Luân hồi ký sự: Gian khổ tìm Pháp (phần 13) – Hát trong tiếng mưa tại Paris

Tác giả: Đệ tử Đại Pháp ở Trung Quốc đại lục

 

[ChanhKien.org] Tiếp theo phần 12

Bài này nói về câu chuyện tìm Pháp của một học viên da trắng ở châu Âu.

Đời trước của cô ấy (những năm 70 của thế kỷ 19, thời kỳ nước Pháp đệ tam cộng hòa) là một ca sỹ dân gian, gia đình giàu có. Lúc nhỏ khi chơi ở nhà ông bà tại nông thôn, cô thường chơi cùng các bạn cùng trang lứa khác ở xung quanh. Khi chơi đùa không tránh khỏi một số ma sát, nhưng con của những gia đình giàu có luôn bắt nạt con của những gia đình nghèo, thậm chí còn có người lớn ở bên cạnh “trợ giúp”. Sau một thời gian trong tâm hồn trẻ thơ của cô sinh ra tư tưởng đồng cảm với những người nghèo khổ.

Cô sinh ra được trời ban cho một giọng hát tuyệt vời, dù ca hát ở đâu cô cũng được yêu thích. Khi cô được khoảng 18 tuổi, rất nhiều người có địa vị đều mời cô đến hát, nhờ đó cô cũng quen biết được rất nhiều bạn bè, nhưng đồng thời cô cũng thấy được mặt giả dối, bất chính của rất nhiều người. Điều này làm cô cảm thấy rất buồn. Sau này cô nghĩ ra được một biện pháp “vẹn toàn”: cô sẽ hát ở trên đường phố lớn hoặc quảng trường, ở những nơi mà quần chúng phổ thông đều có thể đến; còn những nơi chỉ những người ở tầng lớp cao mới có thể tới, thì cô ấy cũng đến nhưng sẽ không hát.

Lúc cô mới bắt đầu làm vậy, nhiều người không lý giải được, cảm thấy cô thật ngốc, đánh mất cơ hội bước vào xã hội thượng lưu. Nhiều lần khuyên nhủ, nhưng cô vẫn giữ nguyên cách làm như vậy.

Qua một thời gian, cô nhận được sự yêu mến của rất nhiều quần chúng ở Paris, thêm vào đó với khí chất xuất chúng, mọi người đều thân mật gọi cô là “thiên sứ” hoặc là “tiểu thiên sứ”.

Lại có một số người đàn ông thuộc tầng lớp cao, vì yêu thích bài hát của cô, mà cố ý cải trang thành bộ dạng nghèo khổ đến nghe cô hát.

Thời gian trôi qua, cô cũng đến tuổi kết hôn, có nhiều người đàn ông tầng lớp cao theo đuổi cô, cố ý ăn mặc thành bộ dạng nghèo khổ để đến gần cô. Cô cũng từng gặp được vài người ở tầng lớp cao cùng lứa tuổi, nhưng sau khi tìm hiểu sâu hơn, lại phát hiện những người kia trước mặt cô đều là giả dối, trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày họ rất dối trá thậm chí rất đáng sợ, họ không có sự cảm thông.

Thất vọng một thời gian khiến cô không phấn chấn lên được. Cô nghĩ: “Bản thân mình chỉ hát cho quần chúng phổ thông, an ủi tâm hồn của mọi người, nhưng cũng không giải quyết được vấn đề căn bản! Con người dù có phân biệt giàu nghèo, phân biệt giai tầng, nhưng giữa người và người với nhau nên bình đẳng, không nên có hiện tượng bắt nạt người khác”.

Mang theo những thắc mắc ấy, cô thường đến viện bảo tàng Louvre xem các tác phẩm nghệ thuật; đến một số giáo đường hay đi ngắm phong cảnh bên bờ sông Seine, khi xem hết những điều của tôn giáo, của các nhà nghệ thuật và cảnh đẹp thiên nhiên, những thắc mắc trong tâm cô vẫn không được giải khai, trong lòng lại trở nên trống trải hơn, cô cảm thấy nếu trong tâm một người thật sự tín ngưỡng, thì sẽ tràn đầy sức mạnh của Thiện, sự cảm tạ Thần và lòng biết ơn tự nhiên, sẽ không xuất hiện những sự việc không hài hòa giữa người và người.

Năm 27 tuổi, cô kết hôn với một binh lính bình thường, hai năm sau lại sinh được một con gái. Vốn dĩ gia đình sẽ yên ấm vui vẻ. Nhưng số phận luôn trêu đùa cô: năm năm sau, khi đang làm việc xây dựng trong quân đội, chồng cô bị bức tường đổ sập đè chết, vài ngày sau con gái lại bị bọn lưu manh bắt nhầm (vốn phải bắt cóc một đứa trẻ khác), rồi sau lại bị giết chết.

Cú sốc này là quá lớn với cô, sự nghiệp biểu diễn của cô cũng không thể tiếp tục, cả ngày chìm đắm trong nỗi nhớ chồng và con gái mà không thế thoát ra được.

May thay, mẹ chồng của cô là một tín đồ tín ngưỡng vào tôn giáo, khuyên nhủ cô nên nghĩ thoáng một chút.

Sau đó cô lại nghĩ: “Có lẽ là do mình ngày trước đã làm điều gì không tốt mà gây ra”.

Lúc này có rất nhiều dân chúng bình thường thích nghe cô hát đến thăm hỏi hoặc dùng nhiều cách thức để an ủi cô. Cô cũng từ đó mà thấy được sức mạnh của Thiện. Cảm thấy bản thân đã không phó xuất uổng phí cho họ.

Ba năm lại trôi đi, cô vẫn hay đứng ở tháp Eiffel để biểu diễn cho dân chúng.

Chỉ mới một lát, trời đổ mưa, cô đành phải tuyên bố lần biểu diễn này kết thúc sớm. Bởi vì mưa bất thình lình, mọi người đều không mang ô, cô khuyên mọi người mau chóng rời đi. Mọi người cũng bảo cô đi sớm để tránh bị mưa làm ướt.

Lúc này trong lòng cô chợt dâng lên một niềm bi thương khó hiểu, cô cảm thấy nếu đầm mình trong mưa, thì có thể giảm bớt phần bi thương kia.

Khi mọi người lần lượt rời đi, “Thiên sứ” của họ lại muốn bị mưa dội xuống, thì một vị Thần nhân áo trắng (không hoàn toàn biểu hiện ra trạng thái của Thần, cũng có hiển hiện ra một chút Thần tích, nhưng vẫn có biểu hiện của con người, nên dùng từ ‘Thần nhân’), mang theo một chiếc dù lụa vàng thong thả từ phía xa tiến đến trước mắt cô, dừng lại ở chỗ cách cô khoảng ba mét, chiếc dù lụa vàng bay qua, cô đón lấy, bất chấp trời mưa, cô ngẩng mặt nhìn vị thần nhân.

Thần nhân nói: “Ta toàn thân đều là quần áo trắng, là thay mặt cho vị Thần cai quản các ngươi đến nói với các ngươi, tương lai ở đây sẽ một loại tín ngưỡng lấy màu vàng làm đại biểu (chỉ Phật gia) được truyền ra, tín ngưỡng kia đến từ phương Đông, rất đặc biệt, hơn nữa không thuộc về tôn giáo, là công pháp thích hợp cho tất cả mọi người, chỉ cần đến lúc đó các ngươi thực sự tín ngưỡng, chẳng những có thể đắc được sự an ủi về tâm hồn, thậm chí còn có thể thăng hoa và cải biến thân thể và sinh mệnh. Hãy nhớ kỹ thời gian: giữa những năm 90 (năm 95) sẽ bắt đầu”.

“Như vậy vẫn cần đợi một thời gian rất lâu (lúc đó đang là những năm đầu của thế kỷ hai mươi), tôi có sống được đến lúc đó không?” – Cô thắc mắc.

“Ta nói đến lúc đó sẽ có thì nhất định sẽ có. Cô và những người khác (chỉ một số người đã đi xa và một số ít người chưa kịp đi xa) đến lúc đó đừng bỏ qua cơ duyên là được”. Nói xong Thần nhân liền biến mất.

Cô cầm dù lụa vàng cẩn thận nhìn kỹ, chỉ thấy trên khung đỡ của dù có rất nhiều vòng tròn nhỏ, có nơi còn có hình vẽ cá âm dương và hai chữ “S” (một đứng, một ngang) giao nhau. Cô cầm chiếc dù lụa vàng đứng sững sờ trong mưa, mặc cho mưa rơi tầm tã.

Về đến nhà, cô bọc kỹ chiếc dù lụa vàng, đặt ở nơi cao nhất, để bày tỏ sự tôn kính.

Cô cảm thấy mình quả thật rất may mắn, có thể gặp được “kỳ duyên” này, cô chia sẻ câu chuyện này với bạn bè, có người đến nhà cô, cô đem chiếc dù lụa vàng ra, để làm “chứng cứ”. Sau này một số người tầng lớp thượng lưu nghe được, cùng đến xem chiếc dù lụa vàng, khi cô lấy chiếc bọc đặt ở nơi cao nhất ra, thì không thấy chiếc dù đâu nữa, phía trên chỉ có mấy chữ: “Giữa những năm 90 sẽ thấy”.

Có người không xem được chiếc dù lụa vàng, liền nói cô bịa chuyện; có người khi xem được những chữ kia, trong tâm cảm thấy đến giữa những năm 90 sẽ hiểu. Đến lúc đó nếu có phương pháp tu luyện màu vàng kia (Phật gia), chính mình cũng sẽ trân quý. Có người vừa không cảm thấy cô ấy đang lừa người, cũng không tin cô thật sự gặp được Thần nhân, chỉ cảm thấy tất cả đều là nguyện vọng tốt đẹp của cô, rất thông cảm cho cô.

Bởi vì sự biến mất của chiếc dù vàng kia, khiến cô cảm thấy rất hoang mang, cũng rất mất mặt.

Tối hôm đó, cô mơ một giấc mơ, mơ đến vị Thần nhân kia, cô hỏi thăm rằng: “Dù vàng tại sao lại mất?”

Thần nhân nói: “Tín ngưỡng cần ngộ tính, đồng thời cũng cần thăng hoa trong khi không ngừng đề cao tâm tính”.

Một câu nói làm cô tỉnh ngộ, cô lập tức hiểu được: “(Sự biến mất của chiếc dù vàng) hóa ra là khảo nghiệm xem con người có thể thực sự tin lời của vị Thần nhân không”.

Bởi đã hiểu được, nên trong những năm còn lại cô luôn tin tưởng lời của Thần nhân, ngay cả có những chỗ không hiểu, nhưng cô vẫn tin tưởng như lúc đầu. Đến cả lúc lâm chung, cô cũng không hề dao động….

Thật chính là:

Paris thiển xướng vì đại chúng

An ủi nghèo khổ tâm đau xót

Thiện tâm chung quy cảm thiên địa

Thần nhân lạc tán thị kỳ công! [*]

 

Chú thích:

[*] Nghĩa của câu này là thần nhân đánh rơi chiếc dù vàng, đồng thời khai thị tương lai sẽ có một công pháp Phật gia thần kỳ được truyền xuất ra.

 

Xem tiếp phần 14

Dịch từ: http://www.zhengjian.org/node/239284