Tình và từ bi

Đệ tử Trung Quốc Đại Lục

Trọng Sinh

[ChanhKien.org]

Tình là thứ của con người ở tầng này, từ bi là năng lượng của Chính Thần. Người tu luyện nếu không tu bỏ tình, sẽ không có được từ bi lớn hơn. Bởi cả hai là có quan hệ bổ sung cho nhau. Một người có tình càng nặng càng khó xuất tâm từ bi; bởi vì con người là ở trong tình, con người là vì tình mà sống. Nếu không có tình thì thay thế nó chính là từ bi. Vì vậy từ bi chính là sự bổ sung cho tình. Vì thế, trong quá trình tu luyện của chúng ta, tu bỏ đi bao nhiêu tình, sẽ tu xuất bấy nhiêu tâm từ bi.

Thế nhưng, chúng ta – những đệ Đại Pháp đã tu luyện hơn 20 năm qua, rốt cuộc đã tu bỏ bao nhiêu tình và tu xuất được bao nhiêu tâm từ bi. Về vấn đề này, cá nhân tôi cảm thấy rất xấu hổ. Hai mươi năm qua, cho dù có tu bỏ được một chút tình, nhưng điều đó của tôi vẫn cách xa so với yêu cầu của Đại Pháp. Vĩnh viễn không đạt tới tiêu chuẩn của Thần. Đó chính là tâm từ bi vẫn chưa đạt được đến tiêu chuẩn của Thần.

Trong quá trình tu luyện của bản thân tôi, cái tình này vẫn còn rất nặng. Đặc biệt là tình cảm thân quyến, tu bỏ điều này rất khổ. Đối với chấp trước về tình đối với đứa con gái của mình, từ khi bắt đầu tu luyện, Sư phụ đã an bài rất nhiều cơ hội để tôi tu bỏ điều này. Còn nhớ lúc con gái lên đại học, có một giai đoạn gần bốn tháng trời, con gái không nói với tôi một câu nào, gọi điện thoại đều là nói chuyện với bố, không một lần nhắc đến tôi. Lúc đó tâm trạng của tôi đặc biệt khó chịu. Thật ra đây không phải là Sư phụ an bài cơ hội để tôi tống khứ cái tình này hay sao? Nhưng lúc đó ngộ tính của tôi không lên được, kéo dài đến mấy năm, mãi đến một lần tôi và con gái phát sinh xung đột trực diện thì sau lần xung đột đó, tôi ngộ ra nếu bản thân không tu bỏ tình, tôi sẽ vĩnh viễn vùng vẫy trong nỗi khổ của con người, tôi cần nhảy thoát khỏi cái tình này. Từ đó tôi học Pháp nhiều hơn, quan tâm con gái nhiều hơn, nhưng trong quá trình này tôi không xem trọng cái tình đối với con gái. Mỗi lần con gái trở về nhà, đối với tôi có niềm nở hay không, tôi đều không để ý mà chỉ lặng lẽ phó xuất. Thời gian trôi qua, trải qua mấy năm kiên trì, cái tình của tôi đối với con gái căn bản đã được tu bỏ. Sư phụ từ bi nhìn thấy tiến bộ của tôi, mùa hè năm nay Ngài đã an bài con gái tôi đắc Pháp, bước trên con đường tu luyện, lúc đó thật sự tôi rất cảm động! Sau đó, con gái đã kể ra bao điều mà những năm qua bản thân mình đã không tôn trọng tôi, đồng thời còn khóc rất nhiều, chính là Đại Pháp đã hóa giải những ân oán tình thù của hai mẹ con chúng tôi. Con xin cảm tạ Sư phụ từ bi!

Sư phụ dạy chúng ta:

“Biểu hiện lớn nhất của Thiện chính là Từ Bi;” (Giảng Pháp các nơi IX: Giảng Pháp tại Pháp hội quốc tế Washington DC năm 2009)

Như thế chúng ta tu luyện đã hơn 20 năm rồi, rốt cuộc đã tu xuất được bao nhiêu từ bi? Cho dù Sư phụ giảng Từ bi có năng lượng rất to lớn, nếu chúng ta tu xuất tâm từ bi, chúng ta phát chính niệm nhất định sẽ có năng lượng rất to lớn, vì sao chúng ta không cảm thấy năng lượng lớn như thế tồn tại? Tự hỏi bản thân, có thể biết rằng điều đó chính là do bản thân vẫn chưa tu xuất tâm từ bi to lớn như thế.

Sư phụ còn giảng:

“Vì thế khi sự từ bi và thiện lương này hễ xuất lai, thì lực lượng của Ông là vô tỷ; bất kể nhân tố bất hảo nào cũng đều bị giải thể. Từ Bi càng lớn, thì lực lượng đó càng lớn.” (Giảng Pháp các nơi IX: Giảng Pháp tại Pháp hội quốc tế Washington DC năm 2009)

Đối chiếu với lời giảng của Sư phụ, tôi nhận ra, người tu luyện nếu không tu xuất được tâm từ bi thì khi làm ba việc sẽ rất khó có thể đạt đến tiêu chuẩn mà Sư phụ yêu cầu, con đường tu luyện sẽ trắc trở, có những lúc có thể bị cựu thế lực nắm được điểm yếu mà tiến hành bức hại. Nếu chúng ta có thể tu bỏ cái tình của con người, từ bi sẽ theo đó mà xuất lai. Có sự từ bi, chúng ta sẽ có nền tảng để làm tốt ba việc của người tu luyện, chúng ta sẽ có năng lượng để giải thể tà ác, khi chúng ta gặp ma nạn, sẽ giống như Sư phụ giảng:

“Khi chư vị đụng phải kiếp nạn, thì tâm từ bi ấy sẽ giúp chư vị vượt qua quan [ải] khó khăn ấy, đồng thời Pháp thân của tôi sẽ coi sóc chư vị, bảo hộ sinh mệnh của chư vị, nhưng nạn ấy nhất định là khiến chư vị vượt qua.” (Pháp Luân Công)

Dưới sự trợ giúp của tâm từ bi, dưới sự bảo hộ của Sư phụ, chúng ta sẽ vượt qua quan ải khó khăn.

Tôi cho rằng suy cho cùng: Tình là từ trong “tư tâm” mà sinh ra. Tất cả những nhân tâm như tâm tật đố, tâm tranh đấu, tâm cầu danh, tâm oán hận, tâm tự tư, tâm kiêu căng, v.v..tất cả đều là từ cái tình này, nó có thể tạo ra sự gián cách giữa các đồng tu, ảnh hưởng đến việc phối hợp nhịp nhàng của chỉnh thể, cản trở sự tinh tấn của người tu luyện.

Làm một người tu luyện, là đệ tử Đại Pháp trong thời kỳ Chính Pháp, chúng ta phải có tấm lòng rộng rãi và sự thản đãng như biển nạp trăm sông, đó mới chính là từ bi. Từ bi hoàn toàn là một cảnh giới vô tư vị tha, là sự yêu thương vĩnh hằng, đối diện với tổn hại, trong lòng không có chút gợn sóng hay thiên vị. Còn tình là vị ngã vị tư, cũng là thuộc tính của vũ trụ cũ. Nhận thức rõ nó, tu bỏ nó, bởi vì nó là đại kỵ của người tu luyện, là căn bản của chấp trước, cản trở việc cứu độ nhiều chúng sinh hơn nữa.

Cuối cùng xin dùng một đoạn Pháp của Sư phụ để cùng nhau cố gắng:

“Bình thường chư vị luôn luôn bảo trì trái tim từ bi, [bảo trì] tâm thái hoà ái; [khi] gặp vấn đề thì sẽ xử lý được tốt, bởi vì nó có một khoảng hoà hoãn. Chư vị luôn từ bi, lấy Thiện đãi người, làm việc gì đều luôn luôn cân nhắc đến người khác, mỗi khi gặp vấn đề thì trước hết nghĩ rằng: ‘Việc này đối với người khác có thể chịu được không, đối với người khác có phương hại gì không’; như vậy sẽ không xuất hiện vấn đề gì”. (Chuyển Pháp Luân)

Trên đây là thể ngộ cá nhân, nếu có chỗ nào không đúng với Pháp, xin đồng tu từ bi chỉ rõ.

Dịch từ: http://www.zhengjian.org/node/263237