chân lý vũ trụ “Chân, Thiện, Nhẫn” … Hết thảy việc này dường như ngày càng tiến gần hơn đến con đường tu luyện mà thầy thuốc Ngọc Lâm đã hướng dẫn cho cô. Vậy bây giờ cô ấy ra sao?

Bài viết của thầy thuốc Ngọc Lâm đến đây không có phần tiếp theo, chúng ta đành phải chờ đợi Nancy có thể thực sự ngộ đạo, thoát khỏi khổ nạn, hướng tới ánh sáng vĩnh cửu của sinh mệnh. Ở đây, tôi có một mong muốn nhỏ, vào thời khắc này nếu bác sỹ Ngọc Lâm cũng ở đây, mong ông nói cho tôi và độc giả biết tình hình của Nancy… bởi vì câu chuyện này làm mọi người quá xúc động! Qua đây chúng ta có thể thấy được quá trình sinh ra bệnh tật và chữa bệnh của mỗi người, từ đó để chúng ta suy nghĩ về sinh mệnh và vận mệnh của con người rốt cuộc được điều khiển bởi bàn tay của ai?

Là một thầy thuốc, đồng thời là một người tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, Ngọc Lâm hiểu biết sâu sắc rằng bệnh nặng là do “nghiệp lực” của con người quá nhiều gây nên, tội nghiệp mà con người gây ra khi chuyển sinh đời đời kiếp kiếp trong các tầng thứ không gian khác nhau, mới là nguyên nhân căn bản dẫn đến mắc bệnh.

Sư phụ Lý Hồng Chí giảng:

“Có một vấn đề cần nói rõ, trị bệnh bằng khí công thông thường và trị bệnh tại bệnh viện, đều là đưa cái nạn nguyên nhân tạo thành bệnh trì hoãn lại về sau, trì hoãn về nửa đời sau này hoặc về sau, hoàn toàn không động đến nghiệp lực.” (Chuyển Pháp Luân)

Từ đó chúng ta biết rằng dù y thuật của một thầy thuốc có cao minh đến đâu, cũng không thể động đến nghiệp lực hay ngăn chặn sự tử vong của sinh mệnh. Trị bệnh chỉ có thể đẩy cái nạn về sau, hoàn toàn không động đến nghiệp lực. Cho nên đối với căn bệnh nan y của Nancy, thầy thuốc Ngọc Lâm cho biết trong bài viết: Là một bác sĩ, với tiền đề là cô ấy có thể nghe và thấu hiểu được, hiện giờ tôi chỉ có thể khuyến thiện cho cô ấy.

Nợ thì phải hoàn trả, mắc bệnh hay gặp tai họa v.v. chính là đang trả nợ nghiệp. Một người nghiệp lực đầy mình, chỉ có bước vào con đường tu luyện mới có hy vọng tiêu trừ nghiệp lực tận gốc rễ, tịnh hóa thân thể, giải thoát khỏi khổ đau của bệnh tật. Nhưng tu luyện không phải để giải quyết vấn đề chữa bệnh của xã hội người thường, khi bạn có cơ duyên bước vào cánh cửa Đại Pháp, hãy buông bỏ những chấp trước của mình, sau khi trở thành một người tu luyện phản bổn quy chân, cơ thể bạn sẽ liên tục được tịnh hóa dưới sự diễn hóa tự động của Pháp Luân, từ đó đường đời được cải biến, bước đi trên con đường đến với Thần.

Sau khi nghe câu chuyện bi thảm nhưng vẫn còn một tia hy vọng sống sót của Nancy, chúng ta không khỏi nghĩ đến câu hỏi này: Rốt cuộc người ta sống là vì điều gì? Chúng ta từ đâu đến? Rồi sẽ đi về đâu? Đây là một câu hỏi mà nhiều người trong chúng ta đến cuối cuộc đời vẫn rất khó trả lời được. Tìm kiếm ngàn năm, chờ đợi vạn năm, đâu mới là chốn trở về đích thực của chúng ta?

Sau cùng chúng tôi muốn gửi tới các bạn một bài hát. Lời bài hát sẽ nói cho các bạn chân tướng, bài hát có tên là “Minh Tư”.

Nhân sinh như mộng đạn chỉ gian,
Ân oán tình thù tự vân yên.
Kim triều đắc Pháp phá mê vụ,
Thân như bàn thạch chí dũ kiên.

Dịch nghĩa:

Cuộc đời như trong giấc mộng thoáng qua,
Ân oán tình thù giống như mây khói.
Đời này đắc Pháp phá tan mê mờ,
Thân như bàn thạch ý chí vững chắc.

Dịch từ: http://big5.zhengjian.org/node/262121