“Thần dùng đất bùn tạo ra con người” rốt cuộc là chuyện gì?

Tác giả: Đản Phong Trần

 

Lời dẫn

Có rất nhiều quốc gia và dân tộc trên thế giới từ đời này qua đời khác đã lưu truyền một câu chuyện truyền thuyết cổ xưa về “Thần dùng đất bùn tạo ra con người”. Ở Trung Quốc có câu chuyện Nữ Oa dùng bùn đất tạo ra con người; ở phương Tây lại có câu chuyện Thượng Đế Jehovah (Giê-hô-va) dùng bùn đất tạo ra con người; trong các dân tộc thiểu số ở Châu Phi, Nam Mỹ, Úc… cũng đều có truyền thuyết về Thần dùng đất bùn tạo ra con người, đây là một ký ức chung của rất nhiều dân tộc khác nhau.

Vào thời cổ đại, tổ tiên loài người phân bố trên các lục địa khác nhau trên Trái đất, hoàn cảnh môi trường và trạng thái sinh sống khác xa so với chúng ta ngày nay. Thời đó không có điện thoại di động, không có Internet, không có phương tiện giao thông hiện đại như máy bay và đường sắt cao tốc; núi cao, đại dương, sa mạc, đầm lầy và rừng rậm khiến cho tổ tiên chúng ta bị cô lập với nhau, không trao đổi được tin tức. Vậy thì tại sao tổ tiên của các dân tộc lại rất nhất quán khi nói về nguồn gốc loài người như vậy? Có phải là sự trùng hợp ngẫu nhiên chăng? Và tại sao tổ tiên của chúng ta lại coi truyền thuyết này là gốc rễ của sinh mệnh, nó vượt qua không gian và thời gian rộng lớn, truyền lại từ thế hệ này sang thế hệ khác, bây giờ truyền lại cho bạn và tôi?

Đáng tiếc là, trải qua bao thiên biến vạn hóa của lịch sử, thời gian và không gian, niềm tin vào Thần của nhân loại không ngừng suy giảm, khiến con người ngày càng ít tin vào câu chuyện truyền thuyết cổ xưa “Thần dùng đất bùn tạo ra con người” nữa. Khoảng cách thời gian và không gian dài đằng đẵng đã làm mờ nhạt đi ký ức của con người.

Kể từ khi con người bước vào thời cận đại (tôn giáo gọi là thời mạt thế) đến nay, thuyết vô thần (thuyết duy vật) trực tiếp phủ nhận sự tồn tại của Thần; khoa học hiện đại (khoa học thực chứng) lại lên tiếng phụ họa cho thuyết vô thần, nó nói rằng Thần không tồn tại. Ở Trung Quốc Đại lục, khoa học đã trở thành cây gậy trong tay ĐCSTQ để đả kích niềm tin với Thần; đặc biệt là dưới sự dẫn dắt sai lầm của “Thuyết tiến hóa” Darwin, niềm tin của con người vào câu chuyện “Thần dùng đất bùn tạo ra con người” ngày càng mai một.

Vậy, rốt cuộc câu chuyện “Thần dùng đất bùn tạo ra con người” là như thế nào? Sau đây bài viết sẽ chứng minh luận điểm này.

1. Bàn luận về sự tồn tại của Thần

Để làm rõ chuyện “Thần dùng đất bùn tạo ra con người”, câu hỏi đầu tiên cần trả lời là: Thần có tồn tại hay không?

“Thần” là gì? Từ xa xưa đến nay, ở các quốc gia và dân tộc khác nhau trên thế giới, người ta có nhiều nhận thức khác nhau về Thần, những nhận thức này đều công nhận rằng Thần là sinh mệnh cao cấp có trí huệ và năng lực cao siêu vượt xa con người.

Trong thời kỳ văn minh của nhân loại chúng ta lần này, gần như cùng vào thời kỳ lịch sử hơn 2.000 năm trước, ở phương đông và phương tây đã đồng thời xuất hiện mấy vị Đại Giác Giả (Thần). Phương Đông xuất hiện Phật Thích Ca Mâu Ni và Lão Tử, phương Tây xuất hiện Chúa Jesus.

Phật Thích Ca Mâu Ni có thể nhìn thấy ba nghìn thế giới trong một hạt cát, thấy những điều mà người thường không thấy, ông là Thần. Lão Tử nói được rõ ràng những đạo lý mà thế nhân không thể diễn tả được, cảm thấy huyền hoặc, nói những lời người thường không thể nói, ông là Thần. Chúa Jesus bị đóng đinh chết trên thập tự giá ba ngày sau đã phục sinh, hiển hiện rất nhiều Thần tích, những việc mà con người không thể làm được, ông cũng là Thần. Họ là những vị Thần vĩ đại gánh vác sứ mệnh của Trời, từ thiên thượng xuống thế gian truyền bá thiên lý khắp cõi trần, giúp lòng người hướng thiện, lưu lại cho nhân loại nền văn hóa tu luyện, trải đường cho nhân loại để có thể được Sáng Thế Chủ cứu độ vào thời mạt thế.

Mỗi một thời kỳ văn minh của nhân loại đều có Thần Phật gánh vác thiên mệnh từ thiên quốc hạ thế truyền Pháp giảng Đạo. Phật Thích Ca Mâu Ni năm đó từng nói, trước ông còn có sáu vị Phật nguyên thủy tồn tại, có nghĩa là trước ông đã từng có sáu vị Phật hạ thế truyền Pháp. Nền văn minh lần này của nhân loại chúng ta xuất hiện sau trận đại hồng thủy, trước thời kỳ Phật Thích Ca Mâu Ni truyền Pháp, ở Ấn Độ có Bà La Môn giáo, mà Bà La Môn giáo là tín ngưỡng tôn giáo của thời kỳ văn minh nhân loại lần trước lưu truyền lại. Trước Đạo giáo của Lão Tử, tổ tiên của người Trung Quốc cổ đại bao gồm cả thời Phục Hy, đã sáng tạo ra một thời kỳ rực rỡ, huy hoàng của Đạo gia ở Trung Quốc. Kinh Dịch, Bát Quái, Thái Cực, Hà Đồ, Lạc Thư đều là sự kết tinh văn hóa do các nhà tu Đạo tiền sử lưu truyền lại. Ở phương tây trước thời Chúa Jesus cũng có Do Thái giáo.

Cần nói rõ rằng, Thần Phật từ thiên quốc hạ xuống nhân gian không triển hiện cho con người thấy hình dáng của Thần Phật, càng không thể triển hiện thần thông của họ. Mà họ chỉ có thể đầu thai thành người xuống thế gian, dùng ngôn ngữ con người để truyền Pháp giảng Đạo. Sáu vị Phật nguyên thủy, Phật Thích Ca Mâu Ni, Lão Tử và Chúa Jesus cũng đều như vậy. Chúa Jesus bị đóng đinh chết ba ngày sau sống lại, vẫn dùng  hình dạng con người để đi gặp các môn đệ của mình; Phật quang mà người ta nhìn thấy trên đỉnh núi Nga Mi cũng chỉ là quang ảnh của một thời oanh liệt đã qua; Thất Tiên Nữ là người trời xuống trần kết hôn với Đổng Vĩnh, cũng trông giống như các cô thôn nữ bình thường.

Thời xưa, tu Phật, tu Đạo đều phải vào núi sâu rừng già; về sau tu Phật phải vào chùa, tu Đạo phải vào Đạo quán, đều phải cách xa nhân thế hoặc đoạn tuyệt với đời. Tại sao phải làm như vậy? Bởi vì người tu luyện có thể xuất hiện năng lực siêu thường, ví như “Lục thông” (sáu phép thần thông) trong Phật giáo, nhưng họ tuyệt đối không được dùng năng lực siêu thường để can nhiễu đến tư tưởng và trạng thái của con người trong xã hội người thường—đây là qui tắc được định ra từ thời đầu sáng lập thế giới. Người Trung Quốc có cách nói như thế này: “Tiểu ẩn ẩn vu sơn, đại ẩn ẩn vu thế” (Tu luyện trong núi thì dễ, tu luyện tại thế gian mới khó), “Chân nhân bất lộ tướng, lộ tướng bất chân nhân” (Người đắc đạo không thể hiện thân phận thật của mình trước mặt người khác). Vì sao bậc cao nhân phải ẩn mình? Vì sao bậc chân nhân không lộ tướng? Điều này đều có nguyên do giống nhau.

Vô lượng vô tỷ các sinh mệnh từ cao đến thấp trong vũ trụ đều có đẳng cấp, thứ bậc rõ ràng. Chúng ta thường nói “con người là anh linh của vạn vật”, địa vị của con người trên Trái đất không phải do con người tiến hóa mà có được, đó là chiếc quyền trượng mà Thần đã ban cho con người. Thực ra, con người chỉ là sinh mệnh cao cấp nhất trên Địa cầu nhỏ bé, còn trong mắt các sinh mệnh cao cấp hơn trong vũ trụ rộng lớn thì con người chỉ là sinh mệnh cấp thấp và có năng lực thấp kém. Sinh mệnh trong bất cứ không gian nào cũng đều có phương thức tư duy và trạng thái sinh tồn riêng, vào đến không gian nhân loại thì phải có trạng thái sinh tồn của con người, điều này là do Pháp lý vũ trụ quyết định. Nó rất giống với nhận thức của con người thế gian về đạo lý “nhập gia tùy tục”. Do đó, Phật Thích Ca Mâu Ni, Lão Tử và Chúa Jesus mà chúng ta thấy đều có hình tướng con người, nhưng điều họ giảng ra đều là những Pháp lý có thể giúp cho con người trở thành Phật, thành Đạo, thành Thần.

Chúng ta lần giở những cuốn sách cổ, trong đó có không ít ghi chép về những thần thú trên thiên thượng như rồng, phượng, kỳ lân đã xuất hiện tại nhân gian. Ở Osaka, Nhật Bản có một ngôi chùa tên là chùa Thụy Long, trong chùa có lưu giữ một tiêu bản rồng thực rất quý. Nhưng từ xưa đến nay chưa bao giờ có ghi chép việc một vị Thần Phật nào đó đến thế gian dưới hình dạng chân thực rực rỡ ánh hào quang của mình, mà chỉ có câu chuyện về Bồ Tát Quán Âm dưới hình dạng bà lão ở nhân gian hành thiện. Những người nghĩ rằng chỉ khi tự mình tận mắt nhìn thấy Thần Phật thì mới tin thật sự có Thần Phật, có lẽ vì anh ta không hiểu được những đạo lý này nên mới nhận thức như vậy!

Tuy nhiên, các vị Thần và chư Phật đến thế gian, bản chất bên trong và sứ mệnh của cuộc đời họ dù sao cũng khác với người thường, cho nên sẽ có những biểu hiện siêu thường so với người thường. Sách cổ ghi lại rằng khi các vị thánh nhân, đại đức, Thần Phật hạ thế, Trời nhất định sẽ gửi xuống theo những điềm lành. Lấy Phật Thích Ca Mâu Ni làm ví dụ, kinh điển Phật giáo viết rằng, khi Phật Thích Ca Mâu Ni ra đời, trong vườn ngự uyển của hoàng cung xuất hiện tám điềm lành, trăm loài chim tụ hội, tiếng hót êm dịu vui tai, cỏ hoa bốn mùa đồng loạt nở. Điều kỳ lạ nhất là trong cái ao lớn của cung điện đột nhiên mọc lên một bông sen trắng to như bánh xe, đóa sen trắng mọc ra vừa đúng lúc Phật Thích Ca Mâu Ni ra đời tại nhân gian. Khi Phật Thích Ca Mâu Ni mới ra đời, hàng ngàn ánh kim quang lóe lên trong cuống lưỡi, mỗi ánh kim quang lại hóa thành một đóa sen trắng nghìn cánh, trong mỗi đóa sen còn có một vị tiểu Bồ Tát đang ngồi v.v.

Phật Thích Ca Mâu Ni, Lão Tử và Chúa Jesus lần lượt giảng Pháp truyền Đạo ở nhân gian suốt mấy chục năm. Sau khi hoàn thành sứ mệnh của mình, cách họ rời khỏi thế gian để trở về Thiên quốc cũng khác nhau. Phật Thích Ca Mâu Ni đi con đường niết bàn, khi nhục thể hỏa táng tạo ra 84.000 hạt xá lợi tử; Lão Tử ra ngoài tây Hàm Cốc Quan ở ẩn, người đời không biết rốt cuộc ông đã đi đâu; Chúa Jesus bị đóng đinh chết trên cây thập tự, xác thịt chịu đau đớn, thống khổ để chuộc tội cho các môn đệ. Họ đã lưu lại “Kinh Phật”, “Đạo Đức Kinh” và “Kinh Thánh”, lần lượt hình thành Phật giáo, Đạo giáo và Cơ Đốc giáo, trải qua mấy ngàn năm vẫn được con người tín ngưỡng và sùng bái, điều này đã thể hiện đầy đủ năng lượng và trí huệ to lớn vượt ra ngoài thời gian và không gian của Thần Phật; cũng thể hiện khát vọng của thế nhân muốn được cứu độ, phản bổn quy chân, ước nguyện trở về Thiên quốc.

Người Trung Quốc thường nói trên đầu ba thước có Thần linh; cũng có người nói Thần không nơi nào không có. Có bao nhiêu vị Thần trên thiên thượng? Phật Thích Ca Mâu Ni hình dung: Phật Như Lai trên thiên thượng nhiều như cát sông Hằng! Nói một cách tương đối, những vị Phật mà con người được phép biết đến là rất ít. Mặc dù vậy, nếu liệt kê tên của các vị Thần ở phương đông và phương tây được con người biết đến trong nền văn minh nhân loại lần này thì cũng đã là một danh sách dài. Những cái tên này không chỉ là những văn tự đơn điệu mà rất sống động, đằng sau mỗi cái tên đều có những câu chuyện tu luyện cảm động trời đất như câu chuyện tu luyện của Phật Milarepa, Chân Vũ Đại Đế; đều có rất nhiều thần tích triển hiện như thần tích về Bát Tiên, Tế Công; đều có lòng từ bi vô hạn đối với hồng trần và chúng sinh như Văn Thù Bồ Tát, Quan Thế Âm Bồ Tát, Phổ Hiền Bồ Tát, Địa Tạng Vương Bồ Tát…, đã được sử sách ghi lại. Trong những niên đại lịch sử mà tổ tiên loài người đã sống, cũng là thời kỳ con người thuần phác và có tiêu chuẩn đạo đức cao, tín Thần, tu thành Thần, thờ phụng Thần linh, đó là việc đại sự hàng đầu từ triều đình cho đến thường dân, là văn hóa chính thống thời bấy giờ. Ở Trung Quốc, nền văn hóa chính thống này đã được kế thừa hàng ngàn năm, cho đến thời nhà Thanh. Trong các nghi thức trang trọng, phức tạp của hoàng đế nhà Thanh cho đến các nghi thức trong thiên đàn tế trời, chúng ta có thể thấy được lòng kính ngưỡng và biết ơn vô hạn đối với thiên thượng của các vị vua triều Thanh.

Tổ tiên loài người tin rằng Thần không chỉ tạo ra con người,mà còn che chở cho con người về mọi mặt, phúc phận của nhân loại đều là nhờ bái Thần Phật mà được ban cho. Điều này không giống như chủ nghĩa vô thần tuyên truyền rằng Thần chỉ là trí tưởng tượng của người xưa, cho rằng do con người thời đó còn mông muội và bất lực trước tự nhiên nên phải ký thác tinh thần vào thứ ảo tưởng nào đó. Đối với người xưa Thần có thật, không phải là hư ảo, đức tin với Thần của người xưa là xuất phát từ nội tâm, lòng thành kính với Thần của người xưa là quỳ gối phủ phục sát đất. Vậy thì đối với những người kính Thần hướng thiện như vậy, Thần sẽ triển hiện hình tượng của mình cho họ thấy. Do đó, những thợ thủ công và họa sĩ của tất cả các dân tộc trên thế giới đã khắc họa, miêu tả hình ảnh của Thần theo những gì họ nhìn thấy. Người vô thần nói rằng hình ảnh Thần là do con người tưởng tượng ra dựa theo ngoại hình của chính mình, đây kỳ thực là lối suy luận ngược chiều của người vô thần, một sự võ đoán lẫn lộn. Sự thật là Thần tạo ra con người theo hình tượng của chính mình. Cho nên, hình dáng của con người chúng ta mới giống như ngoại hình của Thần. Sự tương đồng giữa ngoại hình của người và Thần cũng giống như con cái giống với bố mẹ vậy. Chúng ta chỉ nghe nói con cái trông giống bố mẹ chứ không nói ngược rằng bố mẹ trông giống con cái. Chẳng phải loạn hết cả rồi sao?

Trong tất cả các ngành khoa học của nhân loại hiện đại, thực sự có thể đưa ra bằng chứng để trả lời cho vấn đề “nguồn gốc của con người”, đầu tiên phải nói đến khảo cổ học. Rất nhiều các phát hiện khảo cổ khắp nơi trên thế giới đã chứng minh một sự thật rằng: thời kỳ văn minh của nhân loại trên Trái đất không chỉ xuất hiện một lần, mà đã xuất hiện nhiều lần.

Đại sư Lý Hồng Chí, người sáng lập Pháp Luân Công, đã viết trong cuốn sách Chuyển Pháp Luân:

 Sự vận động của Trái Đất chúng ta trong vũ trụ bao la này trong hệ Ngân Hà đang vận chuyển này, không thể lúc nào cũng thuận buồm xuôi gió; rất có thể nó va phải một tinh cầu nào đó, hoặc một vấn đề nào đó nảy sinh, [và thế là] tạo thành một tai nạn rất lớn. Đứng từ góc độ công năng chúng tôi mà xét, thì chính là đã được an bài như vậy. Tôi đã một lần khảo sát, phát hiện rằng nhân loại đã có 81 lần [rơi vào] trạng thái hủy diệt hoàn toàn; chỉ có một ít người sống sót; lưu lại theo một chút văn hóa tiền sử vốn có từ đầu, [họ] tiến vào một thời kỳ [mới], sống một cuộc sống nguyên thủy. Nhân loại sinh sôi đông lên rồi cuối cùng xuất hiện nền văn minh. Trải qua 81 lần chu kỳ biến đổi như thế; tôi cũng chưa khảo sát được cho đến [tận thời điểm] ban đầu.

Lò phản ứng hạt nhân hai tỷ năm trước, kính viễn vọng 30.000 năm trước v.v, ngày càng có nhiều phát hiện khảo cổ chứng minh rằng trên Trái đất từng xuất hiện nhiều lần văn minh. Sự thực này đã trực tiếp lật đổ thuyết vô thần và thuyết tiến hóa, gián tiếp khẳng định thuyết hữu thần và thuyết Thần sáng tạo. Những người bảo vệ thuyết tiến hóa ban đầu muốn thông qua khảo cổ phát hiện những sinh vật hóa thạch để bổ sung chứng cứ còn thiếu cho giả thuyết này, nhưng kết quả hoàn toàn ngược lại. Hầu như tất cả các hóa thạch đều chứng minh rằng thuyết tiến hóa không thể đứng vững. Cho dù là phát hiện hóa thạch bộ xương của người khổng lồ cao năm mét, hay là hiện vật của người tí hon cao mấy tấc vẫn còn tồn tại ở thế gian, đều trở thành những chứng cứ rõ ràng đủ để đè bẹp thuyết tiến hóa.

Cho đến nay, chỉ có hai giả thuyết về nguồn gốc của con người: Một giả thuyết là Thần tạo ra con người, giả thuyết này đã được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác suốt hàng ngàn năm, giả thuyết kia là thuyết tiến hóa đầy ấu trĩ. Nếu thuyết tiến hóa đã bị phủ nhận bởi những bằng chứng khảo cổ không thể chối bỏ, vậy thì giả thuyết Thần tạo ra con người trở thành sự lựa chọn duy nhất. Đúng vậy, con người tiền sử không hề lừa dối chúng ta, tổ tiên đời đời của chúng ta không hề lừa dối chúng ta: con người là do Thần tạo ra, điều này vô cùng chính xác.

2. “Thần dùng đất bùn để tạo ra con người” nói lên điều gì

Một trong những trở ngại khiến cho người hiện đại không thể lý giải và tin rằng “Thần dùng đất bùn tạo ra con người”, chính là người ta cho rằng “đất bùn” không phù hợp với cơ thể con người chúng ta: cơ thể của chúng ta rõ ràng là máu thịt, tại sao lại gọi là “đất bùn”? Sauđây chúng tôi sẽ giải thích vấn đề này.

Nhìn từ nội hàm và chức năng, văn hóa truyền thống Trung Quốc có thể phân thành hai bộ phận lớn, đó là bộ phận xuất thế và bộ phận nhập thế, cũng có thể gọi là văn hóa tu luyện quay về trời và văn hóa làm người tại thế gian. Bộ phận xuất thế mà đại biểu là Phật giáo, Đạo giáo và Cơ Đốc giáo, giảng về thông qua tu luyện để thành Phật, thành Đạo, thành Thần. Bộ phận nhập thế, mà đại biểu là Nho giáo, giảng về đạo lý tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ. ĐCSTQ lấy chủ nghĩa vô thần làm nền tảng, đã gọi văn hóa tu luyện là “cặn bã phong kiến”, kỳ thực hoàn toàn trái lại, đó mới là tinh hoa chân chính của văn hóa truyền thống Trung Quốc.

Nhìn tổng thể trong lịch sử của Trung Quốc, các triều đại đều có nhiều người tu luyện, ai mà không muốn lên trời chứ? Nhưng không phải ai cũng có thể bước vào tu luyện, bởi vì còn phụ thuộc vào căn cơ và duyên phận. Phong Thần diễn nghĩa tuy là một tác phẩm văn học, nhưng đúng như chúng ta thường nói, các tác phẩm văn học nghệ thuật đều bắt nguồn từ cuộc sống mà còn cao hơn cuộc sống. Cho nên, các nhân vật trong cuốn sách đều lấy nguyên mẫu từ cuộc sống, rất nhiều người lúc đó là người tu Đạo trong núi, cũng có vị chính là Thần trên trời. Ví dụ, Quảng Thành Tử được nói đến trong truyện, tương truyền rằng Hoàng Đế năm đó từng vào núi gặp Tiên, cầu xin Quảng Thành Tử truyền dạy cách tu luyện và đạo an dân trị quốc.

Đại sư Lý Hồng Chí giảng trong cuốn Chuyển Pháp Luân:

Giảng đến vấn đề địa thượng Phật và địa thượng Đạo. Còn một tình huống nữa, Trung Quốc cổ đại có rất nhiều người tu luyện tại núi sâu rừng già. Vì sao hiện nay không có? Kỳ thực không phải là không có, mà là không để người thường biết; cũng không thiếu đi chút nào; những vị này đều có công năng. Mấy năm nay không phải là những vị này không có mặt, họ đều có cả đấy. Hiện nay trên thế giới còn có vài nghìn; Trung Quốc nước ta tương đối nhiều hơn. Đặc biệt là ở các danh sơn đại xuyên đều có, một số núi cao cũng có. Họ dùng công năng bít [hang] động lại, do đó chư vị không thấy được sự tồn tại của họ.

Chúng ta biết rằng con người trong xã hội nhân loại, căn cứ theo địa vị xã hội và hoàn cảnh kinh tế có thể phân thành các tầng lớp khác nhau. Tương tự như thế, sinh mệnh trong vũ trụ, căn cứ theo trạng thái sinh mệnh, trí huệ và năng lực khác nhau cũng có thể phân thành các cảnh giới khác nhau.

Sơ đồ cảnh giới các sinh mệnh trong vũ trụ

Tại sao con người phải tu luyện? Chính là để đề cao cảnh giới và tầng thứ của sinh mệnh.Phật gia là để tu thành Phật, Đạo gia để tu thành Đạo, còn Cơ Đốc giáo để tu thành Thần của thế giới Thiên quốc đối ứng với người phương tây. Phương pháp tu luyện và mức độ tinh tấn khác nhau quyết định sự khác biệt của quả vị cuối cùng mà người tu luyện chứng đắc được. Thông thường, nếu như tu tốt nhưng chưa đắc chính quả thì có thể lên đến tầng thứ thiên nhân ở thiên giới trong Tam giới, hưởng phúc phận làm Thần Tiên trong mấy trăm năm, khi hưởng hết tuổi trời thì lại nhập lục đạo luân hồi. Nếu như một người tu đắc chính quả thì có thể nhảy ra khỏi Tam giới, không tái nhập luân hồi nữa. Sau khi ra khỏi Tam giới, sinh mệnh tầng thứ nhất là La Hán, đều có thân hình nam; nếu tu tốt hơn một chút thì có thể tiến vào cảnh giới Bồ Tát, sinh mệnh của cảnh giới này đều có thân hình nữ, nếu như tu tốt hơn nữa thì có thể đạt đến cảnh giới của Phật, về hình tượng đều hiển hiện nguyên hình của mình. Cứ như vậy đến khi tu thành sinh mệnh cao cấp của cảnh giới cao hơn.

Chúng ta thường nghe thấy câu này: “Thần ở trên trời”. Câu này kỳ thực không phải do người hiện đại nói, giống như câu “Thần dùng đất bùn tạo ra con người”, câu nói này cũng được lưu truyền lại từ thời rất xa xưa. Chữ “trời” mà người Trung Quốc cổ xưa nói và trời mà người hiện đại chúng ta nhận thức bằng khoa học tự nhiên kỳ thực không cùng một khái niệm. “Trời” trước đây chỉ Thiên đường, là thế giới của Thần Phật mà mắt thịt nhìn không thấy, phải nhìn bằng thiên nhãn mới thấy, chính là một không gian khác mà các nhà khoa học hiện đại đang nghiên cứu và tìm kiếm. Chữ “trời” hiện nay chỉ nói về khoảng không phía trên bề mặt của Trái đất trong không gian mà nhân loại đang sinh tồn, hai khái niệm “trời” này có bản chất khác nhau. Chúng ta biết rằng trong văn hóa truyền thống Trung Quốc nói: “Một ngày phương trời, nghìn năm mặt đất”, “Trời và người hợp làm một chỉnh thể”, “Ông Trời đền bù cho người cần cù” v.v. Trời ở đây rõ ràng không giống với khái niệm trời trong khoa học tự nhiên ngày nay.

Lấy ví dụ, chúng ta có thói quen ngắm trăng, đứng từ Trái đất nhìn lên Mặt trăng, chúng ta sẽ cho rằng trăng ở trên trời, chúng ta không cảm thấy như vậy có gì không ổn. Tuy nhiên, nếu chúng ta may mắn trở thành phi hành gia bay lên Mặt trăng, khi chúng ta nhìn lại Trái đất, chẳng phải Trái đất cũng ở trên trời sao? Không khác gì với cảm giác khi đứng trên Trái đất nhìn Mặt trăng. Vậy thì rốt cuộc đâu là trời, đâu là đất? Quả thực ngay lập tức không thể nói rõ.

Con người hiện đại chúng ta gọi khoảng không từ mặt đất trở lên là bầu trời, bầu trời ở tầng khí quyển trở lên gọi là vũ trụ. Bầu trời hay vũ trụ cũng vậy, rốt cuộc đều nói về phạm vi không gian mà nhân loại sinh tồn. Chúng ta biết rằng tất cả vật thể trong không gian mà con người sinh tồn, hạt cơ bản lớn nhất là các phân tử, chúng ta có thể gọi nó là không gian phân tử. Trong khái niệm “trời” của khoa học tự nhiên, nói Mặt trăng ở trên trời, kỳ thực nói một cách chính xác hơn là Mặt trăng ở trong không gian phân tử cách Trái đất một khoảng cách nhất định, Trái đất và Mặt trăng cùng tồn tại ở các vị trí khác nhau trong không gian phân tử. Tương tự như vậy, vị trí của các hành tinh lớn khác so với Hệ mặt trời cũng có thể được nhận thức và biểu đạt theo cách này.

Nói đến đây, chúng ta có thể trả lời được một câu hỏi thú vị: Văn hóa truyền thống nói “Thần ở trên trời”, tại sao ngày nay tàu vũ trụ của con người bay cao như thế, kính viễn vọng thiên văn nhìn xa như thế, nhưng lại không phát hiện ra Thần Phật? Thế là, có người liền tùy tiện đưa ra kết luận thế này: Thần Phật hoàn toàn không tồn tại. Họ không biết được rằng, tàu vũ trụ dẫu có bay cao đến đâu, kính viễn vọng thiên văn dẫu có thể nhìn xa đến đâu cũng không vượt qua được không gian phân tử mà con người chúng ta đang sống. Nói thẳng ra, đều chưa vượt khỏi thế gian con người! Nếu là như vậy, phi thuyền vũ trụ bay tới bay lui trong nhân gian, kính viễn vọng thiên văn nhìn tới nhìn lui trong nhân gian, dù có vẻ bay được rất cao, nhìn được rất xa, làm sao có thể phát hiện được Thần Phật và Thiên quốc của Thần Phật?

Vậy thì sự khác biệt cơ bản giữa “trời” trong văn hóa truyền thống Trung Quốc và “trời” trong khoa học tự nhiên hiện đại là gì?

Nếu chú ý nhiều hơn đến “trời” trong văn hóa truyền thống Trung Quốc, chúng ta sẽ phát hiện rằng trời phân thành nhiều tầng. Chẳng hạn, Phật gia cho rằng có 33 tầng trời, Đạo gia cho rằng có 36 tầng trời. Ví dụ tục ngữ Trung Quốc nói bên ngoài trời lại có trời, chín tầng trời v.v. Các môn phái khác nhau, các cảnh giới khác nhau có những nhận thức khác nhau về trời, đó là điều bình thường. Điều này cũng giống với quy luật “nhìn ngang thành dãy núi, nhìn chếch lên thành đỉnh núi”.

Chúng ta lại tiếp tục xem xét, không chỉ trời phân thành tầng mà đất cũng được phân thành tầng. Ví dụ 18 tầng địa ngục, dưới chín suối v.v. Vậy thì đối chiếu với sơ đồ cảnh giới các sinh mệnh trong vũ trụ trong bài viết này, phải chăng chúng ta có thể tưởng tượng như thế này: giữa cảnh giới khác nhau của sinh mệnh trong vũ trụ và kết cấu tầng cấp của trời đất có mối quan hệ đối ứng nào đó không? Câu trả lời là có.

Lấy ví dụ, Đạo giáo phân trời thành 36 tầng, lại còn phân nhỏ thành: sáu tầng trời dục giới, 18 tầng trời sắc giới, bốn tầng trời vô sắc giới, bốn tầng phạm thiên, bốn tầng trời thánh cảnh. Trong mỗi tầng trời các giới lần lượt có các tầng sinh mệnh từ thấp đến cao. Nói cụ thể chính là cái gọi là lục đạo luân hồi: thiên nhân đạo (người trời), Atula đạo (ma), nhân đạo (người), địa ngục đạo, ngạ quỷ đạo, súc sinh đạo. Cũng chính là nói, trong văn hóa truyền thống, cảnh giới của sinh mệnh và kết cấu tầng thứ của trời đất là như nhau.

Vậy thì cảnh giới của sinh mệnh và cấu trúc tầng thứ của trời đất được hình thành như thế nào? Nói cách khác, cơ sở vật chất của cảnh giới và tầng thứ là gì? Kỳ thực, nhìn từ một góc độ nhất định, cơ sở vật chất của cảnh giới sinh mệnh và cấu trúc tầng thứ của trời đất chính là các hạt cơ bản lớn nhỏ khác nhau, cũng chính là các không gian vũ trụ khác nhau do các hạt cơ bản lớn nhỏ khác nhau cấu thành, biểu hiện ra ở từng tầng đất, từng tầng trời.

Đại sư Lý Hồng Chí đã nói trong “Luận Ngữ” Chuyển Pháp Luân:

Đại Pháp là trí huệ của Sáng Thế Chủ. Ông là căn bản của khai thiên tịch địa, của tạo hoá vũ trụ, nội hàm từ cực nhỏ đến cực lớn, có triển hiện khác nhau tại các tầng thứ thiên thể khác nhau. Từ vi quan nhất của thiên thể đến lạp tử vi quan nhất xuất hiện, [qua] tầng tầng lạp tử vô lượng vô số, từ nhỏ đến lớn, mãi cho đến nguyên tử, phân tử, hành tinh, thiên hà mà nhân loại biết ở tầng bề mặt và cho đến cả to lớn hơn nữa, các lạp tử lớn nhỏ khác nhau tổ [hợp] thành các sinh mệnh lớn nhỏ khác nhau cũng như các thế giới lớn nhỏ khác nhau hiện hữu khắp nơi trong thiên thể vũ trụ. Đối với các sinh mệnh ở trên bản thể các lạp tử ở tầng thứ khác nhau mà nói, thì lạp tử của tầng lớn hơn một mức chính là các vì sao trên bầu trời của họ, tầng tầng đều như thế. Đối với sinh mệnh các tầng vũ trụ mà nói thì là vô cùng vô tận.

Đại sư Lý Hồng Chí cũng đã nói trong bài Giảng Pháp tại Pháp hội miền Tây Mỹ quốc [1999]:

Vậy thì nói đến việc có người đã lên Trời rồi, tôi nói cho mọi người, chư vị đột nhiên chui vào trong một hòn đá, thì có phải là lên Trời không? Chư vị chui vào bên trong cái bề mặt do vật chất hình thành của hòn đá này, thế thì không được. Chư vị đã chui vào trong cảnh giới của lạp tử vi quan mà cấu thành lạp tử phân tử của nó, thì có phải là lên Trời không? Bản thân chư vị thu nhỏ lại vào tầng vi quan của thân thể của chư vị, thì có phải chư vị lên Trời không? Chư vị chui vào trong lạp tử vi quan của lạp tử bề mặt trong bất kể tầng không gian nào, tức là vào trong [nơi mà] nhỏ hơn cả tầng lạp tử đó, thì chư vị chính là đã lên Trời rồi. Chẳng qua là tầng Trời khác nhau, mức độ vi quan khác nhau. Sau khi tới vi quan, chư vị nhìn thấy là đã chui vào trong hòn đá, chư vị nhìn thấy là đã tiến nhập vào trong thân thể rồi, tiến nhập vào trong một thứ nào đó rồi, trên thực tế là chư vị là tiến nhập vào vũ trụ rộng lớn liên đới với không gian đó. Cũng chính là nói, đây không phải là phương thức tư duy của con người.

Thông qua khoa học hiện đại, chúng ta biết rằng ở không gian mà con người chúng ta sống, các hạt cơ bản ngoài cùng cấu tạo nên mọi vật chất đều là phân tử, sắt thép, đá, nước, không khí, thân thể người, v.v. đều như vậy, chúng ta tạm gọi không gian này là không gian phân tử. Chúng ta cũng biết rằng hạt cơ bản của tầng nhỏ hơn so với phân tử chính là nguyên tử, hạt nguyên tử không phải là một hạt tồn tại độc lập mà cũng được phân bố khắp không gian vũ trụ giống như các hạt phân tử. Các hạt nguyên tử tạo thành một tầng không gian khác, hết thảy các sinh mệnh và vật thể trong tầng không gian này đều có cấu tạo ngoài cùng là các nguyên tử. Tương tự như thế, các hạt cơ bản nhỏ hơn nữa như proton, neutron, electron, quark, neutrino v.v. cũng tạo thành những tầng không gian trong cảnh giới riêng của chúng.

Vậy, sinh mệnh trong không gian được cấu thành bởi các hạt cơ bản lớn hơn có gì khác so với sinh mệnh trong không gian được cấu thành bởi các hạt vi quan hơn? Dưới đây, chúng tôi lấy ví dụ về sinh mệnh của không gian phân tử và sinh mệnh của không gian nguyên tử để so sánh và làm rõ.

Trước hết, vì hạt cơ bản ngoài cùng của tất cả sinh mệnh và vật chất trong không gian nguyên tử là các nguyên tử. Thông qua khoa học hiện đại, chúng ta biết rằng thể tích của một phân tử lớn hơn nhiều so với thể tích của một nguyên tử, sự khác biệt tính bằng chữ số thiên văn. Trong không gian nguyên tử, các hạt cơ bản ngoài cùng cấu thành nên đại não của con người tất nhiên cũng là các nguyên tử, vậy thì kết cấu tổ chức của đại não ấy phải tinh vi hơn rất nhiều so với kết cấu của đại não con người trong không gian phân tử của chúng ta. Đồng thời, đại não của họ hoàn toàn khai mở; nghiên cứu khoa học hiện đại phát hiện rằng não người chúng ta có hơn 70% bị khóa. Đây là lý do tại sao Thần Phật có đại trí đại huệ, mà so với Thần, trí lực của chúng ta chỉ có thể được gọi là trí thông minh nhỏ bé. Có một câu ngạn ngữ Do Thái ở phương tây là “Nhân loại hễ suy nghĩ, Thượng Đế liền bật cười”. Điều này không có nghĩa là Thượng Đế coi thường con người, mà là phương thức tư duy của con người mang theo dục vọng và sự ích kỷ, trong mắt của Thượng Đế nó quá trẻ con.

Thứ hai, vì thể tích của phân tử lớn hơn rất nhiều so với thể tích của nguyên tử, sự khác biệt tính bằng chữ số thiên văn. Vậy nên, da của sinh mệnh trong không gian phân tử thô ráp hơn nhiều so với da của sinh mệnh trong không gian nguyên tử. Lấy ví dụ, nếu lớp da của người trong không gian phân tử được làm bằng đá cuội, thì da của người trong không gian nguyên tử còn trơn bóng hơn cả kính rất nhiều. Điều này trùng khớp với hình ảnh đẹp đẽ và thánh khiết của các vị Thần Phật, Bồ Tát và các nàng tiên xinh đẹp mà chúng ta biết. Đây là lý do tại sao chúng ta thường mô tả vẻ đẹp của các cô gái đẹp nhất ở nhân gian là “đẹp như tiên”.

Thứ ba, chúng ta biết các nghiên cứu hiện đại đã phát hiện ra rằng nguyên tử có tính phóng xạ, nghĩa là nguyên tử trong không gian phân tử có thể hiện năng lượng. Điều này chính là trùng hợp với “ánh hào quang của Phật” phát ra khi Thần Phật và Bồ Tát xuất hiện trong không gian phân tử của con người chúng ta. Kỳ thực “ánh hào quang của Phật” chính là thể hiện của năng lượng.

Từ ba điểm trên, chúng ta có thể dễ dàng thấy rằng đặc trưng của các sinh mệnh sống trong không gian vi quan đều trùng hợp với đặc trưng của Thần—sinh mệnh cao cấp mà trong văn hóa truyền thống Trung Quốc đã nói đến. Điều đó có nghĩa là, trong không gian cấu thành bởi các hạt vi quan có tồn tại các sinh mệnh cao cấp, đó chính là Thiên đường mà con người chúng ta đời đời kính ngưỡng và hướng tới.

Tất nhiên, sự khác biệt giữa sinh mệnh của không gian được cấu thành bởi các hạt vi quan và con người chúng ta không chỉ dừng lại ở những điều này. Chẳng hạn, thân thể của sinh mệnh trong thế giới vi quan không có trọng lượng nặng nhẹ, có thể bay lên, có thể biến lớn thu nhỏ, có thể biến hóa thành nhiều hình tượng khác nhau; chỉ cần liếc mắt là họ có thể nhìn thấy mọi điều trong cảnh giới bên dưới mình; sinh mệnh của họ được tính bằng ‘kiếp’, họ có thể sống trong một thời gian rất rất dài; họ muốn gì thì huơ tay là có; họ không có kiểu lừa gạt nhau, đấu đá nhau như ở nhân gian, sống rất an nhiên tự tại, v.v.

Tại sao con người phải tu luyện? Để đến được bến bờ của hạnh phúc, đó là chốn trở về của sinh mệnh, là mục đích chân chính làm người. Tại sao con người phải sống, tôi là ai, tôi đến từ đâu, v.v… những câu hỏi cuối cùng của nhân sinh, chẳng phải câu trả lời chính là ở đây rồi sao?

Lão Tử nói trong Đạo Đức Kinh: “Có không sinh ra nhau, dễ khó thành tựu lẫn nhau, ngắn dài tạo thành lẫn nhau, trên dưới dựa vào nhau, thanh âm hòa hợp với nhau, sau trước theo nhau”. Nói cách khác, mọi thứ trong vũ trụ đều tồn tại tương hỗ với nhau. Tương tự, trời và đất cũng là song hành tồn tại. Nếu chúng ta so sánh kết cấu thứ bậc hoàn chỉnh của trời và đất mà tôn giáo giảng với một tòa nhà cao tầng, thì trần của tầng một là sàn của tầng hai; trần của tầng hai là sàn của tầng ba; trần của tầng ba là sàn của tầng bốn, cứ như vậy, lên đến mức cao nhất của tòa nhà cao tầng vạn trượng. Mặc dù ví dụ này tuy không thích hợp lắm, nhưng đại khái có nghĩa như vậy.

Đến đây, chúng ta có thể giải khai một ẩn đố: Trong mắt của các chúng Thần ở Thiên đường bên trên Tam giới, thì toàn bộ Tam giới đối với Thiên đường của họ mà nói đều có thể gọi là ‘địa’ (地), đều có thể gọi là ‘thổ’ (土). Bởi vì địa chính là thổ, thổ chính là địa (đều là đất). Nói cách khác, hàm nghĩa chân chính của câu “Thần dùng đất bùn để tạo ra con người” kỳ thực chính là ý nói “Thần tạo ra con người bằng các hạt vật chất trong Tam giới”.

Đại sư Lý Hồng Chí đã nói trong “Đệ tử Đại Pháp nhất định phải học Pháp” — Giảng Pháp tại các nơi XI:

Thần chẳng phải giảng thuyết rằng “ta dùng đất bùn tạo con người”? Người Trung Quốc chẳng phải cũng giảng rằng Nữ Oa dùng đất bùn tạo ra người Trung Quốc? Từ trong thế giới thiên quốc mà nhìn, tất cả phân tử ở mặt đất, kể cả nguyên tử, các lạp tử nội trong tam giới, tất cả lạp tử cấu thành nên những thứ trên thế gian này, trong con mắt của Thần mà nhìn thì đều là dơ bẩn, đều là đất bùn, lạp tử vật chất ở Thần giới thì vi quan hơn, thuần tịnh hơn, năng lượng lớn hơn. Theo họ mà nhìn, con người quả là đất, là bùn

3. Thần đã dùng cách nào để tạo ra con người?

Một trở ngại khác mà người hiện đại không thể hiểu và tin rằng “Thần dùng đất bùn để tạo ra con người” là: Nếu nói Thần sử dụng đất —vật chất trong Tam giới— để tạo ra con người, đất là nguyên liệu mà Thần tạo ra con người, thế thì Thần đã dùng cách nào, hoặc dùng năng lực gì để tạo ra con người?

Chúng ta có thể hiểu được những nghi vấn đặt ra này. Bởi vì, theo quan niệm và tư duy của con người chúng ta, việc tạo ra ngoại hình con người tương đối dễ, chẳng hạn như chạm khắc tượng đá, nung tượng người bằng gốm sứ, nặn tượng người bằng bột hay thổi kẹo hình người, đây đều là những kỹ thuật mà chúng ta thường nhìn thấy. Nhưng con người không chỉ có ngoại hình là xong, cấu trúc bên trong cơ thể con người, từ những bộ phận lớn như lục phủ ngũ tạng đến những chi tiết nhỏ như huyết quản, mao mạch, đến nữa là cấu trúc xoắn kép DNA mà hiện nay chúng ta biết, còn có các kinh mạch vi diệu hơn, tạo ra cơ thể con người giống như một công trình sinh vật nhỏ bé tinh xảo như vậy, Thần đã hoàn thành nó như thế nào? Sau đây chúng ta sẽ làm rõ vấn đề này.

Như đã nói trong phần trước, Thần là sinh mệnh cao cấp có trí huệ và năng lực vượt trội hơn rất nhiều so với con người. Hoàng Đế là ông tổ của văn hóa nhân loại, ông đã lên núi tìm Tiên, cầu xin Quảng Thành Tử truyền Đạo, dạy cách tu luyện và đem lại thái bình cho đất nước. Khổng Tử là thánh nhân bậc nhất, ông cũng đã từng vấn lễ thỉnh giáo Lão Tử, ông cung kính gọi Lão Tử là “rồng” – Rồng Thần thấy đầu không thấy đuôi. Hoàng Đế và Khổng Tử đều làm như vậy, khỏi phải nói tầng tầng chúng sinh ở thế gian cũng vậy. Khoảng cách giữa con người và Thần không phải là khoảng cách giữa mẫu giáo và sau tiến sĩ, không phải là khoảng cách giữa người với người, mà là khoảng cách giữa toàn bộ con người và sinh mệnh cao cấp, là khoảng cách giữa các cảnh giới của sinh mệnh, là khoảng cách tính bằng con số thiên văn. Thể hiện qua cách làm việc: con người làm việc gì đều phải dùng bộ não điều khiển cơ thể và tay chân để làm, còn Thần là dùng Phật Pháp thần thông để làm các việc. Thần tạo ra con người chính là dùng Phật Pháp thần thông.

Để nói rõ hơn về Phật Pháp thần thông, trước tiên chúng ta hãy nói về khí công.

a. Cơn sốt khí công toàn quốc

Vào nửa sau của thế kỷ trước, một cơn sốt khí công đã xuất hiện ở khắp Trung Quốc Đại lục trong những năm 70, 80 và 90, kéo dài hơn hai thập kỷ. Đây là do thiên tượng biến hóa dẫn động biểu hiện ra tại nhân gian. Trong một thời gian, hàng chục triệu người trên khắp Trung Quốc tu luyện khí công, các khí công sư được trọng đãi và tán dương như những minh tinh; xuất hiện hàng chục tờ báo khí công và một số lượng lớn các tác phẩm học thuật về khí công; các trung tâm y tế khí công, hội biểu diễn khí công đâu đâu cũng thấy.

Cơn sốt khí công đã được giới khoa học và quan chức đánh giá cao. Năm 1986, Hiệp hội Nghiên cứu Khoa học về thân thể người của Trung Quốc thuộc Ủy ban Khoa học Quốc phòng được thành lập, do tướng quân Trương Chấn Hoàn làm chủ tịch hội đồng quản trị và Tiền Học Sâm là chủ tịch danh dự của hội đồng quản trị; Hiệp hội khí công y học thế giới được thành lập năm 1988, do bộ trưởng Bộ Y tế Thôi Nguyệt Lê đứng đầu.

Hiệp hội nghiên cứu khoa học khí công Trung Quốc đã từng tổ chức Hội nghị báo cáo nghiên cứu khoa học về khí công toàn quốc lần thứ năm; đã xuất bản thành bốn tập “Tuyển tập khoa học khí công”, tổng cộng có hơn 150 báo cáo thực nghiệm đã lưu lại những hồ sơ tài liệu ghi chép quý giá.

Trong cơn sốt khí công, có sáu loại công năng đặc dị chủ yếu được công nhận: công năng dịch chuyển, nhận biết vật thể không dùng mắt, dao thị, dự đoán, thấu thị và truyền cảm tâm linh. Sáu loại công năng đặc dị này tương ứng với các công năng mà giới tu luyện thường biết là công năng ban vận, thiên mục, giao thị, túc mệnh thông, thiên nhãn thông và tha tâm thông.

b. Trường năng lượng của khí công sư

Vào thập niên 30 của thế kỷ trước, hai vợ chồng nhà khoa học người Liên Xô cũ Kirilian đã phát hiện ra xung quanh mỗi người đều có một trường năng lượng yếu. Nhưng trường ánh sáng, điện trường và từ trường của khí công sư lại vượt rất xa người bình thường. Từ trường của một cơ thể người bình thường là khoảng 0,25 Gauss (đơn vị đo năng lượng), còn từ trường của khí công sư có thể cao hơn rất nhiều lần, có thể lên tới 4 Gauss. Qua đo đạc bằng các thiết bị hiện đại đã chứng minh rằng khi các khí công sư phát công, tại vị trí các huyệt đạo được họ dùng ý niệm khống chế có thể đo được sóng điện từ lớn phi thường.

Nghiên cứu về ngoại khí của khí công sư cho thấy, ngoại khí của khí công là một trường năng lượng vô cùng phức tạp, các phương pháp vật lý hiện tại có thể đo thấy các loại hạt cao năng lượng từ ngoại khí, bao gồm tia phóng xạ gamma, sóng điện từ tần số cao thấp, bức xạ hồng ngoại, rung động hạ âm, ánh sáng yếu có thể nhìn thấy, v.v. Người ta cũng thấy rằng khí bên ngoài có thể ức chế sự phát triển của các tế bào ung thư, thay đổi cấu trúc bên trong của vật chất và thúc đẩy sự tăng trưởng sinh học. Công trình nghiên cứu thực nghiệm của giáo sư về y học hàng không vũ trụ Vương Tu Bích cho thấy, khi các khí công sư phát công, dùng máy phân tích tần số 8566A quét liên tục, đo được tần số từ 10 – 360 MHz, sóng điện từ tần số cao công suất từ 30 – 65 dBm.

Từ tháng 12 năm 1986 đến tháng 01 năm 1987, Giáo sư Lục Tổ Âm và Giáo sư Triệu Nam Minh của Đại học Thanh Hoa đã đề nghị các khí công sư phát công tại một nơi cách phòng thí nghiệm 6 km. Kết quả cho thấy năng lượng có thể làm xoay mặt phẳng phân cực của tia laser phát ra từ khoang bên trong ống laser.

Vào những năm 80 của thế kỷ trước, Nghiêm Tân —một khí công sư nổi tiếng một thời— đã hợp tác với các giáo sư Lục Tổ Âm, Lý Thăng Bình và các nhà nghiên cứu từ Đại học Thanh Hoa và Viện vật lý cao năng lượng Trung Quốc để tiến hành một loạt các thực nghiệm khoa học về khí công và đạt được kết quả đáng kinh ngạc. Thí nghiệm gồm: từ Quảng Châu phát công để thay đổi cấu trúc phân tử của nước và các chất khác trong phòng thí nghiệm của Đại học Thanh Hoa ở Bắc Kinh. Tướng Trương Chấn Hoàn —chủ tịch Hiệp hội khí công— và các nhà khoa học nổi tiếng như Tiền Học Sâm, Bối Thời Chương… sau khi xác nhận tính chân thực và đáng tin cậy của báo cáo nghiên cứu này đã ủng hộ báo cáo. Luận văn thực nghiệm này đã được công bố trên “Tạp chí Tự nhiên” và “Tạp chí Vật lý sinh vật học”, và được “Quang minh nhật báo” và các phương tiện truyền thông quan trọng đưa tin rộng rãi.

Nói về cơn sốt khí công ở Trung Quốc, ngoài Nghiêm Tân còn có một người khác không thể không nhắc đến là Trương Bảo Thắng. Khi Trương Bảo Thắng nổi tiếng vào những năm 80 của thế kỷ trước nhờ khả năng “dùng tai đọc chữ”, ông tự tuyên bố rằng ông có công năng “không nhìn bằng mắt” và có thể biểu diễn khả năng “lấy đồ tặng vật”, tiếng tăm của ông vang dội khắp Bắc Kinh và gây chấn động cho giới khoa học Trung Quốc. Viện khoa học Trung Quốc, bao gồm viện vật lý cao năng lượng và một số trường đại học đã tiến hành nghiên cứu Trương Bảo Thắng một cách có hệ thống, sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học rất nghiêm túc, bao gồm bịt hai mắt, niêm phong, đối chiếu, và đã chứng minh thực sự có những hiện tượng này. Trong bộ phim “Thần bài 2” có nhân vật Trương Bảo Thắng có công năng đặc dị, chính là dựa trên nguyên hình mẫu Trương Bảo Thắng.

Ngày 02 tháng 06 năm 1983, được sự đồng ý của Ủy ban Khoa học công nghiệp quốc phòng, Trương Bảo Thắng chính thức được chuyển đến phòng 507, từ một người dân bình thường bỗng nhiên trở thành một cán bộ quản lý cơ quan nghiên cứu khoa học cốt lõi của nhà nước. Kể từ đó, hình ảnh của ông đã xuất hiện trong các đơn vị hoặc trong gia đình của các quan chức quan trọng trong chính phủ v.v. Qua các buổi biểu diễn, anh đã có được danh tiếng “Thần nhân”, “Khí công sư báu vật quốc gia” v.v.. trở thành nhân vật được đãi ngộ theo cấp lãnh đạo trung ương, có xe riêng, nhà riêng, có nhân viên phục vụ.

Ngày 11/3/1984, Trương Bảo Thắng biểu diễn cho cựu Phó chủ tịch nước Vương Chấn. Trong khoảng ba tiếng đồng hồ anh đã biểu diễn 15 tiết mục. Các tiết mục gồm: đọc chữ trong phong bì (công năng dao thị); sau khi mở phong bì trong đó có thêm năm que diêm (công năng ban vận); Lấy 23 viên thuốc ra khỏi chai thủy tinh kín (công năng ban vận); Sau khi thổi vào ba chiếc đồng hồ chạy chính xác, một chiếc chậm lại một giờ, một chiếc chậm lại hai giờ và lịch trong chiếc khác chậm lại hai ngày v.v..

Hình ảnh ở giữa là Trương Bảo Thắng mặc quân phục. Hình 1 từ trái sang phải: Ngũ Thiệu Tổ, Trương Bảo Thắng, Vương Chấn; Hình 2 hàng trước từ phải sang trái: Trương Bảo Thắng, Vương Chấn. Trong hình 2, Vương Chấn vỗ tay sau khi Trương Bảo Thắng lấy những viên thuốc ra khỏi lọ đã đóng kín. (Ảnh chụp tập thể sưu tầm trên mạng)

Đại sư Lý Hồng Chí nói trong cuốn sách Chuyển Pháp Luân:

Mọi người hãy nghĩ về vấn đề này, các khí công sư có tồn tại công. Tôi đã [làm] qua thí nghiệm, rất nhiều khí công sư cũng đều đã [làm] qua trắc nghiệm như thế, [để] kiểm định năng lượng của họ. Bởi vì các thành phần vật chất trong công này [thì] rất nhiều các thiết bị mà chúng ta đang có hiện nay đều có thể kiểm định ra được, cũng [có nghĩa] là [với] thành phần mà khí công sư phát ra chỉ cần có một loại thiết bị [đó] tồn tại thì có thể kiểm định được sự tồn tại của công. Hiện nay các thiết bị có thể đo thấy hồng ngoại, tử ngoại, siêu âm, hạ âm, điện, từ, tia phóng xạ gamma, nguyên tử, neutron. Các khí công sư đều có những vật chất ấy; còn có những vật chất mà khí công sư phát ra vẫn chưa đo thấy được, [vì] chưa có thiết bị. Miễn là có thiết bị [thì] tất cả chúng đều có thể được đo thấy; [người ta] phát hiện rằng vật chất các khí công sư phát ra cực kỳ phong phú.

Dưới tác dụng của một trường điện từ nhất định, khí công sư có thể phát ánh quang huy rất mạnh mẽ, đẹp vô cùng. Công lực càng cao thì trường năng lượng phát ra càng lớn. Còn người thường cũng có, nhưng rất nhỏ; một loại ánh quang huy rất nhỏ. Trong nghiên cứu của môn vật lý cao năng lượng, người ta nhìn nhận rằng năng lượng chính là những thứ như neutron, nguyên tử. Nhiều khí công sư đã [làm] qua trắc [nghiệm], những khí công sư nổi tiếng cũng đều tham gia. Tôi cũng được đo, đo thấy tia phóng xạ gamma và neutron nhiệt phát ra nhiều hơn vật chất thông thường [phát ra] từ 80 đến 170 lần. Lúc ấy kim của thiết bị thí nghiệm trỏ đến hết mức rồi; vì kim đã trỏ đến tận cùng, [nên] rốt cuộc cũng không biết được [nó] lớn ngần nào. Neutron mạnh mẽ đến nhường ấy, thật quả là khó mà tin nổi! Người ta sao lại phát ra được neutron mạnh mẽ đến thế? Điều đó chứng minh rằng những khí công sư chúng tôi có tồn tại công, có tồn tại năng lượng; điểm này trong giới khoa học kỹ thuật đã chứng thực được.

c. Phật Pháp thần thông

Từ những lời giảng Pháp của Đại sư Lý Hồng Chí, chúng ta biết rằng cái gọi là khí công là một danh từ mà người hiện đại đặt ra, nói thẳng ra kỳ thực chính là tu luyện. Đây là văn hóa truyền thống của Trung Quốc chúng ta, cũng có thể được gọi là văn hóa tổ tiên của chúng ta. Tại sao chúng ta thường nói rằng văn hóa truyền thống Trung Quốc là bác đại tinh thâm, lưu truyền từ xa xưa? Và tại sao Trung Quốc từ thời cổ đại được gọi là Thần Châu? Bởi vì bộ phận xuất thế của nó là bộ phận trực tiếp thông với Trời. Một người tinh tấn thực tu theo một pháp môn thì có thể lên trời, trở thành Thần. Nhận thức sau đây về năng lượng khí công xuất phát từ nhận thức và thể ngộ của tôi đối với Pháp lý liên quan mà Đại sư Lý Hồng Chí giảng.

Một khí công sư tu luyện có thành tựu sẽ có năng lượng siêu thường, có thể xuất hiện công năng đặc dị, đây là sự thật đã được khoa học chứng minh. Vậy năng lượng của khí công sư tồn tại theo cách nào? Chủ yếu có ba loại sau:

Phương thức tồn tại thứ nhất của năng lượng là: năng lượng được lưu trữ trong các tế bào và trong tầng tầng hạt phân tử, nguyên tử… cấu thành nên thân thể người. Cùng với việc gia tăng công phu tu luyện và đề cao tầng thứ tu luyện, mật độ năng lượng của nó sẽ ngày càng lớn hơn, cho đến khi vật chất cao năng lượng hoàn toàn thay thế các thành phần vốn có của tế bào xác thịt con người, đây chính là điều mà giới tu luyện xưa nay nói là “ra ngoài Ngũ hành”. Cũng có nghĩa là cơ thể người đó đã không còn cấu thành bởi Ngũ hành kim–mộc–thủy–hỏa–thổ trong không gian này của chúng ta, mà được thay thế hoàn toàn bằng vật chất cao năng lượng gom chọn từ không gian khác.

Phương thức tồn tại thứ hai của năng lượng là: trong cơ thể của người tu luyện sẽ kết đan. Mật độ năng lượng của cái đan này vượt rất xa mật độ năng lượng trong phương thức tồn tại thứ nhất. Làm một so sánh như thế này, đan giống như một “quả bom laser siêu năng lượng”, nó có tác dụng gì? Khi người tu luyện đến bước cuối cùng đạt viên mãn, cái đan ấy sẽ nổ tung, “ầm” một tiếng sẽ phóng thích tất cả các loại công năng bị khóa trong huyệt Mệnh môn trong quá trình tu luyện. Sau đó, nguyên thần của người đó mang những thứ này viên mãn thăng thiên. Chúng ta biết rằng cao tăng sau khi viên tịch được hỏa táng sẽ xuất hiện xá lợi tử, đó chính là phần còn lại trong nhục thân của cái đan sau khi nổ. Thí nghiệm cho thấy xá lợi tử bao gồm rất nhiều vật chất trong không gian khác.

Phương thức tồn tại thứ ba của năng lượng là: người tu luyện sau khi xuất khỏi tu luyện thế gian pháp sẽ sinh ra công, trên đỉnh đầu sẽ xuất hiện một cột công trụ, cùng với việc đề cao tầng thứ tu luyện, cột công trụ cũng liên tục đột phá lên cao. Nếu như công trụ của người tu luyện đột phá phạm vi của Tam giới thì có thể đạt đến cảnh giới của chính quả, đó chính là điều mà giới tu luyện thường nói “ra ngoài Tam giới”. Vậy thì sinh mệnh tương lai ấy siêu xuất khỏi Tam giới rồi, tu thành La Hán, Bồ Tát, Phật–Đạo–Thần, thậm chí sinh mệnh ở cảnh giới cao hơn và không còn nhập vào lục đạo luân hồi nữa.

Tiếp theo chúng ta hãy nói về trọng điểm của phương thức tồn tại thứ ba của năng lượng: Công.

Chúng ta biết rằng, từ một góc độ nhất định mà nói, cấu trúc của vũ trụ là sự kết hợp của các hạt cơ bản từ vi mô đến vĩ mô. Thế giới rộng lớn vô biên, các sinh mệnh và các vật thể sở dĩ thiên hình vạn trạng, thậm chí có thể nói là vô cùng kỳ quái, kỳ thực chính là số lượng các hạt cấu thành chúng và phương thức tổ hợp khác nhau đã tạo ra sự khác nhau đó. Nói cách khác, nếu bạn có thể thay đổi sự sắp xếp các hạt cơ bản của một vật thể (vật chất), thì vật thể đó (vật chất) sẽ trở thành một vật thể (vật chất) khác. Môn hóa học trong khoa học hiện đại là môn khoa học nghiên cứu thành phần, tính chất, cấu trúc và quy luật biến đối của vật chất ở cấp độ phân tử và nguyên tử từ đó tạo ra các chất mới. Trên thực tế, hóa học là sự hình thành các chất mới bằng cách thay đổi sự sắp xếp của các nguyên tử.

Công là một vật chất trong vũ trụ, cấu trúc của nó giống như của vũ trụ, cũng do các lạp tử từ vi mô đến vĩ mô tạo thành. Qua văn hóa truyền thống Trung Quốc, chúng ta biết rằng “vạn vật đều có linh”. Nói cách khác, mọi thứ dù lớn hay nhỏ, kỳ thực đều có sinh mệnh, đều có sự sống. Tuy nhiên, hình thức sống của nó không thể hiện trong không gian phân tử của con người chúng ta và mắt thịt con người không thể nhìn thấy mà thôi. Vậy thì, tất cả các hạt cơ bản cấu thành công cũng đều có linh tính, đều là những sinh mệnh sống.

Các hạt của công này và người tu luyện có quan hệ gì? Vì công là một đời người tu luyện chịu đựng vô số khổ mà xuất lai, “Tây du ký” mà chúng ta biết đã dùng hình thức nghệ thuật để thể hiện một câu chuyện tu luyện một cách hoàn chỉnh. Đường Tăng đã phải trải qua 81 kiếp nạn mới lấy được chân kinh, tu thành chính quả. Bởi vì cái công này vốn có thuộc tính chuyên biệt, ai tu luyện xuất lai được công đó, thì sẽ thuộc về người đó. Nếu chúng ta so sánh công với một đội quân, thì người tu luyện là chỉ huy, chỉ huy ra lệnh chỉ đạo toàn quân hoàn thành nhiệm vụ.

Mục tiêu cuối cùng của tu luyện chính là đắc đạo, viên mãn trở thành Phật–Đạo–Thần. Là một người tu luyện khi tu thành một vị Thần thực sự thì sẽ có bản lĩnh cao cấp hơn công năng đặc dị, giới tu luyện gọi đó là “Phật Pháp thần thông”. Cơ sở năng lượng vật chất của Phật Pháp thần thông là gì? Đó là “công”. Nếu một vị Thần Phật muốn làm một cái gì đó, ví dụ, nếu muốn biến một quả bóng rổ thành quả dưa hấu, khi anh ta nghĩ như vậy, tất cả các hạt của công của anh ta, từ vĩ mô đến vi mô, sau khi nhận được chỉ lệnh đó đều hành động cùng một lúc, tất cả các hạt tạo nên quả bóng rổ từ vĩ mô đến vi mô đều di chuyển cùng một lúc, biến thành sự sắp xếp của các hạt vật chất dưa hấu. Thời gian lại là thời gian nhanh nhất mà Thần Phật có thể nắm, cho nên sự thay đổi này trong nháy mắt đã hoàn thành.

Chúng ta biết rằng không khí cũng là do các hạt vật chất cấu thành, nếu một vị Thần Phật muốn sử dụng không khí làm nguyên liệu để biến ra quả dưa hấu, ông ta chỉ cần nghĩ như thế, công của ông ta sẽ hoàn thành việc đó ngay lập tức. Đây là nguồn gốc và mô tả chân thực trong từ điển thành ngữ “vô trung sinh hữu” (không có tạo thành có). Bởi vì không khí là vô hình đối với mắt thịt của con người, nên người ta nói “vô trung sinh hữu” cũng không có gì là sai.

Trong số tất cả những truyền thuyết thần thoại ở Trung Quốc, rung động lòng người nhất là truyền thuyết Bàn Cổ khai thiên tịch địa. Khai thiên tịch địa là gì? Nói thẳng ra chính là tạo ra trời và đất. Tuy nhiên, giữa trời và đất không thể trống rỗng được, do đó cần phải tạo ra vạn sự vạn vật và chúng sinh trong thế giới mênh mông đó. Bàn Cổ đã sử dụng năng lực gì để khai thiên tịch địa, tạo ra vạn sự vạn vật và chúng sinh trong thế giới mênh mông? Ông cũng dùng Phật Pháp thần thông.

Một vị trong Bát Tiên là Hán Chung Ly truyền thuật hóa vàng cho đồ đệ Lã Động Tân, kể cả việc các khí công sư từ Quảng Châu phát công được nói đến ở trên, họ đã làm thay đổi cấu trúc phân tử của nước và các chất khác trong phòng thí nghiệm của Đại học Thanh Hoa ở Bắc Kinh, kỳ thực đều vận dụng năng lực này.

Ngày nay, thế nhân đều biết đến Sáng Thế Chủ. Sáng Thế Chủ dùng cái gì để sáng tạo ra thế giới? Cũng là dùng Phật Pháp thần thông. Phật Pháp thần thông là sử dụng bản lĩnh thông thường của các Đại Giác Giả và người tu luyện ở tầng thứ cao, chỉ có điều bản lĩnh lớn nhỏ khác nhau là tùy theo cảnh giới khác nhau của các sinh mệnh.

Vậy thì, đối với những vị Thần ở cảnh giới cao như Nữ Oa của phương đông, Jehovah của phương tây v.v. mà nói, họ đã sử dụng Phật Pháp thần thông phỏng theo kết cấu nội tại và ngoại hình của mình để tạo ra con người, há chẳng phải cũng dễ dàng như việc nặn ra hình người, thổi kẹo hình người mà chúng ta nhìn thấy trên đường phố lớn ở Bắc Kinh đó sao? Kỳ thực, nói thẳng ra chính là chuyện như thế.

Lời kết

Chúng tôi nói rõ “Thần dùng đất bùn để tạo ra con người” là để thanh trừ hai tà thuyết “Thuyết vô thần” và “Thuyết tiến hóa” đã truyền bá những độc tố và hiểu nhầm cho nhân loại; gỡ bỏ cái mũ ô nhục “con người tiến hóa từ động vật” mà hai tên hắc thủ là thuyết vô thần và thuyết tiến hóa đã chụp lên đầu nhân loại, sửa đổi tận gốc “thuyết nguồn gốc loài người”, làm sáng tỏ loài người kế thừa dòng máu cao quý của Thần Phật, trả lại bản lai diện mục của con người là “con dân của Thần”, để nhân loại chúng ta hướng về Thần mà “nhận tổ quy tông”, thức tỉnh thần tính mà con người đã lãng quên, và cùng Sáng Thế Chủ tiếp tục kết thánh duyên cứu độ.

Nếu thật sự như vậy, các thế hệ trẻ của chúng ta ngày nay cũng xứng đáng với những khổ tâm, nỗ lực miệt mài của tổ tiên chúng ta để truyền đi phúc âm thông thiên “Thần dùng đất bùn để tạo ra con người” từ thế hệ này sang thế hệ khác.

 

Ghi chú:
Lạp tử (particle): hạt, hạt cơ bản, hạt vật chất

 

Dịch từ: http://www.zhengjian.org/node/252500