Chính Pháp chi hành (5): Đến Bắc Kinh chứng thực Pháp

Tác giả: Văn Thiện

[ChanhKien.org]

2. Đến Bắc Kinh chứng thực Pháp

(1) Ngày 21 tháng 7 năm 1999

Vài ngày trước 20/7, cơ quan công an của nhiều thành phố và các quận khác nhau đột ngột bắt giữ nhiều học viên Pháp Luân Công. Một công pháp tốt như vậy lại bị cấm, điều này khiến người ta không cách nào giải thích được. Bắt đầu từ sáng ngày 21/7/1999, hơn một vạn học viên thành phố chúng tôi không hẹn mà gặp, đã đến tỉnh ủy phản ánh tình huống. Chúng tôi cử hai đại diện, trong đó có một đồng tu họ Lý tốt nghiệp Đại học Nhân Dân, biểu hiện của anh ấy rất đáng nể. Thế nhưng, bên ngoài ập đến rất nhiều xe cảnh sát, cảnh sát bắt đầu bắt người, đánh người. Những học viên đứng ở hàng đầu khoác tay nhau để không cho cảnh sát bắt, một lúc sau, lại có thêm nhiều cảnh sát nữa và họ bắt đầu kéo chúng tôi lên xe từng người một. Họ kéo tôi đến trước cửa xe cảnh sát, tôi không lên xe mà chạy về chỗ cũ và hét lớn: “Chúng tôi là người tốt, không phải người xấu, tại sao lại bắt chúng tôi?” Họ bắt tôi ba, bốn lần, tôi đều chạy ngược trở lại. Sau đó, có hai cảnh sát đến và ném tôi vào trong xe, bắt tôi quỳ hai chân trên sàn xe. Khi ấy nhìn thấy một nam đồng tu bị công an đánh, tôi bèn la lên: “Cảnh sát không được đánh người!” Cảnh sát quát mắng tôi. Chúng tôi bị đưa đến sân vận động, bên trong đã có rất nhiều người bị bắt, hơn nữa vẫn đang tiếp tục bắt người. Còn có một đồng tu, cảnh sát cơ bản là không bắt anh ấy, mà là anh ấy tự đi vào, mọi người đã nhiệt tình cho anh ấy một tràng pháo tay!

Sân vận động khổng lồ chẳng mấy chốc đã chật kín những người bị bắt, nắng tháng Bảy rất độc, thời tiết vô cùng oi bức, chúng tôi đã ở trong sân vận động phơi nắng cả ngày mà không ăn uống gì. Đến tối, có rất nhiều xe buýt và xe cảnh sát đến đón người, nhưng đón đi đâu thì không cho chúng tôi biết. Tôi nghĩ không nên lên xe cùng họ, nhưng tất cả chúng tôi đều đến đây một cách tự phát, không có tổ chức, cũng không có người liên lạc. Nhiều người đã lên xe, tôi ngộ rằng chúng tôi nên ở lại chứ không nên rời đi, bởi vì tỉnh ủy vẫn chưa đồng ý thả người, nhưng có sốt ruột cũng vô ích. Cứ thế, hết xe này đến xe khác, chẳng bao lâu đã áp tải mọi người đi hết toàn bộ. Tôi cũng bị áp tải lên tầng trên của văn phòng quận, bên trong đã ngồi kín hơn 200 người, chúng tôi phải đăng ký lần lượt mới được thả về nhà.

(2) Ngày 22 tháng 7 năm 1999, đến Bắc Kinh

Ngày hôm sau, ngày 22 tháng 7, từ trước lúc bình minh, các học viên đến thỉnh nguyện đã ngồi kín khu vực gần Tỉnh ủy, ước chừng có khoảng 10.000 người. Trời vừa sáng, công an và cảnh sát liền ập đến, đông hơn cả ngày hôm trước, lại có cả xe cảnh sát và xe tải cỡ lớn. Công an cứ thấy người liền đánh. Có đến mấy người xúm lại đánh một học viên Pháp Luân Công, họ cố sức túm tóc của nữ học viên và kéo lên xe cảnh sát. Cứ như vậy từng xe từng xe đến áp tải người đi. Tôi nghe nói mọi người bị áp tải tới một nơi rất xa thành phố, đến tận khuya hôm đó mới được thả về nhà, giày của các học viên la liệt trên mặt đất. Nhìn hết thảy những gì xảy ra ở nơi này, tôi thất vọng hoàn toàn với Tỉnh ủy, vậy nên chiều hôm đó tôi quyết định lên đường đi Bắc Kinh. Khi đến ga xe lửa, tôi thấy cảnh sát mặc thường phục theo dõi khắp nơi, đặc biệt là hễ trông thấy những người trạc tuổi tôi tập trung thành nhóm liền đến tra khảo, ngay lúc ấy đã có học viên bị đuổi ra khỏi ga tàu, còn có một đồng tu nam bị cảnh sát đánh đập và lôi đi. Khi tôi bước lên tàu, cảnh sát đứng canh ở lối vào toa, tra hỏi tất cả những người đi qua: “Đến Bắc Kinh làm gì? Đi với ai? Công tác ở đơn vị nào?,…” Nhiều học viên chúng tôi đã bị chặn lại, phải quay về không ít. Không nhiều người thực sự lên được tàu. Nếu tôi không nói là đi giải quyết công việc thì cũng đã không lên nổi tàu. Lên tàu rồi, người bên trong rất đông, vé của chúng tôi là vé đứng, tôi bèn đi xuống cửa toa cuối cùng tìm chỗ ngồi một lát.

Dọc đường từ ga tàu đến Bắc Kinh, chỗ nào cũng có cảnh sát, hết lần này đến lần khác tra hỏi tôi ở đơn vị nào, đến Bắc Kinh làm gì. Tôi vừa xuống tàu ở Bắc Kinh, đã thấy rất nhiều công an, họ không xuất trình giấy tờ gì, mà cứ vậy lần lượt mở từng túi hành lý, giở đến khi thấy sách Pháp Luân Công thì đưa người đi mất.

Tôi đến khách sạn và nhìn thấy trên tường có thông báo không nhận học viên Pháp Luân Công. Lúc tôi đang đi bộ trên đường gần Trung Nam Hải, có một sinh viên đại học khoảng 20 tuổi đeo kính khẽ hỏi tôi có phải Pháp Luân Công không. Tôi nói lên Bắc Kinh xử lý công việc. Tôi vừa đến nơi còn chưa hiểu chuyện gì, lại không quen biết người này, sao có thể nói cho cậu ấy tôi là học viên. Thế nhưng đi rồi nghĩ lại tôi chợt không biết có phải cậu ấy đến đón mình không, tôi có chút hối hận, nhưng cũng đã đi rất xa rồi.

Tôi trọ ở một khách sạn không xa Bắc Hải và thật sự hy vọng có thể gặp được các đệ tử Đại Pháp khác. Tôi đã dành cả nửa ngày ở Công viên Bắc Hải mà không thấy bóng dáng mọi người, đành chán nản ra về. Thật là sốt ruột! Lúc này, một cô gái từ Thanh Đảo đến chỗ chúng tôi để trả phòng, cô ấy bước đến giường tôi và nói: “Sinh vô sở cầu” (Hồng Ngâm – Vô Tồn) và tôi trả lời “Tử bất tích lưu” (Hồng Ngâm – Vô Tồn). Cả hai chúng tôi khẽ tin tưởng gật đầu mỉm cười. Tôi nói tìm không ra học viên của chúng ta nên rất sốt ruột, cô ấy bảo tôi ngày mai đến trước trung tâm thương mại Tây Đơn, hàng ngày có rất nhiều người của chúng ta ở đó. Cô ấy cũng kể đã đến Thiên An Môn hai ngày trước và thấy cảnh sát đang bắt học viên chúng ta trước Thiên An Môn, bắt nhốt đầy một xe cảnh sát. Cô ấy chạy vào trong, nhưng cảnh sát không bắt mà còn đẩy cô ra. Cô ấy mới kết hôn không lâu đã rời nhà (lên Bắc Kinh), khi nghe tin chồng đến Bắc Kinh để tìm cô ấy trở về, cô nói sẽ tuyệt đối không về. Mỗi ngày, cô đều đi khắp nơi để liên lạc với các đồng tu của chúng tôi, khuyến khích đồng tu không nên về nhà, củng cố lòng tin cho mọi người. Chúng tôi nói chuyện được một lúc thì cô ấy rời đi.

Vào buổi tối, có thêm hai người phụ nữ đến phòng chúng tôi. Một người khoảng 30 tuổi với đứa con hơn một tuổi, người còn lại là mẹ chồng của cô ấy, bà cụ khoảng 60 tuổi. Tôi không biết đây có phải là đồng tu không, bèn cố gắng trò chuyện với họ, hóa ra họ có tổng cộng bốn người, và một trong số đó là người phụ trách địa phương. Ngày hôm sau, chúng tôi cùng nhau đến trung tâm mua sắm Tây Đơn, đến nơi liền thấy rất nhiều người, đâu đâu cũng có các nhóm mấy người đang tụm lại nói chuyện, tôi biết ngay đây đều là học viên. Vậy nên tôi lại gần nói chuyện cùng mọi người, lúc này tôi mới biết họ đều từ các địa phương khác nhau trên cả nước đến Bắc Kinh trước đó vài ngày, nghe nói ngày 21/7 có rất nhiều học viên đã bị bắt ở Trung Nam Hải.

Những học viên lên Bắc Kinh sau 22/7 đều không thực sự hiểu rõ lắm rằng nên dùng phương thức nào để chứng thực Pháp, mỗi ngày đều đến trung tâm mua sắm Tây Đơn đợi tin, xem xem có tin tức về hoạt động ở nơi nào đó không. Bởi chúng tôi vẫn cho là sẽ có thỉnh nguyện giống như ngày 25/4, thế nhưng liền mấy tuần trôi qua không có tin tức gì. Mọi người cùng nhau thảo luận, cảm thấy hiện tại không giống tình huống trước kia, không thể có hoạt động gì được nữa rồi. Lúc này, có rất nhiều học viên cảm thấy cứ đợi như vậy cũng không ích gì, lại có học viên cho rằng đã đến được Bắc Kinh thì cũng như hoàn thành xong nhiệm vụ rồi, cho nên bắt đầu quay về. Nhưng cũng có một số người không muốn về nhà, muốn tiếp tục đợi thêm một thời gian nữa. Tâm tưởng của tôi là đến duy hộ Đại Pháp, sao có thể đến rồi bèn quay về? Tôi phát nguyện trong tâm rằng nếu “Pháp” không được chính lại thì quyết không quay về. Mỗi ngày tôi đều thảo luận cùng các đồng tu, nói cho mọi người cách nghĩ của tôi, rằng tôi ngộ ra vì sao không nên quay về, giúp mọi người kiên định tín tâm, khuyên mọi người không nên quay về, rằng Bắc Kinh cần chúng ta. Chúng tôi không làm gì cả, chính là cứ bảo lưu tại đây thì lãnh đạo Trung ương cũng phải bắt đầu chú ý, nếu người đông lên, chúng ta sẽ hình thành một lực lượng Chính Pháp cường đại.

(còn tiếp)

Dịch từ: http://big5.zhengjian.org/node/22167