Họa sĩ Hồng Kông bước ra khỏi vũng lầy hiện đại và tạo ra kiệt tác lịch sử giành được giải thưởng vàng

[ChanhKien.org]

Vào ngày 26 tháng 11 năm 2019, cuộc thi vẽ tranh sơn dầu tả thật quốc tế lần thứ 5 đã công bố người chiến thắng, tác phẩm lớn mang tên “Ngày 25 tháng 4 năm 1999” (sau đây gọi tắt là “25/4”) đã giành giải thưởng vàng.

Tác giả của tác phẩm, họa sĩ Hồng Kông Khổng Hải Yến, sau khi đoạt giải nói rằng quá trình ra đời của tác phẩm này phản ánh sự kiện lịch sử lớn cũng là quá trình cô trở về từ một họa sĩ họa phái hiện đại thành một họa sĩ họa phái tả thực truyền thống, đó cũng là quá trình thăng hoa cá nhân của cô trong tu dưỡng đạo đức. Đây là một ví dụ chân thực về những nỗ lực nhằm khôi phục văn hóa truyền thống nhân loại của Cuộc thi vẽ tranh sơn dầu tả thực quốc tế của đài truyền hình Tân Đường Nhân.

“Thật vinh quang khi có thể hoàn tất thành công bức tranh này và giành giải thưởng. Đó là một sự khích lệ lớn đối với tôi.” Cô nói, “Bức tranh này thực sự là kết tinh của một sáng tạo tập thể, bao gồm tâm huyết của rất nhiều người, vì vậy tôi xin cảm ơn tất cả các bạn, cảm ơn ban tổ chức và giám khảo của Cuộc thi NTD.”

Khổng Hải Yến và tác phẩm đoạt giải của cô “25 tháng 4 năm 1999”. (Truyền hình NTD)

Từng vẽ theo trường phái hiện đại và đi vào ngõ cụt

Khổng Hải Yến học hội họa truyền thống từ khi còn nhỏ. Năm 1989, cô được nhận vào Học viện Mỹ thuật Trung ương với kết quả xuất sắc. Trùng hợp vào năm ấy khoa họa phái hiện đại của học viện chiêu sinh khóa thứ tư, cho nên cô đã tiến nhập vào học tập hội họa trường phái hiện đại. Trong bốn năm học đại học, cô đã cố gắng quên hết tất cả các phương pháp vẽ tranh truyền thống mà cô đã học ban đầu, và hoàn toàn chuyển sang phong cách hội họa hiện đại. Sau đó, cô đi học cao học tại Học viện Mỹ thuật Trung ương, đương thời những người cô tiếp xúc đều là các họa sĩ “bậc thầy” có danh tiếng trong hiện đại phái.

“Tôi khi ấy tiếp thụ giáo dục vô Thần luận của Trung Cộng, không tin có Thần, cũng không biết con người có sinh tử luân hồi và thiện ác báo ứng, không biết ba chủ đề lớn của nghệ thuật hiện đại là ‘tình dục, bạo lực và suy đồi’ gây hại cho con người, và cũng gây hại cho chính mình.”

Vì chú trọng vào tự ngã, luôn vẽ sắc tình, bạo lực, xấu xí, lạnh nhạt, Khổng Hải Yến dần trở nên tuyệt vọng trong cuộc sống, “cảm thấy rằng người chết tốt hơn người sống”, thế là thời đại học cô toàn vẽ mộ cổ, thây cổ.

Khi cô tốt nghiệp, cô tổ chức triển lãm cá nhân đầu tiên, tất cả đều vẽ đầu lâu, sau đó cô lại tổ chức triển lãm lần hai. Tại giới mỹ thuật Bắc Kinh cô cũng có chút danh tiếng, có người đã phải trả 1 triệu nhân dân tệ để mua bức tranh cô vẽ.

“Tôi khi ấy đúng là nhắm mắt mà đi xuống địa ngục, bất kể người nào, lý luận gì cũng không thể cải biến được tôi, tựa như vải trắng ngâm trong nước đen bẩn không có cách nào làm trắng lại được nữa.”

Tuy nhiên, có hai chuyện khiến cô suy nghĩ về nghệ thuật hiện đại phái

Một là điều xảy ra với con trai của cô. Trên tường nhà cô là một bức tranh hiện đại phái của chính cô vẽ, đó là một cô gái khỏa thân với đôi mắt trống rỗng và một con mắt như thể bị mù. Con trai một tuổi của cô đã khóc như bỏ mạng ngay khi nhìn thấy bức tranh. Nếu cô lật úp bức tranh lại, con trai cô sẽ không khóc nữa. Cô nhớ câu nói của người Trung Quốc xưa rằng trẻ em có thể nhìn mọi thứ ở những không gian khác bằng mắt. Hay là trên bức tranh có linh thể bất hảo?

Điều thứ hai là khi cô tổ chức triển lãm tranh đầu tiên, mẹ cô có nhiệm vụ hỗ trợ tiếp đãi tân khách trong phòng triển lãm, nhưng mẹ cô lại thế nào đó không muốn đi đến phòng triển lãm, nói rằng bên trong phòng triển lãm có khí đen ào ào, làm cho nhức đầu, khi đi ra khỏi phòng triển lãm, nó “giống như đi đến một thế giới khác”, đầu liền không đau nữa.

“Nó làm tôi nhớ đến một điều mà tôi đã nhìn thấy bằng chính mắt mình. Có một người làm nghệ thuật theo hiện đại phái mà ăn thịt một đứa trẻ đã chết; tôi cũng đã xem một video có một họa sĩ hiện đại phái nước ngoài, anh ta vì cái gọi là “nhận thức tự ngã”, anh ta đã tự cắt cánh tay của mình để nghiên cứu …” Khổng Hải Yến bắt đầu nghi ngờ về “nghệ thuật hiện đại phái”.

Quay về với tả thật truyền thống ban đầu

Khổng Hải Yến một mặt truy cầu tự ngã, phóng túng, mới lạ và danh lợi trong nghệ thuật hiện đại, một mặt lại cảm thấy cuộc sống mù mịt, không biết ý nghĩa cuộc sống là gì. Một ngày nọ vào năm 1993, cô vô tình gặp được một điểm luyện công trong một công viên trên phố, ba chữ “Chân Thiện Nhẫn” lớn trên biểu ngữ đã thu hút cô ngay lập tức. Cô cảm thấy đây là nguyên tắc mà mọi người nên tuân theo, đây chính là phương hướng đúng đắn của cuộc sống.

Cô không ngần ngại bắt đầu tập Pháp Luân Công. Cô không chỉ cải thiện sức khỏe thể chất mà còn minh bạch tất cả các vấn đề mê hoặc không có lời giải trước đây. Trong cuốn sách, người sáng lập Pháp Luân Công, Sư phụ Lý Hồng Chí đã nói cho cô biết, trên một bức tranh có tất cả tín tức của người vẽ và người hay vật được vẽ. Cô cuối cùng đã minh bạch tại sao con trai và mẹ của cô có phản ứng với tranh hiện đại phái mà cô vẽ, tín tức bên trong đó đều là sắc tình và các ngôi mộ thì có thể tốt được sao?

Sau khi tu luyện Pháp Luân Công, cô biết rằng mục đích của nghệ thuật mà Thần cấp cho con người là để biểu hiện thiện và mỹ mà người ta tôn sùng, chứ không phải những điều cô học trong trường trung học và đại học. Chiểu theo “Chân Thiện Nhẫn” để làm người, cô biết rằng nghệ thuật hiện đại vốn là hại mình hại người, sau đó cô từ bỏ ngành nghệ thuật hiện đại và trở thành một giáo viên mỹ thuật.

Khi NTD tổ chức một cuộc thi vẽ tranh sơn dầu vào năm 2014, Khổng Hải Yến đã di cư đến Hồng Kông ở nhiều năm, cô muốn tham dự vẽ tranh lại một lần nữa. Nhưng cô không biết vẽ gì, và những gì NTD yêu cầu là “vẽ tranh sơn dầu tả thực truyền thống”, điều này đối với cô mà nói là quá khó vì cô được huấn luyện chuyên nghiệp về hội họa hiện đại phái.

“Tại trường học hiện đại phái, cũng có một bộ lý thuyết và phương pháp huấn luyện, nó nhắc tôi một lần nữa về phương pháp vẽ tranh truyền thống mà tôi đã học khi còn là một đứa trẻ. Tôi cảm thấy mắt mình nhìn cái gì cũng thành bị lệch, nhìn đường kẻ cũng không thấy thẳng, bởi vì bạn luôn luôn huấn luyện cho bản thân mình cảm giác ‘biến hình’ mà…”

Trong quá trình yêu cầu bản thân “vẽ đúng vẽ giống”, Khổng Hải Yến đã nếm trải những thử thách của tự ngã và ý muốn bỏ cuộc. Cuối cùng, cô đã phải dùng đến nỗ lực tột cùng mới có thể vẽ ra một bức vẽ tả thật một cậu bé, tham gia Cuộc thi tranh sơn dầu lần thứ 4 của đài truyền hình Tân Đường Nhân và được giải thưởng Nhân văn.

“Giải thưởng đó giống như một ngọn đèn chỉ đường trên con đường nghệ thuật của tôi, khuyến khích tôi tiếp tục con đường quay về truyền thống và tiếp tục vẽ tả thực.”

Quá trình sáng tạo tác phẩm “25/4”

Vào ngày 25 tháng 4 năm 1999, Khổng Hải Yến (giữa) đã tham gia thỉnh nguyện của 10.000 học viên Pháp Luân Công. (Ảnh do Khổng Hải Yến cung cấp)

Vào ngày 25 tháng 4 năm 1999, Khổng Hải Yến đã tham gia hoạt động 10 ngàn người kháng nghị ở trên phố. Là một nhân chứng của sự kiện lịch sử này, cô luôn muốn đưa sự kiện lịch sử “Kháng nghị của các học viên Pháp Luân Công ngày 25 tháng 4” lên tranh.

Vào thời điểm đó, các họa sĩ tu luyện Pháp Luân Công đã sáng tác các tác phẩm mỹ thuật và tổ chức “Triển lãm hội họa Chân-Thiện-Nhẫn”. Ngày nay, triển lãm này đã được tổ chức hơn 1.000 lần tại hơn 50 quốc gia trên toàn thế giới và được khán giả khắp nơi đánh giá cao. Sau khi trở về từ Cuộc thi Tân Đường Nhân lần thứ 4, Khổng Hải Yến muốn vẽ đề tài “25/4” để tham gia “Triển lãm nghệ thuật Chân-Thiện-Nhẫn”.

Đây là lần đầu tiên Khổng Hải Yến làm việc sáng tác theo hội họa tả thật, độ khó thật lớn không thể tưởng tượng được.

Đầu tiên, cô không biết bố cục.

“Bởi vì chân thật của cuộc sống và chân thật của nghệ thuật là những thứ ở tầng diện khác nhau, bên cạnh đó, làm thế nào để phản ánh ra được sự kiện này một cách sâu sắc, thành một tác phẩm nghệ thuật thành công không phải là một điều dễ dàng.” Cô nói: “Tôi đã phải nghĩ vắt óc để thiết kế, vẽ ra rất nhiều phác thảo, nhưng tất cả chúng đều dựa trên những bức ảnh lịch sử. Nhìn qua chỉ là chỉnh lý một chút tài liệu, không phải sáng tác.”

Họa sĩ Hồng Kông Khổng Hải Yến đang trong quá trình thiết kế tác phẩm “25/4”. (Ảnh do Khổng Hải Yến cung cấp)

Sau đó, cô liền thỉnh giáo, học tập thầy dạy vẽ của “Triển lãm nghệ thuật Chân-Thiện-Nhẫn”, và quá trình này cũng rất thống khổ. Trong đầu não quá khứ đều là các quan niệm và kỹ pháp hiện đại phái và chúng thường phát sinh xung đột với các lý niệm tả thật truyền thống mà thầy dạy.

“Thực sự là vừa có áp lực của việc chống cự những thứ quan niệm cũ vô tri ở bên ngoài, cũng có sự quay cuồng ở bên trong của những quan niệm biến dị đã thấm nhuần nơi trường mỹ thuật. Tôi phải luôn chiến thắng sự tấn công của gọng kìm nội ngoại giáp kích này để tiến về phía trước.”

Khổng Hải Yến nói: “Trong quá trình tìm ra phương pháp sáng tác chính xác, ở trong và ngoài nước, những lý niệm sáng tác có thể chân chính giải quyết vấn đề là rất ít ỏi, hơn nữa điều nói đến đa số chỉ là kỹ pháp, không có người nào giảng tâm pháp, song tâm pháp mới quyết định then chốt của việc sáng tác được hay không. Nhưng mà tâm pháp lại liên quan đến cải biến nhân cách của bản thân nghệ thuật gia và vấn đề thế giới nội tâm.”

Cô đã học Chuyển Pháp Luân hàng ngày, nghiêm túc yêu cầu bản thân chiểu theo tiêu chuẩn “Chân-Thiện-Nhẫn”, hướng nội tìm những thứ bất hảo của bản thân, không ngừng thanh lọc bản thân. Với sự trợ giúp từ người họa sĩ (cũng tu luyện), trong khổ tu từ bỏ tự ngã, Khổng Hải Yến dần dần hiểu được mọi thứ một cách đúng đắn.

Cô lĩnh ngộ được rằng bức tranh này cần biểu hiện ra tâm thái thuần tịnh, thiện lương, tường hòa của người tu luyện, vì vậy phải dùng một bức tranh ngang dài, ngang mặt mà lại song song, hình thức cấu trúc như vậy sẽ tạo cảm giác rất mạnh; biểu hiện cần phải nói lên được sự kiên định và kiến nghị của các học viên Pháp Luân Công đối với tín ngưỡng, cho nên cần phải vẽ lên đoàn người đứng yên thẳng vuông góc ở giữa bức tranh, cần phải triển hiện lại lịch sử ngày ấy có vạn người trên đường phố, bên trái bức họa cần biểu hiện thấu thị con đường rất xa và nhìn không thấy hết tận cùng của đám đông, còn cần phải làm nổi bật việc các học viên Pháp Luân Công mạo hiểm sinh mệnh mà kháng nghị với chính phủ, chủ đề vẽ cần phải có 3 nhóm nhân vật chủ yếu giảng chân tướng cho cảnh sát; để ám thị lúc đương thời thế lực tà ác Trung Cộng sẽ rất mau chóng dùng vũ lực để trấn áp, nên đã vẽ đám mây đen lên trên đỉnh của bức tranh; muốn truyền lại cho người xem sự vĩ đại của Phật Pháp uy nghiêm và thần kỳ không nơi đâu không có, không gì là không thể nên không gian bên trên bức họa có vẽ các Pháp Luân đang bay…

“Thầy dạy vẽ nói với tôi rằng bức tranh này sẽ mang đến cho mọi người một cái trình tự thị giác là, “thoạt nhìn là một tiếng chuông báo, nhìn kỹ lại là một vở kịch”, khiến người xem hết sức kinh ngạc, không ngừng nhận thức sâu hơn về chủ đề và không ngừng phát hiện thêm ra ý nghĩa nội hàm ở bên trong. Sự khái quát cao độ này và dựng hình hội họa trong nháy mắt vận hành một cách xảo diệu, độ sâu và sức mạnh xuyên thấu của nó không thể bị thay thế bởi bất kỳ loại hình nghệ thuật nào khác…”

Với sự giúp đỡ của những người thầy, một bức tranh hoàn chỉnh đã được hình thành trong tâm trí của Khổng Hải Yến và dựa theo sự chỉ đạo của họ mà cô bắt đầu vẽ ngày vẽ đêm.

Có hàng vạn học viên Pháp Luân Công tham gia kiến ​​nghị “25/4”. Đi đâu để tìm người mẫu đây? Để thực sự thể hiện một chủ đề nghiêm túc như “25/4” cô cố gắng tôn trọng lịch sử và khôi phục bối cảnh của năm ấy, cho nên cô đã tìm gần 400 học viên Pháp Luân Công ở nước ngoài làm người mẫu trong vòng năm năm.

“Tôi vẽ mỗi nhân vật học viên như vẽ một bức chân dung, tính cách của họ, thần thái và khí chất, tôi đều theo dáng vẻ người thật mà vẽ chân dung của họ, tôi sẽ không vì có nhiều người quá mà chỉ vẽ khái quát một số người, tôi đều dựa theo cách vẽ chân dung mà vẽ, vẽ từng người từng người một cách nghiêm chỉnh.”

Trong tác phẩm “25/4”, Khổng Hải Yến đã thu góp gần 400 bức chân dung của người thật. (Ảnh do Khổng Hải Yến cung cấp)

Do đó hiện tại trên bức tranh hình ảnh của mỗi cá nhân đều là một người thật có họ tên, trong lịch sử hội họa hoặc là hội họa chân dung từ cổ chí kim đều là chưa từng có.

Trong phương pháp vẽ tranh sơn dầu, Khổng Hải Yến đã sử dụng phương pháp vẽ nhiều lớp truyền thống của châu Âu, nghĩa là vẽ từng lớp một, vừa vẽ vừa theo một họa sĩ (là người tu luyện) trong “Triển lãm nghệ thuật Chân Thiện Nhẫn” để học tập.

“Mỗi lần mua một loại màu tôi đều hỏi chuyên gia.” Cô nói, bởi vì thành phần hóa học của một số màu tương khắc nhau. “Chẳng hạn như màu quần thanh (xanh biếc) có chứa lưu huỳnh, nếu nó gặp màu có chứa sắt, nó sẽ biến thành màu đen. Nên tôi dùng màu cổ lam (xanh coban) hòa với màu cổ tử đậm (tím coban đậm) phối hợp thành quần thanh… vì vậy, bức tranh này màu sắc có thể đảm bảo sẽ không bị thay đổi trong một trăm năm.”

Để tôn trọng sự thật và khôi phục lịch sử, bức tranh “25/4” của Khổng Hải Yến dựa trên các yêu cầu vẽ tượng Thánh trong thời văn nghệ phục hưng Bắc Âu, tận sức trang trọng, bình tĩnh, nghiêm túc và tinh tế, đối với điều này cô đã thực hiện rất nhiều công việc nghiên cứu.

Cô đã nghiên cứu kết cấu của phố Phủ Hữu, những bức tường trông như thế nào, gạch lát nền trông như thế nào, nắp cống trông như thế nào, có bao nhiêu cây, có bao nhiêu loại cây, hệ sinh thái và cành lá của chúng… bởi vì cô ấy không thể trở về Trung Quốc, cô đã tìm kiếm điều tương tự ở Hồng Kông.

Có một lần, cô tìm kiếm cây hoa hòe (Sophora japonica) trên phố Phủ Hữu, tìm kiếm hết các công viên ở Hồng Kông, và cuối cùng tìm thấy cây hoa hòe duy nhất ở trong Vườn bách thảo Hồng Kông.

Trong năm năm, dưới sự hướng dẫn bởi các họa sĩ của “Triển lãm nghệ thuật Chân Thiện Nhẫn”, và với sự hợp tác của hàng trăm học viên Pháp Luân Công, Khổng Hải Yến cuối cùng đã hoàn thành bức tranh kỷ niệm phi thường này.

Một phần của tác phẩm “25/4”. (Ảnh do Khổng Hải Yến cung cấp)

“Thay đổi phong cách của một họa sĩ là một chuyện rất khó. Tôi từ một người nhắm mắt đi vào bóng tối, có thể trở lại con đường truyền thống, sức mạnh đầu tiên cải biến tôi chính là cuốn sách “Chuyển Pháp Luân” do Sư phụ viết. Sư phụ đã sử dụng ngôn ngữ đơn giản nhất để giảng ra các nguyên tắc vũ trụ và cuộc sống, điều mà nhân loại vốn không bao giờ được biết. Đó là Đại Pháp đã cải biến triệt để quan niệm của tôi, chỉ khi tu luyện Pháp Luân Công, tôi mới có thể có nghị lực cải biến chính mình.”

Khổng Hải Yến nói rằng yếu tố thứ hai đã thay đổi cô là tham gia vào nhóm sáng tác “Triển lãm nghệ thuật Chân Thiện Nhẫn”, đã giúp cô nhận được sự chỉ đạo thuần chính và sự giúp đỡ vô tư của các họa sĩ là người tu luyện Pháp Luân Công.

“Yếu tố thứ ba là cuộc thi vẽ tranh sơn dầu của đài truyền hình Tân Đường Nhân, khiến tôi học được nhiều lý niệm sáng tác tốt hơn và cũng tạo cho tôi một bước ngoặt trong sáng tác tranh sơn dầu tả thật truyền thống.”

Bây giờ, Khổng Hải Yến biết rất rõ trách nhiệm của mình. Cô nói, tựa như đã nêu trong bài viết “Tích duyên” (quý tiếc cơ duyên) của Giáo sư Trương Côn Lôn, giám khảo của cuộc thi này, “Tôi nên cố gắng nâng cao trình độ, từ bỏ danh lợi, có trách nhiệm với chúng sinh, có trách nhiệm với việc nâng cao văn minh nhân loại, “bất tố dong tượng tố mỹ thần” (không làm người thường, làm mỹ Thần).”

Khổng Hải Yến đã tu luyện Pháp Luân Công từ năm 1993 và đã tu luyện được 26 năm. (Ảnh do Khổng Hải Yến cung cấp)

Khổng Hải Yến, một họa sĩ quay trở lại truyền thống từ hiện đại phái, từ hiện đại phái hồi quy truyền thống là một quá trình vùng vẫy đau khổ, nhận ra ý nghĩa thực sự và sứ mệnh của nghệ thuật nhân loại, đó là – “Cần phải cấp cho con người cảm thụ về Chân Thiện Mỹ, cần phải cấp cho con người năng lượng tín tức hướng thượng quang minh, cần làm cho con người hướng tới thiện lương và tốt đẹp, đồng thời khơi dậy tín ngưỡng thành kính của con người đối với Thần.”

Tác phẩm “25/4” của Khổng Hải Yến đã giành huy chương vàng trong cuộc thi này. Cô nói rằng tâm nguyện lớn nhất của cô là khiến khán giả thông qua bức tranh sơn dầu này, hiểu rõ vì sao các học viên Pháp Luân Công lại mạo hiểm mạng sống của mình để giảng chân tướng với chính phủ, và thực tế hiện tại, tại Trung Quốc đại lục ngày nay vẫn đang phát sinh bức hại tàn khốc đối với người tu luyện Pháp Luân Công.

Cô hy vọng rằng tất cả những người xem tranh sẽ có thể chọn lập trường chính nghĩa, chọn một tương lai tươi sáng cho bản thân.

(Đại Kỷ Nguyên)

Dịch từ: http://www.epochtimes.com/b5/19/11/27/n11685385.htm