Quan hệ mật thiết với Trung Cộng – Vatican thất thủ trong đại dịch

[ChanhKien.org] Kể từ trường hợp đầu tiên được xác nhận nhiễm virus Trung Cộng (Corona) tại tòa thánh Vatican vào ngày 05 tháng 03 năm 2020, đến nay có tổng cộng chín người đã được xác định dương tính với virus. Tại sao một tòa thánh Vatican nhỏ bé lại thất thủ trước trận đại dịch viêm phổi này? Chúng ta hãy nhìn vào cách Vatican đã rời xa các giáo lý của Kinh Thánh như thế nào trong những năm qua, để ngày càng quan hệ mật thiết hơn với ĐCSTQ.

Vatican có dân số thường trực khoảng 830 người. Kể từ ngày 21 tháng 04 năm 2020, Vatican đã xác nhận chín trường hợp nhiễm virus Trung Cộng, bao gồm cả Hồng y Angelo De Donatis của Rome, tỷ lệ lây nhiễm là 1%.

Vào tối ngày 27 tháng 03, Đức Giáo hoàng Phanxicô (Francisco) đứng một mình trong quảng trường Thánh Phêrô (Peter) và nói: “Chúng tôi đang rất lo sợ và hoang mang”. Cảnh này đã được lan truyền đến các tín đồ Thiên Chúa giáo trên khắp thế giới thông qua Internet.

Là trụ sở của tòa thánh, cơ quan quyền lực cao nhất của Giáo hội Thiên Chúa giáo, tại sao Vatican lại bị virus Trung Cộng tấn công?

Garden —nhà bình luận thời sự ở Hoa Kỳ— cho biết trong trận đại dịch hạch Cái Chết Đen ở La Mã cổ đại, các tín đồ Kitô giáo bị đế quốc La Mã đàn áp hiếm khi mắc phải căn bệnh này. Hầu hết những người bệnh là người bên ngoài Kitô giáo trong đế chế La Mã. Nhưng ngày nay, tòa thánh Vatican đã bị vây hãm bởi virus Trung Cộng, trái ngược hoàn toàn với lịch sử quá khứ.

Garden nói: “Tại sao sự tình của họ lại hoàn toàn khác biệt như vậy? Cá nhân tôi nghĩ rằng nguyên nhân lớn nhất chính là những giao dịch và hợp tác của Vatican với ĐCSTQ”.

Từ sau sự kiện tôn giáo năm 1958 tại Vũ Hán, mối quan hệ giữa Vatican và Trung Quốc khá gay gắt trong 60 năm. Vatican không công nhận các giám mục do Trung Cộng tuyển chọn và bổ nhiệm, được gọi là giám mục của ‘Thiên Chúa giáo Trung Quốc’.

Thế nhưng trong những năm gần đây, tình hình đã bắt đầu thay đổi.

Năm 2018, Trung Cộng và Vatican đã ký kết một thỏa thuận tạm thời cho vấn đề bổ nhiệm các giám mục. Tòa thánh sau đó đã nhượng bộ và thừa nhận vị giám mục được ĐCSTQ bổ nhiệm trái quy định. Đây là lần đầu tiên sau 60 năm.

Trần Nhật Quân —cựu giám mục Hồng Kông, người kiên quyết phê bình đường lối thân cộng của Vatican— đã ra sức phê phán tòa thánh Vatican đã hoàn toàn đầu hàng ĐCSTQ và câm lặng trước những cuộc đàn áp nhân quyền của ĐCSTQ.

Garden nói: “Vốn dĩ những giám mục được bổ nhiệm chính là được lãnh sứ mệnh từ Thiên Chúa, vậy mà bây giờ giám mục lại nhận mệnh lệnh từ ĐCSTQ. Làm thế nào mà Vatican lại thừa nhận giám mục do ĐCSTQ chỉ định cơ chứ? Đây hoàn toàn là một quyết định không thích hợp, đầy mâu thuẫn như nước với lửa”.

Bài viết của đài BBC cho rằng, một trong những yếu tố để Vatican cân nhắc ký thỏa thuận với ĐCSTQ chính là trong tương lai các tín đồ Kitô giáo ở Trung Quốc có thể công khai thực hiện các nghi thức tôn giáo và sẽ có càng nhiều người gia nhập Kitô giáo hơn. Để thâm nhập thị trường tôn giáo Trung Quốc, Vatican phải có mối quan hệ tốt với ĐCSTQ.

Trên thực tế, nhân dịp Tết Nguyên đán Trung Quốc năm 2016, bài phát biểu của Đức Giáo hoàng Phanxicô đã khiến cho những người ngoài tôn giáo này kinh ngạc. Ngoài việc ca ngợi ĐCSTQ, Giáo hoàng Phanxicô cũng tránh nói về nhân quyền và các cuộc đàn áp Thiên Chúa giáo của ĐCSTQ.

Trước đó, phái đoàn tòa thánh đã đến thăm Bắc Kinh vào tháng 10 năm 2015.

Đối với chiến dịch chống lại luật dẫn độ của Trung Quốc vào năm 2019 ở Hồng Kông, Vatican đã chọn cách im lặng, không dám nói một lời gì về Bắc Kinh.

Trả lời phỏng vấn của báo giới, Trần Nhật Quang cho biết ông đã bay tới Rome vào tháng 06 năm ngoái để trần tình sự việc của Hồng Kông với Đức Giáo hoàng, nhưng năm tháng sau, Vatican vẫn không đưa ra bất kỳ kháng nghị nào đối với việc người dân Hồng Kông bị đàn áp hoặc không có bất kỳ phản đối nào đối với hành vi vi phạm nhân quyền của ĐCSTQ.

Garden nói: “Thật không may là Vatican chẳng những không ủng hộ cuộc kháng chiến anh hùng của người dân Hồng Kông, mà một số người thậm chí còn bày tỏ sự ủng hộ của họ đối với chính quyền cộng sản Trung Quốc và chính phủ Hồng Kông. Điều này đã chứng minh rằng Vatican hiện tại không còn đứng về phía tự do, dân chủ và pháp quyền nữa, vì để thiết lập quan hệ ngoại giao với ĐCSTQ, nó đã trở thành một con rối mà ĐCSTQ có thể kiểm soát”.

Sự thỏa hiệp của Vatican với ĐCSTQ không chỉ giới hạn ở đó

Vào tháng 02 năm 2017, “Tổ chức quốc tế truy tố người bức hại Pháp Luân Công” đã gửi thư cho Giáo hoàng, cảnh báo về việc Viện hàn lâm Khoa học Pontifical sẽ tiến hành “phản đối hội nghị thượng đỉnh chống buôn bán nội tạng”, và mời tiến sĩ Hoàng Khiết Phu và tiến sĩ Vương Hải Ba, những người trực tiếp tham gia vào nạn mổ cướp nội tạng ở Trung Quốc, đến làm diễn giả khách mời để biện bạch cho tội ác mổ cướp nội tạng sống của ĐCSTQ.

Hoàng Khiết Phu về sau trong một cuộc phỏng vấn với đài truyền hình Phượng Hoàng đã tiết lộ rằng sau khi Viện hàn lâm Khoa học mời ông, đã nhận phải lời kháng nghị phản đối của 12 vị y bác sĩ, nhà luân lý học, các chuyên gia tại nhiều nước, yêu cầu Giáo hoàng hãy ngừng biến Vatican thành nơi rửa sạch tội ác mổ cướp nội tạng sống của Trung Cộng.

Hoàng Khiết Phu còn khoe khoang với phóng viên rằng cả Giáo hoàng lẫn Giám mục Marcelo Sanchez Sorondo —chủ tịch của Viện hàn lâm Khoa học Pontifical— đều ủng hộ sự tham dự của ông.

Sorondo không chỉ chào đón Hoàng Khiết Phu đến Vatican, mà còn mong bản thân mình được mời đến thăm Trung Quốc. Nguyện vọng này của Sorondo rất nhanh đã đạt được, trong một cuộc phỏng vấn sau đó với giới truyền thông, Sorondo đã ca ngợi ĐCSTQ và thậm chí đứng ra tẩy sạch tội ác mổ cướp nội tạng sống bất hợp pháp của ĐCSTQ.

Garden nói: “Trước vấn đề hành quyết tù nhân lương tâm ở Trung Quốc để lấy nội tạng của họ, Vatican thật sự đã phạm một sai lầm rất lớn. Vì những nguyên nhân này, đây là lý do vì sao các tín đồ Kitô giáo đã sống sót sau trận đại dịch hạch vào thời kỳ trước công nguyên, nhưng trong trận ôn dịch của virus Trung Cộng, Vatican lại đắm chìm hoàn toàn, đây chính là nguyên nhân căn bản chủ yếu nhất để so sánh với lịch sử quá khứ”.

Quan hệ ngoại giao của Trung Quốc và Vatican đã căng thẳng từ năm 1951. Tuy nhiên các học giả đã phân tích rằng những tin tức gần đây lại phản ánh việc gia tăng quan hệ ngoại giao giữa Trung Cộng và Vatican.

Có một bí mật đã được công khai về Giáo hoàng Phanxicô là ông rất muốn đến thăm Trung Quốc. Trong vài năm qua, Giáo hoàng Phanxicô đã nhiều lần dành tặng cho Bắc Kinh cành ô liu (biểu tượng hòa bình), và bày tỏ mong muốn đến thăm Trung Quốc. Đây có lẽ là mục tiêu tiếp theo của tòa thánh Vatican sau khi ký thỏa thuận bổ nhiệm giám mục Vatican tại Trung Quốc vào năm 2018. Vào tháng 08 năm 2014, khi Giáo hoàng Phanxicô bay qua không phận Trung Quốc, ông cũng nói với các phương tiện truyền thông đi theo rằng Vatican lúc nào cũng mở rộng vòng tay với ĐCSTQ, “nếu [hôm nay] chư vị mời, ngày mai [chúng tôi] liền xuất phát”.

Trong trận đại dịch này, sự che giấu thông tin và trì hoãn công bố tin tức của ĐCSTQ đã khiến thế giới phải gánh chịu hậu quả to lớn. Tuy nhiên, Giáo hoàng Phanxicô đã công khai ca ngợi ĐCSTQ với những nỗ lực to lớn đã ngăn chặn được bệnh viêm phổi Trung Cộng. Vào tháng 02, Tổng Giám mục Paul Gallagher cũng đã gặp gỡ Bộ trưởng Bộ ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị tại Munich, Đức.

(theo Tân Đường Nhân)

 

Dịch từ: http://www.zhengjian.org/node/258745