Phân tích một vài quan niệm thường thấy về quan nghiệp bệnh

Tác giả: Đệ tử Đại Pháp tại Nhật Bản

[Chanhkien.org] Trong nhiều lần lặp lại quan nghiệp bệnh, cuối cùng tôi phát hiện ra có một số quan niệm con người hết sức trí mạng ngăn trở tôi chân chính bước ra khỏi ma nạn. Sư phụ giảng:

“Trong tu luyện mà thêm vào bất kể cái gì của con người cũng đều cực kỳ nguy hiểm.” (Tinh tấn yếu chỉ – Nhổ tận gốc)

Tôi cứ mãi không thể từ nội tâm mà nhận định rằng chịu khổ tiêu nghiệp là việc tốt, điều đó cho thấy tư duy quan niệm con người trong tôi đang chiếm thế thượng phong, không xoay ngược cái quan niệm này trở lại thì sao có thể bước ra khỏi giả tướng nghiệp bệnh đây? Như vậy chẳng phải sẽ khiến bản thân từ đầu tới cuối cứ bị hãm trong ma nạn sao? Bởi vì nếu không cải biến quan niệm con người, cựu thế lực sẽ không buông bỏ để bạn vượt quan.

Quan niệm: Cho rằng đó là bệnh

Có học viên có thể không cho rằng mình đang mắc bệnh, không cho rằng bản thân mình có chủng khái niệm của người thường đối với bệnh, nhưng vì sao khi thân thể biểu hiện xuất ra cái gọi là: “bệnh” thì lại vẫn liên hệ tương ứng với bệnh đó. Tôi từng nghe một đồng tu nói tim cô ấy khó chịu như có triệu chứng của bệnh nào đó, có đồng tu nói nghiệp bệnh hiện tại của cô giống với bệnh nào đó đã từng mắc trước lúc tu luyện v.v. Còn có người trên miệng nói là không có bệnh, nhưng lại đem triệu chứng của giả tướng nghiệp bệnh biểu hiện ra liên hệ với triệu chứng bệnh nào đó, liên hệ đối ứng. Có người nói tôi không nghĩ đó là bệnh mà chỉ là đang tiêu nghiệp của loại bệnh nào đó thôi, kỳ thực đó không phải là bạn tự coi bệnh cho mình rồi sao? Mặc dù giai đoạn này còn chưa đi chữa trị. Kiểu chẩn đoán này không phải coi nó thành bệnh rồi sao? Căn bản nếu không có quan niệm về bệnh thì còn chẩn đoán gì đây? Một đứa trẻ không mang bất kỳ quan niệm gì về bệnh thì dù có xuất hiện biểu hiện của nghiệp bệnh nào đi nữa, liệu nó có phân tích xem có liên quan đến bệnh nào không? Đó có thể là rất nhiều, rất nhiều những quan niệm trước đây hình thành nên trong kinh nghiệm chúng ta sinh hoạt trong xã hội người thường. Chúng ta đều coi đó là bình thường rồi nên căn bản cũng không phân biệt một chút xem quan niệm đó có phải là tự kỷ chân chính hay không? Ngoại trừ quan niệm trực tiếp cho rằng đó là bệnh một cách rất rõ ràng, thì việc liên tưởng đến bệnh một cách tương ứng như vậy thì kỳ thực cũng đã hình thành quan niệm đối với bệnh rồi.

Quan niệm: Chịu khổ, chịu nạn là việc xấu

Mặc dù giai đoạn đầu của nghiệp bệnh, tôi cũng coi giả tướng nghiệp bệnh là việc tốt, ngay sau đó đúng thật là có chuyển biến tốt, tôi cho rằng mình đã thực sự đạt đến cảnh giới đó rồi, nhưng khi nghiệp bệnh lặp lại, thời gian kéo dài, thống khổ nghiêm trọng hơn, khi sức chịu đựng vượt quá giới hạn thì bắt đầu bực bội bất an, không muốn chịu đựng nữa. Tôi hỏi bản thân vì sao không thể suy nghĩ như lúc ban đầu (coi chịu khổ là việc tốt). Tôi tự hỏi rồi trả lời, nguyên lai là do mình không muốn chịu đựng nỗi thống khổ này, nhưng tôi cũng biết làm một người tu luyện nếu như không thể cho rằng chịu khổ, tiêu nghiệp là việc tốt thì chẳng phải là cùng nhận thức với người thường sao? Đây chính là sự phân cách giữa việc muốn làm con người hay làm Thần.

Tôi phát hiện rằng quan niệm không muốn chịu khổ, chịu nạn đó đã cắm sâu rễ trong tâm tôi, ở không gian khác đã hình thành một tầng thân thể rồi. Nó kiên cố khống chế tư tưởng của tôi, khiến tôi khó mà phân biệt. Kết quả là: Ở trên đạo lý thì minh bạch rằng làm người tu luyện nên coi chịu khổ, chịu nạn là việc tốt, nhưng trong tâm lại không tiếp thụ nổi, kỳ thực chính là bị cái quan niệm chết cứng không muốn chịu khổ khống chế. Tiêu chuẩn cơ bản này của người tu luyện mà bản thân cũng không đạt được nên tôi bắt đầu cảm thấy buồn bã. Tôi liền lên mạng Minh Huệ xem các bài chia sẻ về chủ đề này của các đồng tu. Dù trong tâm tôi vẫn chưa hoàn toàn xoay ngược trở lại, trong tư tưởng cũng bắt đầu nói với bản thân một cách máy móc rằng: “chịu khổ, chịu nạn là việc tốt, là việc tốt”, cũng không ngừng nhẩm thuộc Pháp của Sư Phụ:

“Thực ra, lý tại xã hội nhân loại là phản lý trong vũ trụ. Con người có nạn, có thống khổ là để con người hoàn trả nghiệp, từ đó có tương lai hạnh phúc. Còn người tu luyện chính là chiểu theo chính lý mà tu luyện. Chịu khổ chịu nạn là cơ hội rất tốt để tiêu trừ nghiệp lực, tiêu trừ tội lỗi, tịnh hoá nhân thể, đề cao cảnh giới tư tưởng, và thăng hoa tầng thứ; đó là việc rất tốt; Pháp lý chân chính là như vậy.” (Tinh tấn yếu chỉ 3 – Càng về cuối càng tinh tấn)

Cứ như thế qua một giờ đồng hồ, tôi đột nhiên cảm giác dường như tôi với cái giả ngã không muốn chịu khổ kia xuất hiện một sự phân tách, cảm giác tôi và nó từng chút từng chút được bóc tách ra. Đến tận khi tôi có thể phân biệt ra, biết được nó thật sự không phải mình. Vẫn còn may mắn là trong quá trình chuyển biến này, vào mỗi lần vượt quan thường thì tôi đều biết hướng nội tìm chấp trước của bản thân, sau đó Sư phụ không ngừng giúp tôi loại bỏ những vật chất xấu trên thân thể, nếu như không có quá trình thực tu này, những vật chất dày đặc bao trùm lấy cơ thể ấy làm sao có thể để tôi trong thời gian ngắn mà thực sự bóc tách ra cái giả ngã không muốn chịu khổ kia đây?

Chính là từ trong tâm tôi biết rằng: Làm người tu luyện thì nên nghĩ rằng chịu khổ, chịu nạn là việc tốt, nhưng cảm giác trong tâm chưa làm được. Sau đó khi chân tâm thành ý hiểu rằng chịu khổ, chịu nạn thực sự là việc tốt, còn cái nhận định không phải việc tốt là giả ngã. Tôi nghĩ đến lúc đó nhất định là do Sư phụ giúp tôi thanh trừ tầng thân thể đó, nếu không tôi cũng không biết phải tiếp tục chịu bao nhiêu khổ nữa, trong tâm cảm kích rằng Sư phụ vì đệ tử mà làm hết thảy, chỉ có cách tinh tấn hơn nữa để báo đáp!

Quan niệm: Mắt nhìn thấy mới là thực

Trong lần vượt quan này tôi còn phát hiện thấy, chính là cái cảm thụ và triệu chứng hết sức thực tại của thân thể khởi tác dụng, bởi vì nó quá chân thực, triệu chứng biểu hiện lại hoàn toàn giống như người thường mắc bệnh vậy nên dễ bị giả tướng nghiệp bệnh làm mê hoặc. Nên cũng nói về quan niệm của con người, cho rằng nhìn thấy mới là thật, nếu không thay đổi đi thì cũng sẽ rất khó vượt quan. Người thường xuất hiện các loại triệu chứng, phản ứng thì cho là có bệnh, nhưng làm người tu luyện khi có biểu hiện của nghiệp bệnh thì không thể coi nó là bệnh. Bởi vì nếu bạn cho nó là bệnh cũng sẽ không siêu xuất khỏi nhận thức của người thường được. Vậy nên coi là gì? Đó chính là tiêu nghiệp, tịnh hoá thân thể, tăng công. Chúng ta ở trong mê là bởi vì chúng ta không nhìn thấy chân tướng ở đằng sau. Nếu chúng ta xác thực có thể thấy rằng mỗi lần chúng ta thống khổ thì Sư phụ ở không gian khác đã giúp chúng ta tịnh hóa một tầng thân thể rồi, thấy những vật chất bại hoại được chuyển hoá thành đức. Đảm bảo rằng dù cho thân thể có khó chịu bao nhiêu đi nữa thì hẳn là trong tâm vẫn sẽ vui vẻ chịu nhận. Khi bạn chuyển biến cái quan niệm cho rằng “nhìn thấy mới là thật” ấy của con người thì sẽ xuất hiện sự việc như Sư phụ giảng:

“Tốt xấu xuất tự một niệm” (Chuyển Pháp Luân)

Bởi vì cái bạn động là Thần niệm (con người sẽ không nghĩ thế) kỳ tích tương ứng cũng sẽ xuất hiện. Cho dù có quan sẽ kéo dài lâu một chút, triệu chứng có mãnh liệt một chút, thì đó không phải nói lên rằng nghiệp được tiêu nhiều hơn một chút, thân thể được cải biến nhiều hơn một chút sao?

Các bạn đồng tu, cái thực sự tạo nên những thống khổ cho chúng ta là những quan niệm người thường kia, nó kiên cố khống chế chúng ta, sợ bị chúng ta tiêu diệt, nên không ngừng lèo lái chúng ta, khiến chúng ta cho rằng nó là tự kỷ chân chính, từ đó khiến chúng ta không cách nào vượt quan. Cái mà chúng ta buông bỏ thực ra chính là căn nguyên của việc chúng ta phải chịu khổ chịu nạn. Chúng ta chỉ có thể là không ngừng buông bỏ những quan niệm người thường mới có thể xung phá trùng trùng ngăn trở được đặt ra trên con đường người thành Thần, chân chính đạt được tiêu chuẩn của Thần.

Trên đây là thể ngộ ở tầng thứ sở tại, có chỗ nào chưa đúng với Pháp, xin hãy từ bi chỉ rõ.

Dịch từ http://www.zhengjian.org/node/266365