Không cấp thị trường cho “tâm ỷ lại”

Đệ tử Đại Pháp từ Trung Quốc Đại lục

—Từ việc đồng tu bị bức hại bàn về sự nguy hại của tâm ỷ lại—

[ChanhKien.org]

Một thời gian trước, nhiều đồng tu trong khu vực chúng tôi đã bị bức hại, bắt cóc và lục soát nhà, một số đồng tu đến nay vẫn chưa quay về. Những đồng tu bị bắt cóc và lục soát nhà đều có một điểm chung, đều thể hiện qua một chữ “lớn”. Người thì có điểm tài liệu lớn và toàn diện, người thì có điểm tài liệu lớn, hoặc có điểm học Pháp lớn. Mượn lời của đồng tu thì lần này những người bị bức hại đều là tinh anh của địa phương, có thể nói ai nấy đều rất khá, nhưng tại sao những đồng tu thuộc hàng tinh anh như vậy lại lần lượt bị bức hại? Xét từ góc độ tu luyện cũng như việc hình thành các điểm tài liệu và điểm học Pháp lớn, tôi thấy rằng “tâm ỷ lại” là một trong những lý do chính.

Nguy hại lớn nhất của tâm ỷ lại là tạo ra áp lực quá mức cho người bị ỷ lại khiến trạng thái tu luyện của đồng tu này bị tuột dốc.

Đồng tu A là một trong những người bị bức hại, trong nhà cô, ngoài vận hành máy in phục vụ cho bản thân, rất nhiều đồng tu trong hạng mục khác cũng gửi các loại tài liệu làm ra cho hạng mục của họ đến nhà cô (để in ấn), quay qua quay lại chẳng mấy chốc đã hình thành một điểm tài liệu “lớn và toàn diện”. Lý do cho việc này là nhiều đồng tu đều rất quen với cô ấy, biết rằng cô có năng lực làm việc và có thể điều chuyển tài liệu qua lại rất nhanh. Hơn nữa, tài liệu đầy đủ và toàn diện, muốn loại gì có loại nấy, mọi người đến lấy tài liệu thường sẽ không phải về tay không. Tại đây tôi không nói rằng chúng ta không nên gửi tài liệu đến chỗ đồng tu, mà quan trọng là tốt hơn hết bạn nên biết trạng thái tu luyện gần đây của đồng tu ra sao, căn theo tình hình mà gửi. Bạn cũng có thể dựa trên những gì mình thông thuộc để mở các kênh trung chuyển tài liệu mới, tận sức giảm bớt áp lực cho đồng tu. Vậy nên cơ điểm khi chúng ta làm việc và trạng thái tu luyện của đồng tu rất trọng yếu. Trước thời điểm cô ấy xảy ra chuyện khoảng hơn hai tháng, có lúc cô ấy học Pháp suýt làm rơi sách, phát chính niệm thường xuyên gục tay. Trước đó tôi đã nói cô ấy nhiều rồi nên lần này không chủ động khuyên nữa mà thay vào đó tôi nhờ các đồng tu xung quanh nhắc nhở. Tư tâm của bản thân, tình đồng tu và loại quan niệm “nói cũng chẳng tác dụng gì” đã cản trở tôi, cũng đã hại cô ấy rồi.

Nhiều đồng tu nhận xét đồng tu B là người có năng lực và không có tư tâm. Không có tư tâm tất nhiên là tốt, nhưng có lẽ chỉ đơn giản là bề ngoài, tu luyện không phải xét “làm việc”, mà là xét “tâm tính”. Các đồng tu xung quanh còn ngưỡng mộ cô ấy, cho rằng bản thân kém cô ấy quá xa. Người đến hỏi tài liệu đông, tài liệu cần đến sẽ nhiều, máy móc trong nhà cũng sẽ tăng lên. Cách nghĩ của cô ấy rất đơn giản, có nhiều máy thì cái này hỏng còn có cái kia, đảm bảo vận hành như ý, cũng có thể bảo đảm tài liệu ra kịp nhu cầu. Tài liệu chỗ cô ấy cơ bản đều được đóng thành các bao lớn, ai đến lấy tài liệu cần bao nhiêu cô ấy đều cung cấp. Đúng như đồng tu nói: Cô ấy rất vô tư, rất ít nghĩ cho bản thân mình. Nhưng thời gian của cô ấy bị chiếm dụng một lượng lớn, thể lực, tinh lực không theo kịp, tình trạng tu luyện càng ngày càng sa sút. Lần trước sau khi bị bức hại quay về, cô ấy chỉ phát chính niệm được vài giây đồng hồ là người bắt đầu nghiêng ngả, tiếp đó là đổ tay, trước khi xảy ra chuyện thì có chuyển biến khá hơn một chút, nhưng ngồi 5 phút thì cũng chỉ được 2 phút đầu, sau đó lại như cũ, mọi người đã nghĩ rất nhiều cách nhưng cũng không mấy hiệu quả.

Ỷ lại và bị ỷ lại là một loại quan hệ gây hại lẫn nhau

Vì đồng tu A có rất nhiều việc, những chuyện cần làm hàng ngày đều quá nhiều và quá cần tập trung, vừa phải gửi tài liệu về các vùng quê, vừa phải tìm lại các đồng tu cũ, cùng lúc còn cần lập và duy hộ các điểm học Pháp mới, lịch trình sắp đến kín mít. Tài liệu trong nhà cũng xếp thành từng chồng, buông việc này lại ôm việc khác, hiếm khi thấy cô ấy rảnh rỗi, thường thường buổi tối cô ấy nằm nghỉ rồi tiện thể ngủ luôn trên ghế sofa. Những lúc cao điểm bận rộn, hễ có người đến nhà mà có chút thời gian, cô liền nhờ làm cùng. Thế nhưng, cách làm việc ôm đồm như vậy sẽ khiến những đồng tu xung quanh làm việc dưới ánh hào quang của bạn, từ góc độ nào đó mà xét thì không gian phát triển của họ vô hình trung đã bị bạn áp chế cứng lại, sự ôm đồm và bao bọc cũng khiến họ hình thành việc ỷ lại và phụ thuộc vào bạn, hai bên tương tác và sinh ra một loại phản ứng hóa học không tốt. Một lần, tôi đến chỗ đồng tu A có việc, cô ấy cũng vừa từ ngoài về, đang định ăn trưa, lúc này có một đồng tu đến lấy tài liệu, nán lại không lâu, chỉ lấy tài liệu xong nói vài câu rồi rời đi. Đồng tu A bảo tôi: “Bạn xem, tôi vừa bước vào nhà chưa kịp ăn miếng cơm đã có 3 lượt người đến rồi.” Nghe xong câu này tôi liền cảm thấy đồng tu xoay sở thật không dễ dàng.

Có lần đồng tu B giữ tôi lại ăn tối, đồ ăn là bí đỏ và táo luộc, tôi chưa ăn như vậy bao giờ nên hỏi cô ấy sao lại ăn thế này, cô ấy nói bí đỏ coi như ăn cơm, táo là trái cây, ăn một lượt cả cơm và trái cây, tiết kiệm thời gian. Tôi nghe xong trong tâm quả thực thấy khó chịu, vì để có tài liệu đủ số lượng kịp thời gian cho các đồng tu, thậm chí là để dư ra thêm chút tài liệu mà đến cả việc ăn cơm cô ấy cũng phải động não nghĩ cách. Có lúc đêm khuya thanh vắng, phát chính niệm xong cô ấy còn làm tài liệu thêm hai tiếng đồng hồ, thực sự quá vất vả. Những đồng tu muốn đến lấy tài liệu, bạn vừa tiết kiệm thời gian, tiết kiệm sức lực, vừa bớt được việc lại bớt hao tâm, nhưng bạn đã từng nghĩ đến phó xuất của đồng tu làm tài liệu chưa? Cái giá của sự ích kỷ chẳng phải quá cao hay sao? Sự ỷ lại của bạn đã đẩy đồng tu rơi vào một loại công việc phức tạp lặp đi lặp lại. Tôi không muốn so sánh các đồng tu với con quay hay đồng hồ lên dây cót, cứ vận hành như một cái máy, nghĩ đầy trong đầu chỉ toàn là làm việc thế nào, tâm không tĩnh xuống nổi. Xung quanh bạn thực sự không có những đồng tu như thế này ư?

Đồng tu D là người chính trực và có chính niệm ​​mạnh. Mọi người nói điểm học Pháp nhà anh lúc đông cũng lên tới mười bốn mười lăm người, mà hầu hết đồng tu nói cùng một kiểu như thế này: “Anh ấy có chính niệm rất mạnh.” Đằng sau “chính niệm mạnh” liệu có phải chấp trước vào việc cứ đến chỗ anh ấy học Pháp là sẽ có bảo đảm, là chấp trước an toàn phải không? Có mang theo nhân tố ỷ lại không? Người đông sẽ nói nhiều, mọi người tâm tính cao thấp tại các tầng thứ khác nhau, trước lúc học Pháp có đồng tu không tu khẩu, bàn chuyện phiếm vô dụng; có người học Pháp xong vẫn nói chưa đủ bèn đứng dưới lầu nhà đồng tu nói chuyện tiếp, cơ bản không cân nhắc đến an toàn của điểm học Pháp nhà đồng tu. Tôi đã đề nghị anh ấy tách nhỏ điểm học Pháp thành hai để chấm dứt việc nói chuyện người thường trước lúc học Pháp. Anh ấy không đồng ý làm vậy, nói đuổi ai đi đây? Tôi nói không phải “đuổi”, mà là hỏi thử một chút xem những đồng tu khác có đủ điều kiện có đồng ý thành lập một điểm học Pháp nữa hay không, chia bớt một số người sang địa điểm khác. Anh ấy nói: “Không cần đâu, cứ thế này đã.” Tôi biết đồng tu làm như vậy là để viên dung trường học Pháp này, là hành động từ thiện từ bi, là biểu hiện của tâm tính. Nhưng đồng tu à, anh đã từng nghĩ đến chưa, anh đề cao rồi, nhưng nhóm nhỏ học Pháp của anh đã đề cao lên chưa? Sau đó vì xảy ra chuyện mà điểm học Pháp đã giải tán, nghe nói có người đã thành lập điểm học Pháp mới, có người không dám ra khỏi cửa, có người thôi thì bắt đầu tự học Pháp tại nhà.

Tâm ỷ lại nuôi dưỡng tự ngã lớn mạnh và ngoan cố

Có lần tôi nói với chị đồng tu A: “Em thực sự hy vọng một ngày nào đó chị có thể dừng công việc lại, không phải bảo để chị nghỉ ngơi, mà là để chị có thời gian có thể tĩnh tâm lại, nghĩ một chút xem tu luyện là gì, làm việc có thể thay thế tu luyện hay không, đệ tử Đại Pháp là gì, đệ tử Đại Pháp trong thời kỳ Chính Pháp là gì, đoạn đường cuối cùng này nên bước đi như thế nào cho tốt? Chị chỉ gượng cười và nói với tôi: “Chị không làm những việc này thì ai làm?” Tôi cũng biết rằng xung quanh không có nhiều đồng tu có khả năng làm việc như chị, nhưng hướng dẫn những người xung quanh cùng làm chẳng phải sẽ tốt hơn sao? Một khi cái tôi được hình thành thì thậm chí đến việc nghiêm trọng như vậy, những đồng tu thường phối hợp với chị cũng đều không dám chỉ ra, hễ nhắc đến là giãy nẩy lên, chị ấy không những không nghe, viện ra chồng chất lý do, ngược lại còn quay ra chỉ trích đồng tu, cường điệu rằng đồng tu nói như vậy là đưa vật chất bất hảo vào trường không gian của chị ấy, đồng tu khuyên giải liền không muốn nghe, nghe cũng không vào tai.

Cá nhân tôi thấy rằng, đôi khi học cách từ chối cũng là một cách mở đường và thể hiện thiện ý. Tôi đã từng hỏi đồng tu B: “Bạn đã bao giờ từ chối một đồng tu hỏi bạn tài liệu chưa?” Cô trả lời: “Chưa từng, sao có thể từ chối được, đều là đồng tu với nhau, đồng tu cần, đương nhiên bản thân phải đứng ra gánh vác rồi.” Đúng, bạn đứng ra gánh vác, nhưng bạn đã từng nghĩ chưa, máy móc nhiều quá bạn có bảo trì nổi không, công của bạn có kéo theo nổi ngần ấy máy móc không? Nếu kéo không nổi, bạn có thể nào bảo đảm đủ số lượng tài liệu không, có bảo đảm nổi chất lượng tài liệu không? Có lúc nhìn cô ấy chân tay lóng ngóng, thường làm ra các sản phẩm lỗi phải bỏ đi. Hơn nữa, “nhiều” không có nghĩa là “tốt”, làm việc và tu luyện đâu thể nào như nhau được. Cần biết rằng từ chối đồng tu là một việc rất khó, nhất là khi bạn lại cho rằng việc này là đúng. Không từ chối cũng được thôi, nhưng cần hợp lý về mặt thời gian và tinh lực! Ỷ lại và bị ỷ lại đều là tâm chấp trước, phía sau đó còn kèm theo một loại “tình”. Sư phụ đã giảng:

“hữu tâm bất thị bi.” (Giảng Pháp ở các nơi V – Giảng Pháp tại Pháp hội miền Tây Mỹ quốc năm 2004)

Có nhân tâm thì có thị phi, có nhân tâm sẽ có tình, có cái tình của con người rồi thì sẽ không dễ nói từ chối.

Mấy năm nay cô ấy hết lần này đến lần khác bị bắt giam, đã nổi tiếng là không nghe khuyên giải, sau khi ra tù, cô ấy muốn trân quý chút thời gian này, nhanh chóng bắt kịp. Lúc đầu, chúng tôi còn bàn rằng trước tiên để cô ấy tĩnh tâm học Pháp một thời gian, đợi tâm tính nâng cao lên rồi sau sẽ lắp cho cô ấy một chiếc máy. Thế nhưng, mới qua vài ngày, cô ấy đã giấu chúng tôi tự mình lắp xong máy, lại không phải chỉ có một cái. Chẳng bao lâu sau nhà cô ấy đã thành một “xưởng gia công nhỏ”. Các đồng tu cũng nhiều lần khuyên nhưng hầu như đều bị từ chối, kiểu của cô ấy cơ bản là: “Bạn nói đều đúng, nhưng tôi không thay đổi”. Tâm tự ngã kìm giữ ở đó, biểu hiện rất mạnh mẽ.

Tâm ỷ lại cũng có thể thúc đẩy việc sản sinh ra các tâm chấp trước khác

Tâm ỷ lại cũng có thể thúc đẩy việc sản sinh các chấp trước khác, biểu hiện rõ ràng nhất là tâm oán hận. Thuận theo khối lượng công việc tăng lên, áp lực của đồng tu A ngày càng lớn, trong lúc giao lưu bộc lộ ra đủ loại oán khí. Cô phàn nàn về những gì không hợp ý mình, phàn nàn người khác sắp xếp việc không chu toàn, phàn nàn cả những ai không phối hợp với cô, có lúc còn mượn chuyện này để nói chuyện khác, lời nói kích động, tâm tự ngã từ từ bành trướng lên. Có lúc tôi nghĩ, nếu đổi lại là mình ở trong hoàn cảnh ấy, liệu mình sẽ phát sinh những gì đây: Bạn xem thế này tốt biết mấy, ai đến đều tốt, vui vẻ mà đến mãn ý mà đi, người nào đến cũng chẳng phải về tay không, liệu có sinh tâm hiển thị và hoan hỷ không? Tài liệu tới không tới, đủ không đủ liệu có sinh tâm sốt sắng không? Tài liệu chưa kịp gửi đi, xếp chồng ở nhà liệu có sinh tâm sợ hãi, tâm lo lắng không? Lại có đồng tu đến nữa, liệu có sinh ra tâm oán trách, tâm thể diện không? Tôi xem lại bản thân mình, thuận theo đó mà đào sâu xuống, rất nhiều tâm chấp trước đều sẽ sinh ra!

Đồng tu C bị bắt cóc, qua giao lưu tôi lý giải rằng sau khi cô ấy quay về thì có một loại tâm bộc lộ mạnh mẽ nhất, chính là tâm oán hận. Oán hận các đồng tu khác sắp xếp cho cô ấy việc này việc kia, oán hận người sắp xếp việc cho cô ấy sao không tự đi mà làm, vì giữ thể diện và không nỡ từ chối mà cô ấy miễn cưỡng đồng ý làm. Loại làm việc một cách bị động không tình nguyện này liệu có thể đem lại kết quả tốt hay không? Người thường còn có câu “Dưa cố hái thì không ngọt”, cá nhân tôi thấy rằng: miễn cưỡng yêu cầu, miễn cưỡng đồng ý làm đều không phù hợp với Pháp. Tôi muốn hỏi các đồng tu một chút, có quá khó để nói theo cách này hay không: “Tôi không làm được việc này.” hoặc “Hiện giờ tôi đang bận rất nhiều việc, bạn có thể tìm người khác làm không?” hoặc “Đợi qua mấy ngày nữa để tôi xử lý bớt công việc hiện tại có được không?”. Ngoài ra, những đồng tu sắp xếp công việc cho người khác, các bạn đã từng hỏi đồng tu mà bạn giao việc những câu này chưa: “Như thế này có ổn không? Có được không?” Hỏi trước đồng tu một chút liệu có khó không? Bạn đã từng đặt mình vào vị trí của đồng tu mà nghĩ cho họ hay chưa?

Có một đồng tu, tôi từng bàn với anh ấy, hy vọng anh ấy có thể lắp thêm một máy in, để cái này hỏng còn có cái kia thay, hai cái cùng chạy sẽ tốt hơn nhiều. Anh ấy dứt khoát từ chối, nói tâm tính bản thân không đủ, tôi cũng không nói thêm gì nữa. Sang đến năm nay anh ấy đã lắp thêm một máy, lúc gặp tôi anh ấy nói: “Tâm tính đề cao lên rồi, tôi cũng dám tăng thêm một máy rồi.” Thành thật mà nói, trong tâm tôi rất mừng cho anh, vì cuối cùng thì tâm tính cũng đã đề cao lên rồi mà. Sư phụ đã giảng trong Chuyển Pháp Luân:

“Về [Pháp] lý ấy, có người lập tức nhận thức ra ngay; có người ngộ ra, nhận thức ra một cách từ từ. Ngộ thế nào là không được? Lập tức nhận thức ra thì tốt hơn, ngộ ra một cách từ từ thì cũng được; chẳng phải cùng là ngộ? Đều là ngộ cả thôi; do đó không [ai] sai cả.” (Bài giảng thứ chín – Chuyển Pháp Luân)

Kết luận

Chúng ta tìm chấp trước thì dễ, nhưng tìm được quan niệm phía sau chấp trước thì khó, loại bỏ những chấp trước cùng quan niệm phía sau lại càng khó hơn. Đôi khi những điều chúng ta cho là không làm được không phải thực sự là không làm được, mà là không nỗ lực làm cho đạt, không dụng tâm làm cho tốt. Thế nhưng không làm đạt đâu có được? Sư phụ đã giảng:

“Tố đáo thị tu”

(Thực tu – Hồng Ngâm)

Ví như chúng ta vận hành máy, mấy năm trước bạn không làm được bước này, nhưng giả như khi ấy bạn đi xuất ra được bước này, thì đến thời điểm hiện tại có thể đã làm rất thuận tay rồi phải không? Nếu như mỗi người đều có thể nghĩ cho người khác, viên dung chỉnh thể, đột phá quan niệm, buông bỏ tự ngã, thì sẽ không còn chỗ cho những điểm tài liệu lớn, điểm học Pháp lớn, một khối lượng lớn công việc sẽ không phải lúc nào cũng đè nặng lên một vài người. Không có tâm ỷ lại, tà ác sao có thể lợi dụng tâm ỷ lại mà bức hại được?

Mỗi một tâm của người tu luyện chúng ta đều là một bức tường, một ngọn núi; xung qua được thì thấy bầu trời, xung không qua thì vẫn là núi. Không chỉ là một cái tâm ỷ lại này, còn tâm tật đố, tâm hiển thị, tâm làm việc, tâm thể diện, v.v.. đều là những thứ hại người. Bạn cấp cho tâm chấp trước này thị trường lớn chừng nào thì tu luyện sẽ khó khăn thêm chừng nấy, thậm chí còn hơn chừng nấy. Không cấp thị trường cho tâm ỷ lại, không cấp thị trường cho tất cả các tâm chấp trước, mới là điều mà người tu luyện thời thời khắc khắc cần nghĩ đến trong đầu.

Một chút nhận thức nông cạn, có chỗ nào thiếu sót xin từ bi chỉ rõ.

Dịch từ: http://big5.zhengjian.org/node/264729