Áo mật Hán tự Thần truyền (1)

Tác giả: Kim Hữu Hạnh

[Chanhkien.org]

Chúng ta đều biết, các nơi trên thế giới đều lưu lại một truyền thuyết rằng: Thượng Đế hoặc Thần đã sáng tạo ra con người và vào thời khắc khi con người xuất hiện đại kiếp nạn, Thần sẽ hạ thế cứu độ thế nhân. Đối với người tín Thần thì điều này là vô cùng chính xác, không có chút nghi ngờ gì.

Nhưng đối với những người vô thần đã bị đảng cộng sản tẩy não mà nói thì rất có khả năng là họ sẽ không tin, thậm chí còn chế giễu, nói rằng chuyện đó là vô căn cứ. Trong bất tri bất giác đối với trò lừa bịp này của đảng cộng sản —— cho dù gọi nó là hệ thống tẩy não cũng được, hay là gọi nó là sự cắt đứt liên hệ giữa người với Thần cũng được thì họ đã trở nên không còn chút nhạy cảm nào, trở nên tê liệt, lại càng không nói tới việc phát hiện ra hoặc hoài nghi đối với nó.

Trung cộng làm sai lệch nội hàm chữ Hán Thần truyền, có chỗ thậm chí hoàn toàn tương phản, hỏi rằng liệu còn có mấy người Trung Quốc đại lục còn có thể cảm thấy được đây? Tỷ như: Thân (亲), Ái (爱), Biểu (表), Diện (面) v.v… những chữ giản thể này hoàn toàn đã không còn nội hàm phong phú như trong chữ chính thể nữa!

“Thân” nhân (亲人) chỉ có trong những lúc gặp mặt nhau, thì loại cảm tình thân thiết này, loại chân tình cảm động này của con người mới có thể thể hiện ra được. Còn nữa, khi hai người đang tìm hiểu nhau, khi tiến hành gặp mặt trực tiếp là cần phải ở trong một hoàn cảnh thích đáng và chọn lấy một phương thức thích hợp mà thực hiện. Cho nên dạng chính thể của chữ Thân (亲) là có chứa chữ “Kiến” (见) ở bên trong. Mà “Ái” (爱) là một loại tình cảm phát ra từ sâu bên trong nội tâm con người, là sự biểu lộ ra bề ngoài của tâm tình bên trong. Như vậy, ở dạng chính thể, ở trung gian chữ “Ái” (爱) là có “Tâm” (心), yêu bằng trái tim! Không có Tâm (心) thì yêu làm sao đây? Như vậy chỉ có thể gọi là che đậy, gọi là lừa dối. Chữ Biểu (表) và chữ Miến (面) ở đây sẽ không nói chi tiết. Chữ Biểu (表) trong nghĩa chỉ đồng hồ đã bị mất đi chữ Kim (金), chữ Miến (面) – trong từ bột mỳ (面粉) bị mất đi chữ Mạch – chỉ lúa mạch (麦). Đảng cộng sản rút sạch toàn bộ nội dung cốt lõi của chữ chính thể, tựa như một bình rượu ngon lâu năm, bị nó trộm đi chất rượu nguyên chất rồi pha cồn vào đó, lại dùng một ít hương liệu mà tiến hành điều chế, rồi đem thứ rượu này đi lừa người, những ai không sành rượu sẽ bị nó làm cho hoàn toàn trở nên mơ hồ, nhưng thực chất nội dung lại hoàn toàn không phải như vậy.

Tục ngữ nói: Văn ví như người, chữ ví như người. Đúng là như vậy, từ chỗ này có thể thấy được sự ngụy trang, lừa dối, tà ác của đảng cộng sản được khắc họa một cách hoàn toàn chân thực, quả đúng là:

Thân không Kiến, Ái không Tâm, đảng cộng sản nào có chân tình! Miến không Mạch, Biểu không Kim, giả – ác – đen tối mặc sức lộng hành.

Đương nhiên, dạng chính thể của “Thân” (親), “Ái” (愛), “Biểu” (錶), “Miến” (麵) v.v… còn có nội hàm sâu hơn nữa, người viết sau khi tu luyện Pháp Luân Phật Pháp, mới ngộ thêm một bước, xin không nói nhiều tại đây. Ở phần dưới trọng điểm đàm luận về “Hạ” (下), “Lai” (來), “Thượng” (上), “Khứ” (去) theo kiến giải của tôi.

Chữ “Hạ” (下) chỉ có ba nét bút, một nét ngang, một nét sổ, và một nét chấm, chữ “Lai” (來) do chữ “Thập” và ba chữ “Nhân” (人) cấu thành, đều rất đơn giản nhưng bao hàm nội dung phong phú. Người đọc “Chuyển Pháp Luân” đều biết, Sư phụ ở phần mở đầu “Bài giảng thứ nhất” của Chuyển Pháp Luân đã nói cho chúng ta biết:

“Sự sản sinh ra sinh mệnh chân chính của con người chính là sinh ra trong không gian vũ trụ.”,

“Nhưng sản sinh ra nhiều thể sinh mệnh rồi; thì cũng phát sinh quan hệ xã hội [trong] quần thể. Trong đó có một số người có thể tăng thêm tư tâm; tầng của họ dần dần rất chậm hạ thấp xuống; [khi] không thể ở tại tầng ấy nữa, thì họ phải rớt xuống dưới. Tuy nhiên tại tầng kia [họ] lại biến đổi không còn tốt nữa, họ không thể ở lại, và tiếp tục rớt xuống dưới; cuối cùng rớt xuống đến tầng của nhân loại.”

Đoạn Pháp này của Sư phụ giảng hết sức rõ ràng con người là từ đâu mà tới và tới như thế nào, đồng thời, cũng nói rõ cho chúng ta biết nguyên bản của hai chữ “Hạ” (下), “Lai” (來). Đương nhiên, cũng nói rõ cho chúng ta sự thật con người là do Thần tạo ra.

Đối với “Hạ” (下), lý giải của tôi là: một nét ngang bên trên là đại biểu cho Trời, nét sổ đại biểu cho hướng đi xuống và nét chấm là đại biểu cho nguyên nhân đi xuống.

Con người nguyên là ở trên trời, do bản thân có tư tâm, vì thế trên thân thể sinh ra vật chất không tinh khiết, khiến bản thân chìm xuống, tựa như một quả khí cầu, bay bổng trên không trung, phía trên đó nếu đeo thêm vào một khối vật thể nặng, thì quả khí cầu này sẽ không thể bay trong không trung được nữa, sau cùng sẽ bị rớt xuống đất. Trong chữ “Hạ” (下) có một nét chấm, chính là chỉ một vật nặng không tinh khiết như vậy.

Còn chữ “Lai” (來) là nói cho chúng ta là “Ai” tới và tới như thế nào. Trong chữ “Lai” (來), một nét ngang và một nét sổ ngoài hàm ý là “từ trên trời đi xuống” giống như trong chữ “Hạ” (下), thì nét sổ và ngang này lại cấu thành nên chữ “Thập” (十), cho nên càng có nhiều hàm ý hơn, chúng hợp cùng ba chữ “Nhân” (人) (ở giữa có hai chữ Nhân, cấu thành chữ “Tòng”, bên dưới lại có một chữ Nhân nữa), biểu thị “con người” (人) từ vũ trụ rộng lớn, từ thập phương thế giới tầng tầng đi xuống, cuối cùng đã “Lai” vãng đến nhân gian này. (Đương nhiên, toàn bộ quá trình, đều ở trong sự bảo hộ của Sư phụ, ở đây không trình bày cặn kẽ. )

Như vậy cũng rất sáng tỏ, nếu con người là từ trong vũ trụ, từ trên trời xuống, mà người trên trời đều là Thần, như vậy đã nói rõ con người là hậu nhân của Thần, con người là do Thần tạo ra.

Mà kết cấu của chữ “Thượng” (上) và chữ “Khứ” (去) lại vô cùng đơn giản. Chữ “Thượng” (上) là do một nét ngang ngắn, một nét sổ, một nét ngang dài cấu thành, chữ “Khứ” (去) là do chữ “Vân” và một nét sổ cấu thành nên.

Chữ “Thượng” (上) nói cho chúng ta biết rằng chúng ta từ đâu mà đến, lại cần đi qua con đường như thế nào và cần có công cụ gì mới có thể đi lên được. Nét ngang dài bên dưới đại biểu cho “Đất”, nét sổ đại biểu con đường đi lên, nét ngang ngắn là công cụ tìm kiếm và hỏi đường.

Có thể có những người không nhất định tán đồng cách nhìn này. Trong chúng ta với những người có tuổi hoặc những người đã từng thấy qua loại ổ khóa dạng dài cổ xưa của Trung Quốc thì đều biết, chìa khóa mở loại khóa đó chính là có hình dạng giống như chữ “Thượng” (上). Cho nên, chữ “Thượng” nói cho chúng ta: người trên mặt đất muốn trở về thiên thượng, nhất định phải nắm giữ được chiếc chìa khóa mở ra cánh cổng trời.

Cách diễn giải trực quan nhất cho chữ “Khứ” (去) này là “Phá vân nhi thượng” (xuyên mây mà đi lên), lên tới chỗ nào? Lên tới thập phương thế giới, đây là hàm nghĩa của chữ “Thập” (十) trong chữ “Khứ” (去), nhưng làm sao mới có thể rời đi đây? Cái bệ đỡ ở dưới chữ “Khứ” (去) là chữ “Khư” (厶) đã trả lời cho chúng ta rằng: phải ngồi xếp bằng đả tọa. Người tu luyện đều biết, tư thế ngồi xếp bằng chính là hình dạng chữ “Khư” (厶). Đương nhiên, ngồi xếp bằng có rất nhiều công dụng, ví như thông mạch, tiêu nghiệp v.v…, đây là những điều thâm sâu ở bên trong, ở đây không đàm luận rõ được (nếu muốn ngộ sâu hơn, phải chăm chỉ nghiêm túc đọc “Chuyển Pháp Luân”). Kết cấu bề ngoài chữ “Khứ” (去) hết sức rõ ràng nói cho chúng ta biết, con người nếu muốn trở lại thiên thượng thì việc ngồi xếp bằng tu luyện chính là một trong những điều kiện bắt buộc.

Tựa như nhà du hành vũ trụ lái tàu không gian, phải chuẩn bị các loại điều kiện: ở bên trong, ở bên ngoài, phần cứng, phần mềm đều đầy đủ, nhà du hành vũ trụ mới có thể an toàn lái phi thuyền ngao du vũ trụ. Pháp Luân Phật Pháp chuẩn bị chu đáo tất cả cho chúng ta, mở lối cho thuyền cứu độ khởi hành, bắc một chiếc thang lên trời cho nhân loại. Trong Hán tự Thần truyền đều có miêu tả đầy đủ, chỉ là xem chúng ta có học hay không, ngộ hay không, tinh tấn hay không.

Dịch từ: http://www.zhengjian.org/node/130734