Chính Pháp chi hành (2): Học Pháp luyện công

Tác giả: Văn Thiện

[ChanhKien.org]

Từ sau khi bắt đầu luyện công, có những khi tôi luyện công ở nhà mà ngồi song bàn hễ đau liền không muốn nhẫn chịu, bởi vậy tôi liền đến công viên luyện công. Có một buổi sáng sớm vì nhìn nhầm giờ nên tôi đã đến quá sớm, lúc đó trên đường trời còn tối như mực, công viên cũng rất ít người, điểm luyện công cũng không có ai, khi đó mới nhận ra rằng hôm nay mình đã đến sớm. Vậy nên tôi một mình bắt đầu luyện bài Pháp luân trang pháp, cảm giác hôm nay ôm bão luân quả là mỹ diệu, có người đi ngang qua chỗ tôi luyện công liền nói rằng tại đây có một mùi hương thoang thoảng như mùi cỏ thơm, tôi ngộ ra rằng vì sao hôm nay mình lại đến sớm như vậy, không có chuyện gì là ngẫu nhiên, đây là Sư phụ điểm hoá tôi nên đến công viên sớm để luyện công.

Trong lòng tôi nghĩ rằng, công viên tối như vậy lại đều toàn là cây cối rậm rạp, một mình ở tại đó thì có chút hơi sợ hãi, vậy nên tôi đã tìm thêm hai đồng tu mà không có vướng bận gia đình có thể cùng tôi đến công viên luyện công từ sáng sớm. Tuy nhiên hai đồng tu này thì có ngày tới có ngày không, lúc này trong lòng tôi mới thầm thỉnh cầu với Sư phụ: Sư phụ xin Ngài giúp con tìm được một đồng tu mà ngày nào cũng có thể đến công viên sớm để luyện công. Quả nhiên mấy ngày sau liền xuất hiện một cặp vợ chồng, họ đến công viên luyện công từ rất sớm, hơn nữa ngày nào cũng đến, một khi đã ngồi song bàn liền ngồi liền hai giờ đồng hồ mà còn có thể tĩnh xuống được, còn tôi thì chỉ cần vắt chân ngồi song bàn là bắt đầu đau, đau đến nỗi thấu cả vào tâm can, mỗi lần như vậy đều phải đổi chân hai lần mới có thể hoàn thành hai tiếng song bàn luyện công.

Lần đầu tiên chân đau đến cực điểm tôi mới bỏ chân xuống, có những lúc đau đến phát khóc cũng không tháo chân ra. Cứ như vậy, ngày này qua ngày khác, bất luận là trời có đổ mưa, gió lớn có thổi hay tuyết có rơi, tôi vẫn cứ kiên trì như vậy, mỗi ngày đến công viên từ 2 rưỡi sáng luyện song bàn hai tiếng đồng hồ, ôm Pháp Luân một tiếng. Sau một năm kiên trì như vậy, cuối cùng tôi đã có thể ngồi song bàn 2 tiếng một cách thoải mái, hơn nữa còn thường xuyên nhập định, đúng là phó xuất bao nhiêu đắc được bấy nhiêu.

Có một lần tôi dậy muộn, đến điểm luyện công đã hơn 3 giờ sáng, tại điểm luyện công đã có rất nhiều đồng tu đang ngồi đả toạ luyện tĩnh công, tôi vừa ôm Pháp Luân vừa trách móc bản thân mình. Sau khi ôm bão luân một tiếng, tôi liền tìm một nơi để luyện tĩnh công. Trong lòng tôi thầm nghĩ, hôm nay nhất định phải ngồi đả toạ hai tiếng, nếu không quyết không tháo chân ra. Tôi tìm đến một nơi phía trước là mặt hồ, phía sau lưng là núi, ngồi tại đó đả toạ. Ngồi đến khi chỉ còn 10 phút nữa là kết thúc thì tôi chịu không được nữa, đau đến nỗi trào cả nước mắt, lúc này cảm giác thấy trong đầu chỉ còn sót lại một chút tư duy, cảm giác vô cùng mỹ diệu, lần đó cuối cùng tôi cũng vượt qua được khảo nghiệm song bàn hai tiếng liên tục.

Mỗi ngày vào buổi sáng khi tôi luyện công, luôn có hai người luyện công pháp khác ở bên cạnh chúng tôi mà làm ra những chủng loại âm thanh khác nhau, việc này kéo dài trong suốt một năm, sau đó hai người bọn họ mới rời đi. Tôi ngộ ra rằng hai người này đã lấy xong món nợ mà tôi thiếu của họ vì vậy liền không cho phép họ tiếp tục can nhiễu tôi luyện công nữa. Có một lần trong thời tiết giá lạnh của mùa đông, ngoài trời gió thổi rét buốt và có tuyết rơi, một đồng tu luyện cùng tôi gọi điện đến nói rằng ngày mai sẽ không ra ngoài luyện công nữa, tôi nhìn ra ngoài trời tuyết đang rơi và nghĩ rằng mình cũng muốn ở nhà luyện công, đúng lúc này con gái tôi mới nói rằng: mẹ còn là người luyện công hay không? Có một chút khổ này cũng không chịu được sao? Nghĩ lại lời của con gái nói, đây chẳng lẽ lại là lời của con hay sao? Chẳng phải là Sư phụ đang mượn miệng của con gái điểm hoá cho tôi hay sao? Sư phụ giảng rằng, những vị Phật ở trên trời muốn tìm chút khổ để chịu cũng tìm không ra, còn tôi có khổ mà còn không dám chịu đựng, tôi liền nghĩ rằng ngày mai bất luận là thời tiết như thế nào tôi cũng sẽ dậy sớm luyện công. Sáng hôm sau ngủ dậy, chiếc xe đạp của tôi vì trời quá lạnh khiến cho ổ khoá của nó bị kẹt lại, không mở ra, tôi đành phải vừa đi bộ vừa chạy đến công viên, điểm luyện công chỉ có một mình tôi, tôi ngồi ở đó luyện tĩnh công mà tuyết phủ đầy trên người, sau khi luyện xong tôi phủi tuyết sạch sẽ và đợi các học viên khác đến sau luyện công. Ngày hôm đó tôi đã thể ngộ sâu sắc được như thế nào là lấy khổ làm vui, sau đó tôi đọc được mấy câu đầu trong “Hồng Ngâm” bài “Khổ kỳ tâm chí” Sư phụ có viết: “Viên mãn đắc Phật quả – Lấy chịu khổ làm vui – Nhọc thân không tính khổ – Tu tâm khó qua nhất…”, quả đúng là nội hàm thật sâu sắc!

Ngay cả vào trong thời điểm Tết âm lịch tôi cũng không bỏ lỡ việc luyện công, có thể làm được điểm này chính là vì tôi có cơ sở học Pháp tinh tấn. Trong những đêm mùa đông trời lạnh giá, khi học Pháp cảm thấy buồn ngủ tôi liền dùng nước lạnh vỗ lên mặt, khiến cho bản thân mình trở nên tỉnh táo để học Pháp được nhiều hơn một chút, cứ như vậy trong ba năm liền tôi đã đọc thông hơn ba trăm lần Chuyển Pháp Luân, lại còn học thuộc được một lượt cả cuốn sách. Mỗi ngày trong khi đi bộ, nấu cơm, bất luận là làm việc gì, thời thời khắc khắc tôi đều dung hoà vào trong Pháp. Trong lúc học Pháp tôi đều ngồi trong thế kiết già, bất luận trên thân thể có khó chịu thế nào đi nữa tôi vẫn kiên trì ngồi kiết già học Pháp, tối nào cũng học ba bài giảng. Chính bởi vì vào lúc đó tôi dụng tâm học Pháp mà sau này tôi có thể đường đường chính chính bước ra khỏi mấy trại cải tạo cưỡng bức, mọi sự tín tâm đối với Pháp đều đến từ trong Pháp.

Tôi có một tâm chấp trước rất mạnh, đó là bất luận bản thân tinh tấn như thế nào nhưng hễ tâm tự ti xuất hiện tôi liền không muốn học Pháp luyện công nữa, thậm chí còn có những lúc xuất hiện ý nghĩ không muốn tu luyện nữa, điều này khiến tôi cảm thấy vô cùng thống khổ không cách nào tự mình vượt lên. Nghiệp tư tưởng này cứ mãi can nhiễu tôi.

Có một lần khi đi trên đường tôi bắt gặp một đồng tu nam, đồng tu này nói những điều như: tôi tu luyện thật kém quá, hơn một năm nay chẳng thấy biến chuyển gì. Khi tôi nghe được những điều này cảm thấy vô cùng tự ti, nghĩ rằng bản thân mình đã nỗ lực tu luyện nhiều đến vậy mà vẫn cứ đề cao lên rất chậm, tôi đau lòng quá liền bật khóc, trong lòng liền không muốn học Pháp nữa. Đúng lúc đó chồng tôi kêu tôi xuống lầu đi mua đồ.

Có một ông chủ tiệm ăn rất thân thiết với tôi, dẫn tôi vào một gian phòng trong nhà hàng để đón tiếp, khi vừa bước vào trong tôi liền nhìn thấy trên bức tường của phòng có dán dòng chữ: “Tính cách đáng thương nhất chính là sự tự ti”. Tôi lập tức ngộ ra rằng, Sư phụ vì để khiến cho chúng ta có cơ hội đề cao đã phải dụng tâm rất nhiều, tâm tự ti liền tiêu biến mất, vào chính khoảnh khắc đó tín tâm của tôi tròn đầy. Nhưng một thời gian không lâu sau, tâm tự ti lại xuất hiện trở lại, có những lúc tôi cảm nhận rằng bản thân mình là người tiểu đạo thế gian, có những lúc lại cảm nhận rằng bản thân là người mà như trong Chuyển Pháp Luân Sư phụ có viết: “…ở mỗi lớp học nào cũng có 5%, 10% số người là không theo lên được”. Có những lúc tôi cảm thấy rằng nghiệp lực của bản thân quá lớn sẽ tu không thành, cho cả ngay đến thời điểm này nghiệp tư tưởng này vẫn cứ can nhiễu đến tôi, tuy nhiên có Pháp ở đây, còn có sự cổ vũ khích lệ từ phía đồng tu khiến cho tôi có thể tiêu trừ đi được chủng tâm chấp trước này.

(còn tiếp)

Dịch từ: http://big5.zhengjian.org/node/22164