Luân hồi ký sự: Gian khổ tìm Pháp (Phần 17) – Phượng vũ thiên nhai

Tác giả: Đệ tử Đại Pháp Đại Lục

[Chanhkien.org] Tiếp theo phần 16

Trong số các học viên Pháp Luân Đại Pháp, có một nhóm vũ công đang hoạt động tích cực trên sân khấu thế giới. Với diễn xuất thuần thiện thuần mỹ của mình, họ đã cống hiến cho khán giả những màn “đại tiệc văn hoá” Thần truyền Trung Hoa chân chính.

Bây giờ chúng ta sẽ kể về câu chuyện tìm Pháp trong đời trước của một vũ công trong số họ.

Trước tiên hãy giải thích về hai từ “Phượng vũ”, đây không phải là tên của ai đó. Vậy nó là gì? Độc giả sẽ biết được sau khi đọc xong câu chuyện này.

Nhân vật trong câu chuyện của chúng ta sinh ra ở tỉnh Quảng Đông Trung Quốc vào thời nhà Nguyên. Từ nhỏ cô nàng đã rất thích ca hát, nhảy múa. Cha mẹ cô vốn là những người hết mực yêu nước thương dân, khi thấy giang sơn bị ngoại tộc chiếm đóng, họ rất đau lòng, nên đành mang cô đến vùng đảo Hải Nam xa xôi sinh sống. (Nơi này nay là thành phố Tam Á thuộc đảo Hải Nam, Trung Quốc).

Ở đây có những người dân tộc thiểu số như người tộc Miêu, tộc Lê….Những người này ban đầu rất bài xích gia đình cô. Nhưng thấy họ đều rất thiện lương và vui vẻ giúp đỡ mọi người, vậy nên sau một thời gian dài những người này cũng dần dần tiếp nhận gia đình cô.

Dân tộc thiểu số ở đây đều rất giỏi ca múa, người Lê còn rất khéo thêu thùa dệt vải, họ làm ra những trang phục vô cùng đẹp mắt. Trong môi trường này, cô như cá gặp nước. Trong lúc học vũ đạo của các dân tộc, cô không chỉ tiếp thụ những thứ trên bề mặt như động tác, kỹ thuật, ánh mắt, thế tay, nhịp điệu mà còn tìm tòi, khám phá sâu hơn về nguồn gốc và nội hàm ẩn sau những điệu múa ấy.

Cô đã tìm thăm rất nhiều vị trưởng lão (già làng), lắng nghe những câu chuyện thần thoại và truyền thuyết cổ xưa của dân tộc họ, lần nào những điều ấy cũng đều khiến cô cảm động mà rơi nước mắt. Sau một quá trình nghiên cứu thâm sâu, cô phát hiện ra rằng điệu múa của mỗi dân tộc không đơn thuần chỉ là phương thức giải trí thông thường hay thói quen sinh hoạt của họ, mà hơn thế nữa đó còn là lời ngợi ca về các vị Thần.

Trong một lần nọ, khi cô đang tham gia nhảy múa cùng hơn 20 nam nữ thanh niên tộc Lê, bỗng nhiên cô nhìn thấy những vị Thần xuất hiện. Có vị giống như các tiên nữ đang lượn vòng trên không trung, có vị giống như các tiên đồng đang đứng trang nghiêm, có vị uy vũ giống như võ sĩ mặc áo giáp, các tiên nữ rải hoa lên đầu, lên vai của những người tham gia trong đoàn ca múa. Mọi người lúc đó dường như càng trở nên hăng say hơn. Trong từng điệu nhảy tràn ngập sự tôn kính và cảm ân sâu sắc đối với Thần.

Buổi tối về nhà, tâm ý của cô vẫn chưa nguôi, nên cô tiếp tục nhảy múa trong phòng của mình, rồi ngủ thiếp đi vì mệt. Trong giấc mộng, cô cảm giác thấy có hai vị tiên nữ nắm lấy tay cô rồi bay lên tiên cung.

Trong tiên cung lúc này đang trình diễn một đoạn vũ đạo. Một vị Thần đứng bên cạnh lo rằng cô không hiểu, bèn quay sang cô giải thích: “Bài múa này khắc họa về việc một vị giác giả (ở tầng thứ này) sau khi vũ trụ được tạo lập đã trông nom tất cả chúng sinh, từ bi với vạn vật; bảo hộ tất cả chúng sinh và vạn vật như thế nào; bảo vệ thế giới của mình trước những can nhiễu đến từ bên ngoài như thế nào; và đối với Thần ở các cảnh giới khác đến nơi này thì nghênh tiếp như thế nào.” Cô chưa bao giờ nghĩ rằng vũ đạo lại có tác dụng và ý nghĩa đến vậy. Điều này đã để lại trong cô không ít ngạc nhiên.

Khi cô nhìn lại điệu múa này, cô thấy hàng loạt tia sáng rực rỡ bảy màu phóng thẳng lên bầu trời, tất cả chúng sinh và chúng Thần đều đắm chìm trong sự tôn kính và biết ơn vô hạn đối với Thần Phật.

Lúc nhìn xuống phía dưới, cô phát hiện rằng những vũ công này không phải đang đứng trên mặt đất bằng phẳng, có một số là đang đứng trên Quỳnh đài (chú 1), một số đứng trên đỉnh núi, một số đứng trên ngọn cây đại thụ, thậm chí nhiều vũ công là đang đứng trên mặt biển lớn.

Đây thật là: “Phiên phiên khởi vũ bạn thiên lại (chú 2) Thuỵ thái vạn thiên hiển tự tại Tề thuật cảm ân Thần tí hộ Chư tiên vũ giả vân thiên ngoại” (chú 3)

Sử dụng ngôn ngữ của con người để biểu đạt sự tình nơi Thần giới quả đúng là cứng nhắc và bất lực vô cùng, vậy nên xin độc giả hãy tự mình thể nghiệm điều ấy (qua đoạn thơ trên).

Sau khi xem điệu múa này, một vị tiên nữ khác đã đưa cô đi thăm những đại điện khác và ăn một số trái cây ở đó, sau đó mang cô trở về nhà.

Trong đoạn này, tuy rằng ngòi bút của tôi biểu đạt ra không nhiều câu chữ, nhưng thực sự đối với thời gian trong mộng mà nói thì đã rất nhiều canh giờ trôi qua, đợi đến khi cô mở mắt choàng tỉnh, mới phát hiện ra đó chỉ là một giấc mơ. Nhưng những cảnh tượng trong mơ vẫn còn hiện rõ trước mắt, tường tận tỉ mỉ. Từ đêm ấy cô có được thêm một tầng lý giải và nhận thức sâu sắc hơn nữa về vũ đạo.

Trong quá trình học múa sau này, cô luôn dùng trái tim của mình để cảm nhận triển hiện sự mỹ hảo và cảnh giới tốt đẹp của Thần. Tâm tính của cô bất giác từ lúc nào đã nhập vào trong “Đạo”, dần dần theo đó mà đề cao lên.

Sau này cô còn tham gia vào các hoạt động ca múa của tộc Miêu, thời gian dần trôi qua cô cũng có được những nhận thức thâm sâu đối với vũ điệu của Miêu tộc.

Một ngày kia, khi nhận thấy trình độ vũ đạo của mình đã rất thâm sâu, vào một buổi sáng sớm, cô đi dạo một mình đến một nơi phong cảnh đẹp đẽ, nán lại một lúc thì bỗng nhận thấy có tiếng nhạc từ xa vọng lại, êm ả nghe rất vui tai. Lúc đó bản năng trong cô mách bảo rằng hãy lần theo tiếng nhạc ấy. Khi tiến lại gần, cô bất ngờ nhìn thấy một nhóm tiên nữ đang nhảy múa ở đó. Đó thực sự là: “Vân trung mạn bộ hà quang bạn A na triển chuyển thần quang xán Quần bãi phi toàn tiên tư hiển Vũ biến thiên nhai thực mĩ hoán”

Dịch nghĩa: “Bước chậm trong mây theo ánh hào quang Thướt tha xoay chuyển thần quang rực rỡ Làn váy lượn vòng hiển lộ dung nhan tiên nữ Nhảy múa khắp chân trời thực sự đẹp rực rỡ”

Khi cô đang nhìn về phía các vị tiên nữ thì bỗng đâu có một con chim phượng hoàng đầy màu sắc từ trên trời chầm chậm hạ xuống. Sau khi hạ cánh xuống đất, phượng hoàng lại bắt đầu nhảy múa trong những đám mây hiền hòa. Không lâu sau, lại có rất nhiều các loại thần điểu (chim thần) khác bay đến cùng nhau nhảy múa.

Cô đứng đó xem vũ hội một cách say sưa. Không biết đã qua bao lâu, khi tiên nữ và chim thần rời đi, lúc này chim phượng hoàng liền hóa thân thành một người phụ nữ Miêu tộc trong độ tuổi trung niên bước tới cô và nói rằng: “Lần này cô đã thấy được sự bác đại tinh thâm của vũ đạo rồi chứ?”

Nghe vậy cô có chút kinh ngạc, nhưng trực giác mách bảo cô rằng người trước mặt cô lúc này chính là thần điểu phượng hoàng khi nãy, nghĩ vậy cô vội quỳ xuống tỏ ý muốn bái sư. Phượng hoàng rất vui và dắt tay cô cùng quay trở về nhà của cô.

Sau khi trở về nhà, chim phượng hoàng nói với cô rằng: “Đừng nói với ai về những điều cô đã nhìn thấy, tôi sẽ lưu lại đây một thời gian và tham gia những hoạt động ca múa ở nơi này. Đến lúc đó, cô có thể học hỏi được rất nhiều điều.” …

Cứ như vậy vài năm lại qua đi, cô đã thực sự học vũ đạo đến độ xuất thần nhập hoá, cô phát hiện ra rằng bản thân vũ đạo chính là một cách tu hành và quay trở về.

Một ngày kia, chim phượng hoàng nói với cô rằng: “Cơ duyên từ biệt của chúng ta đến rồi, đã tới lúc tôi nên rời đi. Cô còn có sự việc gì (cần hỏi) nữa không?”

Cô nói: “Thông qua học vũ đạo tôi đã hiểu ra được rất nhiều điều, có lẽ nào thông qua tu hành tôi cũng có thể trở thành tiên nữ sao?”

Phượng hoàng khẽ mỉm cười: “Xem chừng ngộ tính của cô cũng không tệ lắm, việc ta đến đây lần này trên bề mặt là để dạy cô vũ đạo, kỳ thực ta là đang giúp cô đặt nền móng cho việc tu luyện sau này. Cô vốn dĩ không phải ở tầng thứ tiên nhân, mặc dù cô cũng từng là phượng hoàng, nhưng đó không phải là hình tượng cuối cùng của cô…. Tương lai sẽ có một loại phương pháp tu luyện được truyền xuất trên thế gian có thể khiến con người chân chính đạt được hồi thăng, đến lúc đó vũ đạo của cô sẽ có đất dụng võ.”

“Vậy Ngài chẳng lẽ chỉ là chim phượng hoàng thôi sao?” Cô tò mò hỏi.

“Tôi là ai không quan trọng, quan trọng là tôi đến đây để nói cho cô biết rằng vị Thần trong tương lai mà cô sẽ gặp được là vạn cổ kỳ duyên đó.” Chim phượng hoàng không trả lời cô trực tiếp.

“Vậy thì làm sao tôi có thể gặp được vị Thần vạn cổ kỳ duyên ấy trong tương lai đây?” Cô tiếp tục hỏi.

“Vũ công phân thành bao nhiêu loại, cô hãy học hỏi và trải nghiệm nhiều hơn nữa, cô có thể gặp vị thần ấy được trong khi học tập và thể nghiệm vũ đạo ….” Chim phượng hoàng nói xong liền bay ra ngoài chín tầng trời.

Từ khi nhận được sự khai thị của Thần, cô càng dụng tâm vào việc học tập vũ đạo, đã đổ không biết bao nhiêu mồ hôi và nước mắt. Cô luôn khắc cốt ghi tâm sự ủy thác của Thần: “Nhất định không ngừng cần tìm kiếm vạn cổ kỳ duyên kia trong quá trình học tập và thể nghiệm vũ đạo.”

Trong những đời sau, cô từng chuyển sinh làm một vũ công trong cung điện nhà Minh, cô cũng tiến hành nghiên cứu về các điệu múa trong cung đình. Sau này, cô lại chuyển sinh thành một nam quân nhân trong triều đại nhà Thanh, đóng quân ở vùng biên giới Tân Cương, từ đây cô càng có lĩnh ngộ thâm sâu hơn về nội hàm dương cương trong vũ đạo….

Đây quả thực là:

“Phượng vũ thiên nhai vi tìm Pháp Nghiên tập vũ đạo Thần điểm hoá Thuyên thích kính Thần cảm ân tâm Kim triều vũ đài phóng quang hà!”

Dịch ngĩa:

“Phượng hoàng (nhảy) múa khắp chân trời để tìm Pháp Được Thần điểm hoá nghiên cứu học tập vũ đạo Vì kính thần và tâm đầy lòng cảm ân Hôm nay trên sân khấu toả ra ánh sáng rực rỡ”

Chú thích:

1. Quỳnh có thể là hoa quỳnh, hoặc một loại ngọc tên là quỳnh.

2. “Thiên lại” ở đây nói riêng về âm nhạc trên bầu trời.

3. Câu này có nghĩa là sự uyển chuyển của nhóm vũ công này đã đạt đến mức khó tin.

Dịch từ: http://www.zhengjian.org/node/239561