“Thanh bạch như nước” và “phương thuốc ngàn vàng – Đức”

Tác giả: Sơ Trung

[ChanhKien.org] Đây là hai câu chuyện văn hóa truyền thống từ hai khía cạnh khác nhau, được hoàng đế đích thân khắc và đề chữ, đó là một vinh dự lớn, không thể mua được bằng tiền. Điều gì có thể khiến con người cảm động, có thể khiến thế nhân đồng cảm, có thể để lại tiếng thơm muôn đời? Đó chính là “đức” của con người.

Câu chuyện “Thanh bạch như nước”

Vào thời Ung Chính nhà Thanh, ở huyện Bình Dao, tỉnh Sơn Tây có một thư sinh tên là Trương Cúc Nhân, sau khi trúng cử, ông được hoàng đế bổ nhiệm làm tri huyện Huy Châu, Hà Nam. Trong nhiệm kỳ của mình, ông làm quan ngay thẳng và liêm khiết, ông đã dùng tất cả bổng lộc của mình chu cấp cho người nghèo và học trò. Vợ con ông làm ruộng ở Sơn Tây, một năm hai vụ thu hoạch lúa đều phải nhờ lái buôn gửi lúa mì đến Huy Châu cho ông, vì vậy Trương Cúc Nhân không ăn lương thực của Huy Châu và chỉ uống vài ngụm nước của Huy Châu, nên người ta gọi ông là Trương Bạch Thủy.

Năm thứ 8 Ung Chính, Trương Cúc Nhân hết nhiệm kỳ, triều đình thăng chức cho ông lên tri phủ Quảng Tây. Được thăng chức là việc tốt, nhưng Trương Cúc Nhân tuổi tác đã cao, lại có lòng nhớ nhà nên không đi nhậm chức. Lúc này, Trương Cúc Nhân hai bàn tay trắng, thậm chí không có tiền để về nhà. Một số thương nhân giàu có trong huyện nghe tin đã họp lại cùng nhau quyên 300 lượng bạc, cung kính đưa đến tặng ông. Trương Cúc Nhân liên tục gạt đi và nói: “Ta lẽ nào lại có thể tham tiền của dân được!” rồi một mực từ chối. Một thương nhân giàu có nổi nóng mang túi bạc đến một cái giếng và nói với Trương Cúc Nhân: “Nếu lão gia từ chối lần nữa, tôi sẽ ném tất cả bạc xuống giếng!” Chẳng còn cách nào, Trương Cúc Nhân đành phải chấp nhận. Nhưng mấy ngày sau, Trương Cúc Nhân đã trao tặng 300 lượng này bạc cho những nho sinh nổi tiếng trong huyện, giúp họ xây dựng một thư viện, gọi là “Bạch Tuyền thư viện”, làm tròn ước mơ một đời của một nhà nho.

Để có đủ lộ phí về quê, Trương Cúc Nhân đã đến làm công ngắn hạn trong một xưởng ép dầu ở phía đông huyện, sau hơn hai tháng, cuối cùng ông cũng kiếm đủ lộ phí để về nhà. Một buổi sáng, Trương Cúc Nhân dậy sớm một mình rời khỏi huyện Huy Châu, kết quả là, khi ông nhẹ nhàng mở cửa chính thì thấy có hàng dài người đang ngồi bên đường phố chờ để tiễn ông. Trương Cúc Nhân cảm động mắt ngấn lệ, bước xuống bậc thềm, khấu tay với mọi người bày tỏ lòng cảm ơn. Đồng thời ông thấy trên đường phố bày đầy các bàn tiệc, nhìn ngút tầm mắt. Trương Cúc Nhân hỏi: “Hàng người này dài bao nhiêu?” Một cụ già trả lời: “Dài năm dặm từ Đông thành đến miếu Ngũ Long”. Ông lại hỏi tiếp: “Bữa tiệc này có bao nhiêu bàn?” Cụ già trả lời: “Hàng người dài bao nhiêu, bàn tiệc dài bấy nhiêu”. Trương Cúc Nhân lập tức bực mình, ném cây gậy gỗ đào trên tay xuống đất nói: “Vậy là đã hủy một đời thanh bạch của ta!” ông quay lại bước vào nhà.

Rất lâu không thấy Trương đại nhân đi ra, các cụ già bàn bạc với huyện lệnh dẫn đầu đẩy cổng bước vào, thì thấy Trương Cúc Nhân đã treo mình tự vẫn dưới cây bồ kết. Mọi người ngồi phịch xuống đất rồi quỳ xuống khóc nức nở. Vốn là muốn bày tỏ sự kính trọng và ngưỡng mộ đối với Trương đại nhân, nhưng nào ngờ không những đã làm hủy hoại thanh danh một đời của Trương đại nhân mà còn hại chết Trương đại nhân.

Ngày linh cữu của Trương Cúc Nhân được đưa về Sơn Tây, suốt mười dặm đường không chỗ nào trống người, tất cả mọi người đều mặc đồ trắng, người đến lễ tế Trương Cúc Nhân mỗi người một ly rượu thì đủ đổ đầy nước một trăm con suối. Người dân Huy Châu đau buồn thương tiếc Trương Cúc Nhân đến nỗi nhiều người khóc sưng đỏ hai mắt, khách qua đường thấy thế cho rằng người Huy Châu bị bệnh đau mắt đỏ, tin này lan truyền đến triều đình, Hoàng đế phái ngự y đến để chữa bệnh cho họ, mới biết sự thật. Cả triều đình và dân chúng đều chấn động, Hoàng thượng đã đích thân ban tặng một tấm ngự bia, trên đó viết bốn chữ lớn: Thanh bạch như nước.

Phương thuốc ngàn vàng – Câu chuyện về đức

Vào thời cổ đại, có một đầu bếp trong cung sau khi cáo lão hồi hương, ông đã xây một khu nhà lớn ở quê hương, ông còn mở một quán rượu ở cổng khu nhà, ban đầu vốn là để vui vẻ tuổi già, kể chuyện cũ để tiêu khiển, kết quả là người qua lại vô cùng tấp nập.

Về sau, vùng huyện phủ nơi thị trấn nhỏ này xảy ra một trận ôn dịch lớn. Nơi đây chỉ cách kinh thành có mấy trăm dặm, triều đình đã đặc phái ngự y đến để chữa trị, nhưng một thời gian lâu sau vẫn không tìm ra căn nguyên của bệnh và cho dù thử bao nhiêu thuốc đều không có hiệu quả. Trước tình hình dịch bệnh lan tràn khiến người dân lần lượt qua đời, mọi người đều kinh hoàng bạt vía, vô cùng lo sợ. Nhìn thấy cảnh này, người đầu bếp vội đóng cửa quán rượu, cắt đứt liên lạc với thế giới bên ngoài, cả ngày trốn trong nhà. Mặc dù ông đã phong tỏa kín ngôi nhà, nhưng bệnh dịch vẫn xuyên qua tường đồng vách sắt mà lây sang ông, sức khoẻ ông bắt đầu suy yếu, thường hay run rẩy, hoa mắt chóng mặt, nôn ra máu.

Một ngày nọ, người đầu bếp cảm thấy mình không còn sống được bao lâu nữa, đứng trên lầu cao nhìn những ngôi nhà dân gần xa, khắp trong ngoài thành. Những phố chợ trước đây sầm uất náo nhiệt nay hoang vắng, lạnh lẽo. Những người vô gia cư thân mang trọng bệnh, vừa đi được mấy bước đã gục chết, thân thể cong queo nằm chết trên đường. Ông đầu bếp nhìn cảnh đó, nỗi buồn đột nhiên ập tới, thương xót muôn phần, ông thở dài nước mắt tuôn rơi: “Than ôi, công danh còn đâu?”

Nghĩ mình một đời làm đầu bếp cung đình, nổi danh khắp thiên hạ, nhưng cũng khó thoát khỏi dịch bệnh. Họa phúc trong chốc lát, nào ai có giữ được? Ông nghĩ: “Dù sao ta cũng là người sắp chết, vàng bạc, lương thực, quần áo đầy kho để làm gì? Chi bằng bố thí cho những gia đình nghèo khó bần hàn kia, để họ được bữa ăn no mặc ấm, cũng để không uổng một kiếp người, để những người không may mắc bệnh mà lìa đời còn mặt mũi mà đi gặp tổ tông. Hay là bố thí hết đi”.

Chính niệm hễ đến, nỗi sợ hãi và khiếp đảm trong ông hoàn toàn biến mất. Thay vào đó, một luồng chính khí cuồn cuộn ngập tràn trong tâm, ông cảm thấy thân thể tràn trề sức sống. Ngay sau đó, ông quyết định mở cửa quán rượu, dặn dò những người làm hàng ngày hầm cháo nấu canh bố thí cho những người nghèo, cũng căn dặn người hầu mang quần áo trong kho đem cho những người quần áo rách rưới. Còn những thi thể lạnh lẽo không mảnh chiếu đắp thân, ông cũng cho người đem đi chôn cất cẩn thận. Rất nhiều gia đình giàu có thấy ông làm vậy cũng lần lượt làm theo. Họ nghĩ: “Dù sao cũng cùng chết, thì chết sao cho có giá trị, có ý nghĩa một chút”. Dần dần, nỗi sợ ôn dịch trong lòng mọi người cũng tan biến. Đường phố chợ ảm đạm cũng dần dần có sinh khí trở lại.

Sau đó, khắp đường lớn ngõ nhỏ tràn ngập tình người, đầy sự quan tâm, an ủi, cả thành phố đầy những lời nói nhẹ nhàng ôn tồn, không còn ẩu đả, kẻ cậy quyền cũng đã biến mất, và ngay cả kỹ nữ cũng trở nên tự trọng. Một tháng sau, người đầu bếp ngạc nhiên phát hiện, sức khoẻ của ông hồi phục từ khi nào, khí sắc cũng hồng hào như trước.

Một ngày nọ, trong giấc mơ người đầu bếp thấy một Đạo nhân cưỡi tiên hạc bay về phía ông, bay đến bên cạnh ông và cất bài thơ rằng: “Thiện đức lớn hoá thành phương thuốc ngàn vàng, cứu thế nhân nào cần chi thuốc thảo dược? Công huyền diệu ngoài trời xa luyện thành kim đan, cảm phục đức hạnh đến cứu giúp tai ương”.

Trong mơ, người đầu bếp chắp hai tay tiếp nhận tiên đan, rồi giật mình bừng tỉnh. Đột nhiên thấy trong tay thật sự có một hộp thuốc tiên, ông không kiềm chế được niềm hân hoan tột độ liền quay về hướng người đạo sĩ bay đến mà bái lạy. Ngày hôm sau, theo chỉ dẫn trong hộp đan, người đầu bếp đã bỏ một phần thuốc vào mấy cái nồi lớn nấu lên, rồi đem phân phát cho các bệnh nhân trong và ngoài vùng, hiệu quả thực sự thần kỳ, bệnh nhân hồi phục ngay lập tức. Người đầu bếp lại đích thân mang đan dược đến hoàng cung ở kinh thành nơi dịch bệnh hoành hành suốt mấy tháng, nhờ đức hạnh và thiện tâm của người đầu bếp, mọi việc đã được giải quyết triệt để. Sau khi nghe lai lịch của thuốc tiên, nhà vua đã tắm rửa và thay quần áo sạch sẽ, ở một mình trong căn tĩnh thất, sám hối về những việc đã làm, sau đó tập trung tinh thần, với lòng thành kính và tôn trọng viết một bức đại tự có mấy chữ: “Thiên Kim Lương Phương—Đức” (Đức – Phương thuốc ngàn vàng).

Đức hạnh của Trương Cúc Nhân giống như bức đề chữ “Thanh bạch như thủy” của hoàng đế, đã làm cảm động người dân cả vùng, làm cảm động cả hoàng đế và các vương công quý tộc. Nghĩa cử cứu người cao đẹp của ông đầu bếp cáo lão về quê trong thời khắc nguy nan đã nhận được sự giúp đỡ của Thần Phật, đã cứu vớt được dân chúng cả vùng, ngay cả hoàng đế khi nghe được về nguồn gốc của thuốc tiên, đã tắm rửa thay quần áo, ở một mình trong căn phòng yên tĩnh, sám hối và suy ngẫm, sau đó tập trung tinh thần, với lòng thành kính và tôn trọng viết tặng dòng chữ: ” Đức – phương thuốc ngàn vàng”.

Hai câu chuyện này không phải ở cùng một triều đại, nhưng cả hai đều vì chữ “đức” mà được người đời sau coi trọng. Cho đến ngày nay, hai câu chuyện trên vẫn còn có tính định hướng đối với mọi người.

Văn hóa truyền thống coi trọng đức, văn hóa của Trung Cộng làm bại hoại đạo đức đề cao dục vọng; Văn hóa truyền thống nói rằng “tiền bạc giống như rác rưởi, nhân nghĩa đáng giá ngàn vàng”, văn hóa của Trung Cộng nói rằng “bao nhiêu tiền một cân lương tâm” và “đời người quá ngắn ngủi, phải nhanh chóng tận hưởng”, v.v. hoàn toàn trái ngược hẳn với văn hóa truyền thống. Do đó, các quan chức của Trung Cộng, những người được người xưa coi là quan phụ mẫu của dân đã tham ô, nhận hối lộ, bao nuôi tình nhân, không từ mọi thứ có thể để thăng tiến, thậm chí những việc bán tổ tiên cầu vinh và những việc phóng túng như tặng vợ con cho cấp trên đều đã xuất hiện; coi dân chúng như kẻ thù, lời nói dối nào cũng có thể tạo ra, những việc làm coi rẻ tính mạng người đến thế nào cũng dám làm.

Lần này, virus Trung Cộng có nguồn gốc từ Vũ Hán, mức độ lây nhiễm và tỷ lệ tử vong của nó cao hơn nhiều so với dịch SARS năm 2003, thủ đoạn của ĐCSTQ vẫn là che giấu, lừa dối, vẫn là biện pháp đàn áp bức hại những người nói ra sự thật, cho đến hôm nay, người dân Trung Quốc vẫn đắm chìm trong u mê, người dân Vũ Hán vẫn còn trong tình trạng nước sôi lửa bỏng, nhưng Trung Cộng lại đang hát vang những lời ca ngợi. Bí thư thành ủy mới nhậm chức của thành phố Vũ Hán đã yêu cầu người dân Vũ Hán cảm ơn đảng và chính phủ Trung Quốc.

Văn hóa đảng Trung Cộng hại người hại mình, văn hóa truyền thống cứu người cứu mình, ai đang hại người, ai có thể cứu người, liếc qua là có thể biết ngay.

Vào đầu đời Tống, có một tôn sư của Đạo gia tên là Trần Đoàn, người đời sau tôn ông là “Trần Đoàn lão tổ”, trong cuốn sách Tâm tướng thiên” của ông có một câu rất đáng để suy nghĩ: “Chết do bệnh dịch không phải do vận số, mà là do chửi đất rủa trời”, Ý nghĩa là: sự hoành hành của dịch bệnh, con người chết do dịch bệnh, không phải vì vận số, cũng không nhất thiết trong mệnh có điều đó, mà vì con người bất kính với trời đất, kinh nhờn Thần Phật mà chiêu mời tai họa.

Trung Cộng làm những việc ngang ngược trái với đạo lý, nguyền rủa Trời Đất và Thần Phật, đấu với Trời, đấu với Đất, đấu với người, chiêu mời rất nhiều thiên tai nhân họa làm 80 triệu người Trung Quốc đã chết oan uổng. Từ tháng 7 năm 1999 đến nay, cuộc đàn áp mang tính diệt chủng đối với các học viên Pháp Luân Công, xúc phạm người sáng lập Pháp Luân Công, bôi nhọ đặc tính Chân Thiện Nhẫn của vũ trụ, đó mới là căn nguyên dẫn đến thảm họa dịch bệnh. Biện pháp duy nhất để giải cứu là “hồi tâm chuyển ý”, nhận rõ bản chất ma giáo và bộ mặt cũng như miệng lưỡi ma quỷ của Trung Cộng, thiện đãi các học viên Pháp Luân Công, thành tâm niệm “Pháp Luân Đại Pháp Hảo, Chân Thiện Nhẫn Hảo”, tâm thành ý chính, trở về với truyền thống, sửa đổi tận gốc, quy về con đường truyền thống, nhất định sẽ có thể vượt qua thảm họa bệnh dịch do cuộc đàn áp Pháp Luân Công của Trung Cộng gây ra!

Dịch từ: http://www.zhengjian.org/node/257650