Y Sơn dạ thoại (10): Căn bệnh của Nancy (Phần 1)

Tác giả: Ngọc Lâm

[ChanhKien.org]

Những độc giả thường xuyên theo dõi loạt bài của chúng tôi có thể biết rằng rất nhiều câu chuyện mà chúng tôi kể có liên quan đến thầy thuốc và bệnh nhân. Chúng tôi cũng đã nói rằng, bệnh tật của con người không chỉ là những bệnh ở trên thân thể mà có nhiều bệnh liên quan trực tiếp đến tâm của mỗi người. Trong bài này chúng ta sẽ bàn về câu chuyện của bệnh nhân Nancy và thầy thuốc Ngọc Lâm.

Một hôm, một bệnh nhân đến phòng khám, cô ấy tên là Nancy, tinh thần cô ấy vô cùng chán nản. Trong nước mắt cô ấy kể về những điều mình đã trải qua mấy tháng gần đây:

“Bác sĩ ơi, tôi sao mà xui xẻo quá! Vào ngày sinh nhật của tôi, tôi nhận được kết quả xét nghiệm bệnh ung thư vú giai đoạn cuối. Vì vậy, tôi chưa chuẩn bị gì về tư tưởng đã phải làm phẫu thuật rồi. Trong thời gian đó, tất cả những sự việc ngoài ý muốn, không nên xảy ra đã xảy ra, mọi thứ liên quan đến tôi đều trục trặc: Đầu tiên khi lấy máu y tá không thể tìm thấy tĩnh mạch, sau đó bác sĩ trong khi điều trị cho tôi đã bị trúng gió, tiếp đó, được biết rằng những chiếc ống dẫn dùng để phẫu thuật cho tôi trong khi vận chuyển từ miền Đông tới không biết đã bị chuyển nhầm đến bệnh viện nào … Cuộc sống giống như một cái đích bắn không có điểm ruồi, mọi việc đều mất phương hướng. Cuối cùng trong mớ bòng bong đó, cuộc phẫu thuật của tôi đã hoàn thành, cả hai vú của tôi đều bị cắt bỏ, nhưng vết thương của tôi mãi vẫn chưa lành hoàn toàn. Không ngờ, tôi lại bị xe tông trên đường đến bệnh viện. Vì vậy, tôi quay lại phòng phẫu thuật, khâu lại vết mổ chưa lành … ”

Tôi choáng váng khi nghe câu chuyện của cô ấy và nghĩ: Tất cả những chuyện này nhất định phải có nguyên nhân gì đó. Tại sao sự hồi phục của bệnh nhân này lại lận đận, trắc trở không dứt như thế? Phải chăng cô ấy có vướng mắc gì trong tâm?

Tôi liền hỏi cô ấy: “Trong tâm cô có áp lực hay nút thắt nào chưa giải khai được hay không?” Lúc này cô ấy mới kể cho tôi nghe một sự cố trong quá trình phẫu thuật.

Bác sĩ của Nancy khi phẫu thuật cắt bỏ khối u cho cô ấy đã sử dụng thuốc gây mê toàn thân và thuốc ngủ, sau đó vì cho rằng bệnh nhân chắc chắn đã không còn bất kỳ chút cảm giác hoặc thính giác nào, nên hai bác sĩ thực hiện ca mổ đã thỏa thích nói chuyện: “… Bệnh ung thư của cô ấy đã vào giai đoạn cuối rồi, e rằng làm phẫu thuật và hóa trị cũng không kịp nữa …” Cuộc nói chuyện bâng quơ không đầu đuôi này đã bị người bệnh nghe được, vì cô ấy không những không bị mất ý thức mà thính giác vẫn rất tốt. Cô nghĩ rằng bác sĩ đang nói về mình, nên cho rằng mình không còn hy vọng gì nữa, mọi thứ đã quá muộn. Cô hoàn toàn mất niềm tin khỏi bệnh, cộng thêm những việc không may trước và sau ca mổ khiến cô tin rằng mạng sống của cô sắp kết thúc. Tình trạng tâm lý này của cô khiến vết thương mãi vẫn không lành.

Về vai trò của trạng thái tâm lý đối với bệnh tật, Ngài Lý Hồng Chí người sáng lập Pháp Luân Công đã giải thích:

Như mọi người đã biết thật sự [làm người ta] mắc bệnh thì [do] bảy phần tinh thần ba phần bệnh. Thông thường ban đầu tinh thần của người ta suy sụp, ban đầu không chịu được, gánh nặng lớn quá, rồi làm cho bệnh tình trở nên [nguy] kịch; thường [xảy ra] như vậy. (Chuyển Pháp Luân)

Tìm ra được nguyên nhân sâu xa khiến vết thương mãi chưa lành, tôi khuyên cô ấy tự mình tìm bác sỹ để trao đổi trực tiếp. Ban đầu cô ấy còn do dự, sau đó đã đồng ý gọi cho y tá. Y tá nghe xong đã rất ngỡ ngàng và vội vàng gọi bác sĩ đến giải thích sự hiểu lầm đó. Hóa ra bệnh nhân mà bác sĩ nói lúc đó không phải cô, khi hiểu rõ sự hiểu lầm đó, chỉ trong vòng hai ngày tất cả vết thương của cô đều lành lại.

Cuộc trò chuyện mà Nancy nghe thấy trong phòng phẫu thuật đã khiến vết thương của cô ấy không thể lành lại, điều này khiến bác sĩ phẫu thuật kinh ngạc không nói nên lời. Vài ngày sau, bác sĩ cẩn thận hỏi cô ấy liệu cô có thể mô tả chi tiết trải nghiệm của mình không.

Nancy bèn kể chi tiết về quá trình lúc đó:

“Khi được đẩy vào phòng mổ, trong lòng tôi chỉ có một mong muốn duy nhất là đừng chết ngay sau khi thuốc mê có tác dụng. Đây là nỗi sợ hãi lớn nhất của tôi, vì mẹ, cậu, dì tôi đã chết trên bàn mổ. Gia tộc chúng tôi khá mẫn cảm với thuốc gây mê, hơn nữa hiện nay cũng không có phương pháp nào để điều trị căn bệnh này. Vì vậy khi thuốc mê được tiêm vào cơ thể sẽ rất dễ bị dị ứng dẫn đến tử vong, giống như có người bị dị ứng với penicillin vậy, cấp cứu cũng không cứu được. Vậy nên tôi yêu cầu bác sĩ cố gắng sử dụng lượng thuốc mê ít nhất có thể, vì tôi không muốn hoàn toàn hôn mê mất đi ý thức. Nhưng trên thực tế, tôi biết rằng cơ thể của tôi đúng là đã hoàn toàn mất tri giác, như thể là tôi đã chết một lần.

Trong quá trình phẫu thuật, tôi cảm thấy bản thân là hai người: Cơ thể đang nằm trên bàn mổ của các anh, nhưng linh hồn thì lơ lửng trên không trung theo dõi toàn bộ quá trình của ca mổ. Tôi đã nhìn thấy từng nhát dao các anh cắt vào ngực tôi, rồi thấy từng mũi khâu vết mổ lại. Tôi nhớ rõ những động tác và trình tự thành thạo, điêu luyện của các anh, tôi còn thấy rằng động tác của cô y tá có phần không được nhanh nhẹn lắm.

Khi các anh nói chuyện, tôi đã sững người một lúc, không hiểu tại sao các anh khi nói về tôi lại không để ý rằng tôi cũng đang ở đó. Rất nhanh chóng, tôi ý thức được rằng người nằm trên bàn mổ mới là Nancy mang bệnh tật. Anh đã khâu ba lớp cơ ở ngực tôi, mỗi lớp lại dùng một phương pháp khác nhau để khâu. Anh cũng đã thử một biện pháp cấy da khác nhau trong ngực để ngăn tích nước và viêm nhiễm. Bộ ngực mà anh đã cắt bỏ tổng cộng là 18 pound, phải không?”

Bác sĩ nghe đến đó, sắc mặt tái nhợt, lập tức đứng dậy mượn cớ đi ra ngoài kiếm cốc nước, như sợ mình sẽ ngất đi trước mặt bệnh nhân. Một lúc sau anh ấy quay lại và nói với Nancy: “Chúa ơi! Thật may là để cô nhìn thấy. Nếu chính Chúa hiện diện, chắc chắn tôi sẽ run tay trong quá trình phẫu thuật để không thể khâu được vết mổ…”

Trải nghiệm của Nancy khiến vị bác sĩ này phải suy nghĩ hồi lâu. Sau đó, anh ấy nói với Nancy rằng anh ấy đã suy nghĩ rất nhiều vào thời điểm đó: Nếu con người quả thực là do Chúa tạo ra, thế mà tôi suốt ngày dùng dao mổ cắt bỏ từng bộ phận cơ thể của người khác, lại còn cho rằng mình đang làm việc tốt. Nếu tôi được đầu thai lần nữa, tôi nên lựa chọn đầu thai vào đâu mới có thể tránh được những hình phạt báo ứng không tưởng tượng được đó đây?

Nancy là người Bắc Âu, vóc người cao lớn, khỏe mạnh, đi như gió; nói cười thể hiện vẻ hào sảng và phong cách nam tính, dường như mọi khó khăn trong cuộc sống cô đều có thể giải quyết được một cách dễ dàng không tốn sức. Điều mà cô không bao giờ nghĩ đến là sinh mệnh duy nhất này không nằm trong sự kiểm soát của con người mà nằm trong tay của Đấng Tạo Hóa, cô cũng không phải ngoại lệ.

Ung thư là căn bệnh mà con người vẫn chưa giải thích được rõ nguyên nhân và không thể chữa khỏi, nó đã trở thành ác quỷ có thể dễ dàng lấy đi mạng sống của cô, nó bắt đầu đùa giỡn cô. Dù cô đã nghĩ đến hết tất cả những trường hợp ngoài ý muốn mà cô có thể dự đoán, nhưng khi cô bắt đầu điều trị, thì liên tục xảy ra những sự cố nhầm lẫn, sai sót: Nào là đang phẫu thuật thì đột ngột mất điện, nào là động đất hay đèn trần rơi trúng ngực v.v. Nhưng cô không ngờ là tâm lý của mình lại yếu đuối đến mức không muốn sống sau khi nghe cuộc trò chuyện của bác sĩ. Quá trình chữa lành vết thương kỳ diệu khiến cô bắt đầu ý thức được rằng cơ thể và ý thức của mình kết nối nhau chặt chẽ như thế nào, và cô bắt đầu nghĩ về mối quan hệ giữa nghiệp bệnh và tinh thần.

Sau đó cô ấy lại đến tìm tôi. “Thưa bác sĩ, tôi bắt đầu suy ngẫm và tự trách bản thân” Nancy nói.

“Tôi quá khắt khe với người khác. Tôi luôn lấy tiêu chuẩn rất cao để yêu cầu người khác. Tôi nghĩ rằng nếu một người không học đại học, đó là bởi vì anh ta quá lười biếng.

Tôi đã giúp đỡ nhiều trẻ em không nơi nương tựa, cũng đưa nhiều bà mẹ vào tù vì tôi nghĩ rằng họ thực sự không xứng đáng để làm mẹ. Tôi và anh em tôi mâu thuẫn với nhau đã mười mấy năm không nói chuyện. Tôi cho rằng các bác sĩ và y tá của tôi khi nhìn thấy tôi đều sẽ khẩn trương, các y tá thậm chí còn căng thẳng đến mức không thể tìm thấy mạch máu của tôi khi họ tiêm cho tôi…

Khi linh hồn của tôi trong phòng phẫu thuật nhìn thấy cơ thể của tôi bị từng dao cắt từng mảnh thịt, sự đau khổ của tôi không chỉ là ở thể xác mà còn ở tinh thần. Khi Thượng đế cấp cho tôi sinh mệnh này, Ngài đã ban cho tôi thân thể khỏe mạnh và đầy sức sống. Nhưng nó chưa được tôi nâng niu, bảo vệ, mà cứ như một chiếc xe dửng dưng đâm tứ tung gây thương tích đầy mình. Bác sĩ phẫu thuật là đang tuân theo mong muốn của Thượng đế để trừng phạt tôi đó….

Giờ đây, bộ ngực của tôi đã không còn nữa, nó đã từng là một phần cơ thể của tôi trong suốt 58 năm qua. Hiện giờ khi tôi hoàn toàn mất nó, tôi nhận ra rằng bộ phận tượng trưng cho phái nữ này đã được trả lại cho Thượng đế. Tôi quá kiên cường và quá cứng cỏi. Trước đây tôi đã từng ước bản thân mình là một người đàn ông, nhưng bây giờ khi tôi thực sự giống một người đàn ông, với bộ ngực bằng phẳng, tôi bỗng thấy trống rỗng và mất đi tự tin … ”

Mặc dù ngực của Nancy đã bị cắt bỏ, ma nạn thực sự của cô ấy cũng bắt đầu từ việc điều trị hóa trị…

Loạt bài về “Y Sơn dạ thoại” là những trải nghiệm của người tu luyện Pháp Luân Đại Pháp trong quá trình thực hành theo chân lý vũ trụ “Chân, Thiện và Nhẫn” đã có nhận thức sâu sắc về nhân thể, sinh mệnh và vũ trụ, cũng như nhận thức hoàn toàn mới về văn hóa và nghệ thuật chính thống của nhân loại. Nếu bạn quan tâm đến khám phá bí ẩn của vũ trụ, sinh mệnh và thân thể người thì hãy tìm hiểu loạt bài này của chúng tôi, để cùng cảm ngộ cuộc sống bằng những ý tưởng mới và tư duy mới, tìm ra chân tướng của sinh mệnh.

Dịch từ: http://big5.zhengjian.org/node/262077