Khảo nghiệm cuối cùng

Cảm ngộ sau khi xem vở “Đạo duyên” của Thần Vận

Tác giả: Đệ tử Đại Pháp tại Đại lục

 

[ChanhKien.org] Một bài biểu diễn vũ đạo khiến người ta rất chấn động, ngay đoạn mở đầu, trên vũ đài xuất hiện một binh sĩ và một tướng quân bị thương nặng trên chiến trường đầy khói lửa. Hai người gặp được điểm hóa của một người tu Đạo, từ đây cũng chọn ra cho mình hai con đường khác nhau: vị tướng quân quyết định lên núi Võ Đang tu Đạo, còn người lính kia thì chọn con đường phục vụ báo đáp triều đình. Đoạn mở đầu ngắn gọn, nhưng qua đó có thể thấy được những người có căn cơ và ngộ tính khác nhau, sự lựa chọn đưa ra cũng sẽ khác nhau, sự quyết tâm lựa chọn của vị tướng quân bị thương kia thật sự đáng khen. 

Sau khi vị tướng quân đến núi Võ Đang, vị này ngay lập tức gặp quan khảo nghiệm thứ hai: khi đang quỳ lạy bái sư, đột nhiên sư phụ chỉ tay về phía thanh bảo đao bên hông và từ chối thu nhận làm đệ tử. Vị tướng quân không ngần ngại đem bảo đao ném xuống khe núi, cũng chính là bỏ lại sau lưng những điều truy cầu của một đời, cùng những điều mong tưởng về sau, có thể thấy được sự kiên định, một lòng tu Đạo của người này. Từ đó trở đi, vị này bắt đầu cùng các Đạo hữu luyện võ, tu Đạo, thấm thoắt đông tới hè qua, vị này đã trở thành một trong những người tu Đạo xuất sắc nơi đây. 

Khảo nghiệm thứ ba: một hôm, một người bạn cũ trước kia vẫn luôn cùng tướng quân kề vai sát cánh ngoài sa trường tìm đến, mang theo chỉ dụ của hoàng đế. Lúc này đây, một cơ hội khác mở ra với tướng quân, công danh sự nghiệp, vinh hoa phú quý, tiền đồ rộng mở phía trước; sư phụ còn trao trả lại thanh đao mà khi trước ông đã tự tay ném xuống khe núi. Đây dường như chính là cơ hội trời cho để vị tướng quân một lần nữa quay lại sa trường, kiến công lập nghiệp, gây dựng chiến công huy hoàng, ông có thể rửa sạch mối nhục nhã thua trận ngày trước. Vậy còn tu Đạo thì sao? Tu thành hay tu không thành [hiện] vẫn còn khó nói. Nhưng vị này tuyệt nhiên không mảy may do dự, xua tay từ chối, quyết tâm một lòng tu Đạo, thật khiến cho người ta cảm thấy vui mừng cho căn cơ và ngộ tính tốt của vị này. Trong lịch sử, tôi tin rằng mỗi đệ tử Đại Pháp đều phải đưa ra những quyết định như thế.

Khảo nghiệm thứ tư: cùng sư phụ nhảy xuống núi. Sư phụ yêu cầu đệ tử nhảy xuống khe núi, nhưng không ai dám nhảy xuống. Đùn đẩy lẫn nhau không ai dám nhảy, chúng đệ tử nhìn xuống khe núi sâu hun hút không thấy đáy, tâm khiếp sợ, chân phát run, lùi bước về sau, sư phụ thấy vậy, lắc đầu thở dài, không thể làm gì khác đành tự mình nhảy xuống. Trong cảnh này, tín tâm kiên định của người tu Đạo được thể hiện ra vô cùng rõ ràng, bình thường rất chăm chỉ tu luyện, cũng chịu qua không ít khổ cực nhưng nếu trong khảo nghiệm tại thời khắc cuối cùng lại không vượt qua được thì không là gì cả. Nhưng vị tướng quân thì không, ông thấy sư phụ nhảy xuống rồi, thì cũng nhảy xuống theo sư phụ. 

Người như thế nào mới được thượng sư chân truyền? Người như thế nào mới có thể công thành viên mãn? Các cơ hội khảo nghiệm đều là bình đẳng dành cho các đệ tử. Thản nhiên đối mặt? Run rẩy sợ hãi? Hay là lùi bước? [Trong khảo nghiệm,] tâm nào cũng [thể hiện rõ ràng ra,] đều không thể giấu giếm được. Ngay lúc mọi người đang ôm lòng lo lắng cho sư phụ cùng tướng quân, thì kỳ tích xuất hiện, sư phụ cùng tướng quân đằng vân từ dưới đáy vực bay lên. Thì ra, sư phụ chính là Thần! Tướng quân cũng viên mãn. Đây chính là minh chứng cho uy đức của sinh mệnh sau khảo nghiệm . Lúc này đây, chúng đệ tử nào đã không nhảy xuống, chỉ biết quỳ gối, dập đầu, hối hận kêu trời kêu đất, nhưng tất cả đều đã muộn, hết thảy đều đã chấm hết rồi.

Tiết mục có kết cấu chặt chẽ, mỗi một tình tiết đều hấp dẫn người xem, qua mỗi một khảo nghiệm có thể nhìn ra được cảnh giới [cao thấp khác nhau] của người tu Đạo. Đối với điều này, tôi cũng có cảm ngộ: 

Thứ nhất, sư phụ đối đãi chúng đệ tử đều bình đẳng như nhau, nhưng các đệ tử có phải là khối nguyên liệu tốt hay không, thì sai khác lại quá lớn, ai được ai không được thì trong khảo nghiệm có thể kiến chân tính. Đệ tử Đại Pháp cũng vậy, trước mắt chính là khảo nghiệm cuối cùng: danh, lợi, tình đã buông bỏ hay chưa? Còn điều gì chưa thể xả bỏ? Trong các đồng tu mà tôi biết, có người còn nghĩ muốn kiếm thêm chút tiền; có người còn muốn đổi sang cái nhà to hơn, có người hễ tụ hội là lại bàn luận ở đâu có hoạt động, cái gì giá rẻ? Có người không buông bỏ được tình cảm với con cái; có người mỗi ngày học Pháp không được một bài giảng, không kiên trì được trạm trang một giờ đồng hồ… đều là những biểu hiện của việc không qua được quan khảo nghiệm. Tôi ngộ được rằng: Sư phụ dùng tiết mục vũ đạo “Đạo duyên” này để nhắc nhở đệ tử: khi thời gian kết thúc đến rồi, các đệ tử nên trở về rồi, nhưng các vị bước chân đã đủ nhanh chưa, đã đạt tiêu chuẩn chưa? Nếu như bệnh dịch trước mắt là mở màn cho đại đào thải, thì sau đó còn bao nhiêu thời gian cho chúng ta? Bệnh dịch phát sinh vào thời gian này liệu có phải là ngẫu nhiên không? Hãy mau tinh tấn, trong vở vũ đạo thì cảnh mà các đồ đệ hối hận dập đầu liệu có thể xảy ra đối với chúng ta không?

Thứ hai, hãy học Pháp nhiều, phát chính niệm nhiều, tu tốt bản thân. Có đồng tu phát chính niệm ít, mỗi ngày hai, ba lần, không kiên trì được đủ bốn lần. Đối với bệnh dịch trước mắt, còn có đồng tu cũng giống người thường đi bàn luận: Ở đâu chết bao nhiêu người rồi, ở đâu đã phong tỏa thành phố rồi. Đến cuối rồi, tôi xin kiến nghị mọi người nhân cơ hội này mà đặt tâm tư vào việc cứu người. 

Thứ ba, Sư phụ không bảo chúng ta “nhảy xuống khe núi”, nhưng trước mắt bệnh dịch phát sinh rồi, những chúng sinh bị nhiễm đang lần lượt nhảy xuống khe núi, chúng ta phải nắm chắc cơ hội cứu người! Cứu một người là được một người. Bảo cho thế nhân: hãy nhớ “Pháp Luân Đại Pháp hảo, Chân–Thiện–Nhẫn hảo”, như vậy sẽ có Thần Phật bảo vệ bạn, có Thần Phật ở bên còn lo tai họa sao? Thà rằng tin là có, còn hơn tin là không. Đồng thời cũng cần phải chú ý an toàn, lý trí cứu người hiệu quả mới tốt.

 

Dịch từ: http://www.zhengjian.org/node/256633