Hôn nhân vững chắc cũng là chứng thực Đại Pháp

Tác giả: Đệ tử Đại Pháp tại Đại Lục

[ChanhKien.org]

Trong Giảng Pháp trong buổi họp mặt học viên khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, Sư phụ đã trả lời một câu hỏi của đệ tử như sau:

Đệ tử: Cả hai vợ chồng đều là đệ tử Đại Pháp, xung đột, mâu thuẫn không cách nào giải quyết, có thể ly dị không? (mọi người cười) Điều đó có liên quan tới tu luyện không?

Sư phụ: Thực sự Sư phụ nói chư vị tu có sai sót, dẫu rằng có một số học viên có thể nói là chư vị có thể làm thế đi nữa. Không phải là đã quá chấp trước đến những thứ của người thường hay sao? Nếu đã buông bỏ được cái bản thân, đã tu rất tốt rồi, cái tôi của mình cũng đã buông bỏ nhẹ bớt rồi, hai vợ chồng đều là đệ tử Đại Pháp cả những việc đó lại không thể giải quyết được sao?

Đoạn Pháp này có đồng tu còn học thuộc, nhưng trên thực tế khi đối diện với quan hệ vợ chồng, đối diện với mâu thuẫn vợ chồng, có lúc những việc rất nhỏ nhặt, cũng có thể dẫn đến mâu thuẫn lớn, tích tiểu thành đại, cuối cùng đến mức ly hôn. Cá nhân tôi hiểu rằng như vậy là chưa làm được việc hướng nội tìm mà Sư phụ yêu cầu trong Pháp.

Hướng nội tìm, xem thì thấy dễ, nhưng trong thực tiễn, nếu không có cơ sở cũng không thể làm được. Khi ở trong mâu thuẫn thấu cả tim gan, ở trong tình huống thấy dường như bản thân có lý (làm đúng) có thể tìm ở tự mình, tìm nhân tâm của chính mình, cải biến quan niệm người thường của tự mình, thì thật sự rất khó, quan niệm kia rất ngoan cố. Đặc biệt là trong quan hệ vợ chồng, càng khó làm được “Nhẫn”.

Bản thân tôi ở trong quan gia đình cũng làm không tốt, gặp phải mâu thuẫn không hướng nội tìm, mà đi tìm khuyết điểm của vợ (cũng là đồng tu); không đối chiếu bản thân với Đại Pháp, mà đối chiếu vợ với Đại Pháp, cái này cô làm không tốt, cái kia cô làm cũng không tốt. Mười mấy năm qua đều là trạng thái này, thậm chí mâu thuẫn tích lũy nhiều rồi, khi bản thân không chịu được nữa, cũng có ý nghĩ ly hôn, chỉ là cả hai người đều cảm thấy ảnh hưởng của việc ly hôn đối với Đại Pháp không tốt, vậy nên chịu đựng sống qua ngày giống cách người thường.

Cuối tháng 8 năm nay, sau khi một đồng tu ở khu vực khác biết được trạng thái của chúng tôi, vội vàng đến gặp chúng tôi chia sẻ hướng nội tìm như thế nào. Anh ấy kết hợp với nhận thức của bản thân, chia sẻ lúc bản thân gặp vấn đề thì tìm nhân tâm ở tự mình như thế nào, nếu quả thật không biết vấn đề ở đâu, sẽ xin Sư phụ, kết quả vô cùng tốt, đồng thời cũng chia sẻ vấn đề làm thế nào để phát chính niệm thời gian dài. Chúng tôi cùng học Tinh tấn yếu chỉ, khi đến đoạn Pháp cuối bài Ngộ:

“Những ai khó ngộ trong thế gian hỗn độn, sống vì tiền bạc, chết vì quyền thế, vui buồn chỉ vì chút lợi nhỏ nhoi, nhọc nhằn tranh đấu, suốt đời tạo nghiệp. Kẻ ấy mà nghe Pháp này ắt cười chê, mồm phun ra hai chữ ‘mê tín’, trong tâm ắt khó giải khó tin; những kẻ như thế là ‘hạ sỹ’, khó độ. Nghiệp lớn đến mức bao kín thân họ, phong bế trí của họ, bản tính không còn.”

Đồng tu nói chúng tôi cùng chia sẻ một chút, ngộ thế nào về “hạ sỹ” mà Sư phụ giảng trong Pháp, lúc đó tôi buột miệng nói: “Những người hạ sỹ này có phải là những người nên được cứu trong khi giảng chân tướng?” Các đồng tu đều cười, tôi lập tức hiểu ra: Bản thân sai rồi, lại còn đặt bản thân ở ngoài Đại Pháp, luôn cho rằng Sư phụ giảng Pháp là giảng cho người khác, những điều có lợi cho bản thân mới là giảng cho mình. Đồng tu nói ra nhận thức của mình: “Hạ sỹ chẳng phải nói chúng ta sao, nếu chúng ta nghi ngờ Đại Pháp, lý giải không tốt, làm ngược lại, lúc đó chúng ta chính là “hạ sỹ”. Tôi nghĩ rằng: “Thật đúng như vậy”.

Sau đó vài ngày, tôi nghiêm túc đọc kinh văn mới của Sư phụ, đặt bản thân trong Pháp, nghiêm túc hướng nội tìm, đề cao thật sự rất nhanh, khi phát sinh mâu thuẫn với vợ, đầu tiên tôi tìm ở tự mình, không sa vào việc đúng sai, tìm ở bản thân là do nhân tâm gì tạo thành, có lúc nghĩ mãi vẫn không biết cách giải quyết thì xin Sư phụ điểm hóa. Tôi cảm thấy những vật chất bất hảo hình thành trong mười mấy năm bất giác đã không còn nữa, thân tâm vô cùng nhẹ nhàng, có cảm giác như thay da đổi thịt. Lúc vợ chồng phát sinh mâu thuẫn, có lúc không nhẫn được, việc qua đi tôi lập tức nhận ra bản thân lại sai rồi, vội vàng nói với Sư phụ: “Con xin lỗi Sư phụ, con sai rồi”.

Trong Chuyển Pháp Luân có đoạn:

“Là người tu luyện, đường đời từ nay về sau sẽ được cải biến; Pháp thân của tôi sẽ an bài lại cho chư vị”.

Tôi nghĩ: Con đường tu luyện của tôi và vợ đều được an bài tốt rồi, có thể kết duyên thành vợ chồng, là an bài để làm tốt ba việc, mâu thuẫn vợ chồng cũng là Sư phụ an bài để đề cao tâm tính của chúng tôi, tôi không hướng nội tìm, dùng Pháp để tu sửa vợ, không phải là đang đẩy an bài của Sư phụ ra sao? Đang cố sức cự lại Sư phụ sao? Tuy rằng có cựu thế lực dùi vào sơ hở làm loạn, nhưng đây chẳng phải là do chúng ta không chiểu theo an bài của Sư phụ mà làm nên bị dùi vào sơ hở sao?

Gần đây chúng tôi cũng có vợ chồng đồng tu ly hôn, cũng liên tục rơi vào mâu thuẫn, bây giờ nhận thức của tôi là: không thực sự làm được hướng nội tìm, trên bề mặt là đang học Pháp, nhưng học Pháp không nhập tâm, không đặt bản thân ở trong Pháp, không tự xem mình là một lạp tử của Đại Pháp. Coi đối phương là đồng tu, là một lạp tử của Đại Pháp, chúng tôi vì làm tốt việc mà tạo thành một gia đình, đây cũng là phù hợp tối đa với trạng thái người thường, đang thực hiện yêu cầu mà Đại Pháp biểu hiện trong tầng xã hội người thường. Thực sự có thể làm được yêu cầu của Sư phụ:

“Cả hai đều là người tu luyện, người này suy nghĩ tới người kia, người kia suy nghĩ cho người này, vậy thì làm sao có thể bàn đến vấn đề ly dị được” (Giảng Pháp các nơi IV: Giảng Pháp trong buổi họp mặt học viên khu vực Châu Á – Thái Bình Dương [2004]).

Quan hệ hôn nhân không chỉ vững chắc, mà còn khiến thế nhân ngưỡng mộ không ngừng, đó cũng như đang chứng thực Đại Pháp.

Đây là một chút thể ngộ của tôi: Chúng ta thực sự chiểu theo an bài của Sư phụ mà làm tốt, ở đâu cũng chứng thực Đại Pháp, bao gồm cả gia đình, quan hệ hôn nhân, v.v…, đồng thời cũng là:

“Tiệt trất thế hạ lưu” (Hồng Ngâm 2- Phổ Chiếu)

Tạm diễn nghĩa:

“Ngăn chặn việc thế gian xuống dốc”

Dịch từ: http://big5.zhengjian.org/node/261896