Luân hồi ký sự: Gian khổ tìm Pháp (phần 12) – Đông Phi gai góc

Tác giả: Đệ tử Đại Pháp ở Trung Quốc đại lục

 

[ChanhKien.org] Tiếp theo phần 11

Bài này viết về câu chuyện tìm Pháp đời trước của một người tu luyện da đen.

Trong đời trước vào giữa thế kỷ thứ 18, cô ấy được sinh ra tại vùng lưu vực sông Zambazi, ở Mozambique Châu Phi, từ nhỏ đã bị nghèo khổ và đói kém vây quanh. Khi lớn đến khoảng 11, 12 tuổi, có một lần bởi vì trong lúc chơi đùa không cẩn thận đã làm hỏng một số đồ vật có giá trị trong nhà, cha mẹ đánh cô ấy một trận, cô chạy trốn vào sâu trong thâm cốc (một phần của thung lũng Great Rift), vì quá sợ nên không dám về nhà, dứt khoát đi về phía Bắc của thâm cốc.

Thâm cốc rất sâu, nhưng bên trong ngoài cây cối sinh trưởng còn có một số động vật, đáy thâm cốc khắp nơi đều là bụi gai và bùn lầy. Cô rất dũng cảm, đã quen với việc đi lại trên sông và trong rừng. Lúc đói, cô ấy góp nhặt một ít quả dại ăn cho đỡ đói, lúc mệt thì tìm một nơi khô ráo nằm xuống liền ngủ. Ở đây hầu như không có người qua lại, chỉ có thể nhìn thấy chim chóc và dã thú.

Có một lần trời mưa to, cô ấy tìm được một mỏm núi đá có thể trú mưa rồi ngồi xuống nghỉ tạm. Cô nghe thấy trong vách đá dường như có tiếng đi đi lại lại, sau đó lại xuất hiện một giọng nói: “Con gái, con đến rồi?”

Cô chưa hề chuẩn bị tâm lý cho tình huống nghe được câu nói kia, bị dọa đến hôn mê bất tỉnh (thêm vào đó là do mệt nhọc thời gian dài). Đợi đến lúc cô tỉnh lại, trước mặt cô xuất hiện một người đàn ông khoảng 35–36 tuổi, đang hòa ái nhìn cô.

Ông nhìn cô, mỉm cười rồi đem thức ăn ra cho cô ăn. Sau khi ăn ngốn ngấu, mới hỏi: “Ông là ai, tại sao lại ở đây?”

Ông ấy nói: “Ta ở đây đợi con”

“Đợi tôi? Vì sao?” – Cô thắc mắc hỏi.

Ông ấy vẫn cười: “Bần cùng đói khát không phải không thể thay đổi, bởi vì ban đầu ở đây (chỉ khu vực Châu Phi) xuất hiện một việc đặc biệt, Thần đã khiến cho phần lớn dân chúng ở đây ở trong trạng thái bần cùng và đói khát.

Bởi vì con đã làm việc sai, bị cha mẹ trách phạt mà tới đây. Mọi thứ ở đây không làm khó cho con. Nên ta mới ở đây đợi con”.

“Ngài vẫn chưa trả lời con, ngài là ai, vì sao ở đây đợi con?” – Cô vẫn hỏi như cũ.

Ông ân cần nói: “Ta là ai không quan trọng, điều quan trọng là ta biết quá khứ và tương lai của con người. Ở đây đợi con, là bởi vì từ trước con đã để ta đợi con.”

Cuộc nói chuyện làm cô ấy nghi ngờ về tính chân thực, nhưng lại nghĩ: “Ông ấy không cần phải lừa mình, cũng không có vẻ đang lừa mình”.

Không đợi cô hỏi, ông tiếp tục nói: “Sinh mệnh nguyên vốn là ở trên Thiên thượng tuyệt đẹp, ở đó có thể tự do bay lượn, cũng không có bần cùng và đói khát, cũng không vì làm việc sai mà bị đánh. Quan hệ giữa người và người rất hòa hợp. Nhưng qua thời gian dài, giữa sinh mệnh với nhau có những thứ bất thuần, khiến cho một số sinh mệnh không thể ở trên đó được nữa. Con chính là một trong số đó. Lúc đó con nói với ta, con muốn trở về, hy vọng ta cứu con. Ta lúc đó cũng đã nói, vậy chúng ta hãy ở thâm cốc kết duyên. Con cũng đồng ý”. Ông ấy nói xong liền dùng thần lực đả khai những sự việc có liên quan tiền kiếp trong ký ức của cô (chỉ khai mở một bộ phận, vẫn chưa mở ra hoàn toàn), cô cũng muốn nhớ lại những sự việc trước đây giữa mình và ông ấy.

Sau khi biết được, cô quỳ rạp xuống đất, vừa khóc vừa nói: “Bây giờ con nên làm gì?”

Ông ấy nói:”Tội của con còn chưa trả hết, còn cần chịu chút khổ nữa”.

Từ đây con cứ đi thẳng về hướng Bắc, đi qua hồ Malawi, hướng về phía Bắc, ở nơi phân nhánh hướng về phía Tây đi qua hồ Tanganyika (ngày nay ở vào chỗ giao giới giữa nước Cộng hòa Dân chủ Công-gô và Tanzania). Cuối cùng tìm đến hồ Turkana (thuộc về Kenya) từ đây rời khỏi thâm cốc đi về phía Đông, đến cao nguyên, rồi lại đến thành phố Mogadishu của Somali. Đến đây sẽ có người giao cho con một đồ vật đến từ một quốc gia rất xa xôi”.

Nói xong, người đàn ông mang ra một bộ quần áo và giày, ân cần nói: “Trên đường sẽ có rất nhiều bụi gai, quần áo và giày có thể bị cũ rách, nhưng sẽ không rách nát, thời gian không còn sớm, hãy mau lên đường đi”.

Cô ấy thay quần áo và giày, rồi lên đường. Trên đường đi gió thổi mưa sa thì khỏi phải nói, có lúc gặp phải núi lửa phun trào hay nước lũ lênh láng, chỉ có thể vượt qua, gặp phải thú dữ phải nghĩ cách ẩn núp, có lúc giả chết, có lúc quả thực không thể tránh được, trong lúc chờ chết, lại phát hiện thú dữ đã bỏ đi. 

Quần áo và giày trên suốt đường đi đã rách nhiều lỗ, nhưng vẫn có thể mặc, dù là như vậy, nhưng trên người của cô, trên chân cô đã có rất nhiều chỗ rách rồi.

Dù vậy, cô ấy vẫn dựa vào nghị lực mà đi tới Mogadishu. Ở đây có rất nhiều người, cô ấy đi tới đâu cũng thấy mới mẻ, sau khi đi được hai ngày, cô cảm thấy đói bụng, đến trước cửa một nhà xin cơm. Người nhà kia thấy cô áo quần tả tơi, mặt đầy bùn nhơ, liền xua đuổi đi.

Rơi vào đường cùng, cô bước trên đường một cách không định hướng. Đang đi, đột nhiên nghe thấy có người gọi: “Mau đến đây xem, ở đây tôi có một chồng tranh, ai xem hiểu được, tôi xin tặng không”. Cô cũng tiến đến góp vui, vừa xem liền nghĩ lẽ nào đây là điều mà người gặp trong cốc nói, mang một thứ từ đất nước rất xa xôi đến giao cho cô, cô lật qua lật lại rồi nói, đây có phải là sách về việc tu hành từ ngoại quốc. Có phải trước đây các bạn đã đi sang nước ngoài?

Lúc đó có một bà lão nói: “Tổ tiên của chúng tôi nói rằng, từng có một đội thuyền ngoại quốc rất lớn đến chỗ chúng tôi. Da của những người đó màu vàng, quốc gia dường như rất hùng mạnh. Dẫn đầu hình như là…”

Một bà lão khác nhanh chóng tiếp lời: “Nghe nói là người ở trong cung, tại quốc gia của họ, ở trong cung chỉ có Hoàng đế và Hoàng tử là đàn ông, những người khác đều có diện mạo là đàn ông, nhưng không phải đàn ông (hoạn quan hay thái giám).

Cô nghe mà cái hiểu cái không, lúc này bụng lại kêu ọc ọc, lại thấy có người lớn tiếng gọi cô đến, cô sợ hãi nói: “Tôi đã nói được lai lịch và cách dùng của chồng tranh này, có thể đưa tranh cho tôi không? Người kia thoải mái xoay người, đưa chồng tranh cho cô, sau đó xem dáng vẻ nghèo túng của cô, lại đem rất nhiều thức ăn đưa cô, để cô mang theo.

Giải thích rõ câu chuyện, chồng tranh này là năm đó vào thời Minh Thành Tổ, thái giám Tam Bảo, Trịnh Hòa đi “Tây Dương” dừng chân tại đây, người nhà Minh thời đó rất thích tu Đạo, thuật luyện đan, cả binh sỹ cũng thích xem sách vở loại này, vì đi đường dài, thời gian nhàn rỗi, mang theo sách từ nhà Minh lên thuyền, sau khi lên đất liền ở đây, vì nhiều nguyên nhân mà để lại bộ tranh tại đây (có thể là trao đổi với người địa phương, có thể là để quên, cũng có thể là muốn vứt bỏ, v.v…)

Cô ấy tìm một căn nhà không có người ở tại một nơi hẻo lánh, xem hết chồng tranh kia. Trong khi xem có thể cảm nhận được sức mạnh của tranh.

Ở trong tranh là nói về quá trình tu Đạo, mỗi bước đi như thế nào, làm thế nào, đều được miêu tả chi tiết.

Cô cảm thấy có thể đến đây, có thể nhận được chồng tranh này thật may mắn, liền quyết định ở lại đây một thời gian. Buổi sáng ra ngoài xin cơm, lúc trở về thì xem tranh, buổi chiều và buổi tối đều chiểu theo những điều ở trong tranh mà luyện.

Trải qua ba đến bốn năm như vậy, có một lần khi đang chiểu theo yêu cầu trong tranh để luyện, đột nhiên cô thấy vị Đạo trưởng trong tranh xuất hiện ngay trước mặt.

Cô mau chóng quỳ xuống hành lễ, Đạo trưởng nói: “Ngươi gặp được những bức tranh này là để kết duyên, tương lai người sẽ đắc được phương pháp tu luyện còn tốt hơn. Tương lai ngươi chuyển sinh đến Nam Phi chờ là được”. Nói xong Đạo trưởng liền biến mất.

Cô vừa nghe liền đứng dậy rời khỏi Mogadishu, theo đường cũ trở về Mozambique, ở đó tiện thể thăm hỏi cha mẹ, rồi đi đến Nam Phi, định cư gần mũi Hảo Vọng.

Mặc dù cô ấy không có khái niệm chuyển sinh, nhưng cô nghĩ: “Ta đời này đợi ở đây, bất kể ta có hay không có ‘tương lai’ (chỉ việc có thể tiếp tục chuyển sinh thành người hay không), ít nhất ta đã tận lực rồi, ta sẽ không hối hận…”

Thật chính là:

Tiến vào thâm cốc vì trốn chạy

Bụi gai kỳ ngộ thần không quên

Phá mê sách đạo Đại Minh tới

Thiên tải Pháp duyên trần gian đọc.

 

Xem tiếp phần 13

Dịch từ: http://big5.zhengjian.org/node/239283