Thành ngữ điển cố: “Ngàn dặm một ngày”

Đường Liên chỉnh lý

[ChanhKien.org]

[Giải nghĩa]

Hình dung sự tiến bộ hoặc phát triển cực kỳ cấp tốc.

[Câu ví dụ]

Học viên Pháp Luân Công giảng chân tướng cứu độ chúng sinh tốc độ rất nhanh, đạt được đà ngàn dặm một ngày, số người làm tam thoái đã vượt 160 triệu người.

[Cận nghĩa / phản nghĩa]

Thuấn tức thiên lý / Đình chỉ bất tiền

Thành ngữ này xuất xứ từ “Trang Tử • Thu Thủy”.

Tương truyền, có người được gọi là Tạo Phụ, rất giỏi việc khống chế những con ngựa dữ. Tạo Phụ tìm được cho Tây Chu thiên tử Chu Mục Vương tám con ngựa tốt. Mục Vương có được đám ngựa tốt này liền gọi chung là “bát tuấn”. Mục Vương cho Tạo Phụ đem tám con tuấn mã này thắng vào xe, chuẩn bị đi chơi đến vùng xa xôi phía tây. Một hôm, Mục Vương đem việc triều chính giao lại cho mấy vị đại thần thân tín, còn mình thì ngồi trên xe ngựa do Tạo Phụ điều khiển, nhắm hướng tây xuất phát. Tạo Phụ quất dây cương, hô nhẹ một tiếng, tám con tuấn mã liền tung bốn vó chạy về phía trước. Chỉ thấy cảnh vật hai bên trái phải rất nhanh lui về phía sau. Bọn họ đi tới dưới chân núi Côn Lôn thuộc nước Tây Vương Mẫu.

Tây Vương Mẫu cùng Mục Vương đi ngắm cảnh đẹp trong nước, Mục Vương thưởng cảnh lòng dạ vui sướng, chớp mắt đã một tháng trôi qua. Sẩm tối một ngày nọ, Tạo Phụ đột nhiên dẫn đến một võ sĩ mồ hôi đầm đìa, đem tới một phong mật thư. Trung thư viết rằng, Từ Yển Vương ở phía đông biết thiên tử rời Cảo Kinh lâu ngày, liền thừa cơ khởi binh tạo phản. Mục Vương lập tức lệnh cho Tạo Phụ chuẩn bị xe, tức khắc lên đường về đông. Tạo Phụ thấy Mục Vương nhìn Tây Vương Mẫu lưu luyến không rời, sợ ông đổi ý, liền giơ roi lên quất mạnh, bát tuấn nhất thời tung vó, phi ngàm dặm một ngày hướng về phía đông, chỉ đi hết ba ngày ba đêm đã về đến Cảo Kinh.

Từ Yển Vương thấy thiên tử đã hồi kinh lại còn thân chinh chiến đấu, thì không khỏi tâm thần đại loạn, bị đánh tan tác tơi bời, chết trong đám loạn quân.

Dịch từ: http://zhengjian.org/node/129428