Câu đối nhỏ, đạo lý lớn

Tác giả: Vô Danh

 

[ChanhKien.org] Thuở niên thiếu, khi năm cũ sắp qua (từ ngày 23 tháng Chạp Âm lịch), cha tôi thường chuẩn bị bút lông, mực và giấy đỏ để khai bút viết câu đối. Trong khi ông viết chữ, tôi đứng bên cạnh giúp ông giữ tờ câu đối. Viết xong một vế câu đối, tôi mang đi phơi cho khô mực.

Cha tôi thường viết một câu đối là: “Nhân nhượng lý trung xuân, thái bình thiên hạ phúc” (Dịch nghĩa: “Nhân nghĩa và nhường nhịn là mùa xuân ở trong lòng, thái bình là phúc của thiên hạ”), và câu đối kia là “Trung hậu truyền gia cửu, thi thư kế thế trường” (Dịch nghĩa: “Trung hậu truyền đời đời, đọc sách phát triển các thế hệ”). Lúc đó tôi mới biết chữ, mỗi lần đi qua cửa tôi lại nhẩm đọc hai câu đối ấy. Mặc dù tôi không hiểu hết ý nghĩa, nhưng qua thời gian dài, chúng đã dung nhập vào tâm tôi. Văn hóa truyền thống Trung Quốc là văn hóa Thần truyền, chứa đựng nội hàm thâm sâu. Người sống có đạo lý thì tâm cũng vậy. Tâm nhân ái, nhường nhịn, thì mang theo tâm thái hòa ái giống như mùa xuân ấm áp, như mưa thuận gió hòa, tức thì có thể làm tan biến mọi mâu thuẫn giữa người với người, kỳ thực ở đây đã động chạm tới việc tu tâm tính của con người rồi, người người tu tâm tính thì thiên hạ thái bình! Câu đối sau nhấn mạnh về đạo lý làm người và giáo dục con người, trung hậu là phẩm chất quan trọng làm người, còn “đọc sách” là dùng kinh điển Nho gia để giáo dục con cháu, không ngừng học tập để nâng cao cảnh giới cá nhân. Qua các câu đối truyền thống, có thể thấy người xưa rất chú trọng tu dưỡng đạo đức cá nhân và dùng đạo lý làm người chính thống để giáo dục con cháu.

Hiện nay, những người già ở nông thôn vẫn duy trì tập tục dán câu đối Tết, nhưng nội dung đã biến đổi nhiều! Hầu hết là những câu đối có nội dung cầu phú quý, phát tài v.v. Từ khi ĐCSTQ cướp chính quyền, nó chủ đích nhồi nhét vào người dân Trung Quốc các loại tà thuyết của nó, không ngừng phá hoại văn hóa truyền thống Trung Quốc. Đồng thời, dưới sự cai trị của ĐCSTQ, đạo đức của người dân cũng bị huỷ hoại nghiêm trọng, người ta được khuyến khích phóng túng dục vọng, câu đối cũng đã phản ánh rõ điểm này: mặc dù mọi người vẫn dán câu đối như trước kia, nhưng nội dung đã mất đi nội hàm đạo đức vốn có.

Sau này, tôi và cha (đã nghe các bài giảng của Sư phụ Lý được hơn hai năm rồi) cùng đàm luận về hiện tượng này, cha tôi cảm khái nói: “Cuộc sống vật chất của người dân nay tốt hơn trước đây, nhưng tiêu chuẩn đạo đức của con người thì lại trượt dốc rồi”. Đúng như Sư phụ Lý giảng trong Chuyển Pháp Luân:

Trên cao tầng thì [nhận] thấy như thế; chư vị cho rằng đang tiến lên, nhưng trên thực tế là thoái lùi. Nhân loại cho rằng khoa học đang phát triển tiến bộ, thực ra cũng chỉ bất quá là đi theo quy luật vũ trụ (“Bài giảng thứ ba’)

 

Dịch từ: http://www.zhengjian.org/node/35654