Quan niệm là một chướng ngại của người tu luyện

Tác giả: Đệ tử Đại Pháp tại Trung Quốc Đại lục

 

[ChanhKien.org] Mấy hôm trước khi học Pháp, học đến đoạn tâm tật đố, tôi đột nhiên có một chút thiển ngộ về từ “quan niệm”, Sư phụ giảng:

Hai loại quan niệm tính cách khác nhau, thực thi sự việc sẽ sinh ra hiệu quả khác nhau. Người Trung Quốc nếu được lãnh đạo biểu dương, hoặc cấp cho chư vị thứ tốt nào đó thì người khác sẽ bất bình trong tâm (Chuyển Pháp Luân)

Tôi ngộ ra: hóa ra “bất bình” có nguồn gốc từ quan niệm, đây là gốc rễ. Khi mọi người đều kín đáo không lộ ra, còn bạn nhỉnh hơn một chút, thì “quan niệm” sẽ chi phối chủ nguyên thần người ta khởi lên phản đối, nếu không sẽ khó chịu, không thoải mái.

Hai loại quan niệm bất đồng sẽ dẫn đến những hiệu quả khác nhau. Nó có thể dẫn đến tâm tật đố, người khác nếu [có điều gì] tốt, thì thay vì cảm thấy mừng cho họ, người ta sẽ thấy bất bình trong tâm. (Chuyển Pháp Luân)

Ở một góc độ khác, quan niệm là phụ thể của chủ nguyên thần, khi mạnh nó sẽ thao túng chủ nguyên thần chiểu theo quan niệm để làm những việc thuộc phạm trù của nó, nhưng đó lại không phải là chủ kiến của bản tính con người.

Sau khi tu luyện tôi mới biết rằng, con người đang sống trong đại dương mênh mông của “quan niệm”, mỗi quan niệm đều là một thể sinh mệnh độc lập có tư duy, sau khi hình thành nó sẽ thao túng bạn, chi phối bạn. Chỉ có dùng Đại Pháp để quy chính thì bản tính mới có thể bộc lộ ra. Lấy tâm tật đố mà nói, chỉ vứt bỏ thôi vẫn chưa được, còn phải có tâm thái vui mừng vì người khác có việc tốt, nhất thiết phải vui mừng! Không vui cũng phải vui, đây là sự khác biệt về bản chất giữa con người và Thần, khi đã thành thói quen vui mừng vì việc tốt của người khác thì cũng chính là đã đồng hóa với Pháp rồi. “Quan niệm” là một chướng ngại, có lúc chúng ta có thể ý thức được sự tồn tại của nó, ý thức được thì dễ bỏ đi, ý thức không được thì phải thông qua vượt quan mới có thể phát hiện ra và vứt bỏ nó.

Tinh thần và vật chất là đồng nhất tính. (Giảng Pháp tại Pháp hội miền Trung Mỹ quốc)

Vứt bỏ một chút thì thuần tịnh một chút, quan niệm mất đi rồi thì suy nghĩ cũng thay đổi theo, hào quang của bản tính sẽ tự nhiên hiển lộ.

Vài lần tôi đã có thể hội rõ ràng về việc vứt bỏ quan niệm, ví dụ: Trước đây tôi không muốn xem các bài chia sẻ của các tiểu đệ tử vì cho rằng các em nhập môn muộn lẽ nào có thể viết được những bài chia sẻ sâu sắc? Nhưng sau đó tôi phát hiện (bao gồm cả qua giao lưu chia sẻ trực tiếp) có những tiểu đệ tử viết bài chia sẻ rất hay, rất thành thục, ngược lại “quan niệm” của tôi lại chứng tỏ rằng tôi chưa thành thục, tâm tự phụ và tự ngã quá lớn. Khi tôi ý thức được điều này, thì những thứ quan niệm rác rưởi bỗng chốc giải thể. Tôi thường bị khó ngủ, đôi khi tôi lo lắng rằng thời gian dài ngủ không ngon giấc sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe. Ít nhất mỗi ngày phải ngủ khoảng 6 tiếng mới được. Càng nghĩ như vậy càng khó ngủ, ban ngày không khởi tinh thần lên được, đầu óc choáng váng. Tôi luôn muốn ngủ nhiều hơn một chút, có một lần, chưa đến chín giờ tối tôi đã buồn ngủ, tôi nằm xuống và ngủ mơ mơ màng màng cho đến hơn năm giờ sáng, khi sắp tỉnh dậy thì có một giấc mơ: Tôi đang cầm vòi nước tưới ruộng, nhưng chỉ có một mảnh đất nhỏ trồng rau cải trắng, phần còn lại toàn đất trống nhưng tôi vẫn tưới. Tôi ngộ ra: tưới (cùng âm đọc với “ngủ”) nhiều cũng vô dụng. Sau khi thay đổi quan niệm này, tôi không còn cảm thấy thiếu ngủ nữa, sức khỏe cũng rất tốt, sắc mặt hồng hào.

Người thường hay nói: người tuổi cao phải bổ sung can-xi, phải uống thực phẩm chức năng; dạ dày không tốt không nên ăn đồ lạnh; bị bệnh tiểu đường không nên ăn ngọt; ăn thịt mỡ thì không nên uống nước lạnh… Có đồng tu nghe xong tâm liền bất ổn. Có gì mà bất ổn? Chẳng qua là quan niệm người thường bị phơi bày, nếu chấp nhận thì bạn là người thường, dùng Pháp mà quy chính thì bạn chính là Thần. Vài năm trước, tôi bị rụng hai chiếc răng, vợ tôi nói: “Ông phải lập tức đi chồng răng giả vào, nếu không những chiếc răng bên cạnh không có chỗ dựa sẽ rụng hết”. Tôi nói: “Đó là bà nói theo cách của người thường”. Tôi nói với những chiếc răng còn lại: “Sinh mệnh là độc lập, những chiếc răng rụng rồi không liên quan gì đến các bạn, các bạn hãy đứng vững như bàn thạch, không bị ảnh hưởng bởi chiếc răng bị rụng”. Cho đến nay răng tôi vẫn tốt. Trong cơ chế của Đại Pháp cái gì cũng có, ngộ được là bạn đắc Pháp, năng lực của Pháp là vô tận. Ngộ không được là bạn chưa đắc Pháp, cải biến sẽ chậm.

Trước đây tôi không thích gấp chăn, không muốn lau sàn nhà, không muốn giặt quần áo, không muốn gội đầu, cảm thấy rắc rối. Sau đó tôi nghĩ, bản tính của tôi là vì người khác, “không thích cái này, không thích cái kia” là sao? Vừa nghĩ như vậy thì rất nhiều “quan niệm” đột nhiên xuất hiện, đó có phải là quan niệm lười biếng không? Tôi phát chính niệm thanh trừ triệt để nó. Có lần một đồng tu nói với tôi: “Mẹ tôi rửa chân không giống với người khác, ba ngày rửa một lần, mỗi lần rửa hơn hai tiếng đồng hồ”. Tôi biết mẹ cô ấy một năm làm tam thoái cho hơn 4.000 người, tôi nói: “Tại sao?”. Cô ấy kể: “Mẹ tôi nói Phật thích sự sạch sẽ, chúng ta là người tu Phật cũng phải yêu thích sạch sẽ, mỗi lần rửa chân phải kỳ cọ từng lượt từng lượt”. Tôi nói: “Nếu Phật có tâm thích sạch sẽ, thì đó không phải là Phật, phải rớt xuống, đó là quan niệm thôi”. Sư phụ giảng:

Một chủng quan niệm khi đã hình thành rồi, sẽ khống chế một đời của chư vị, lèo lái tư tưởng của cá nhân ấy, cho đến cả hỷ nộ ai lạc của người ta. Đó là hậu thiên hình thành. Nếu những thứ đó qua thời gian lâu, sẽ hoà tan vào tư tưởng con người ta, hoà tan vào đại não chân chính của bản thân; nó sẽ hình thành tính cách một cá nhân. (“Phật tính” – Chuyển Pháp Luân quyển II)

Quan niệm là vỏ ngoài của con người, mỗi người đều bị bọc trong một cái vỏ, có lần phát chính niệm tôi đã thêm một niệm: “Thanh trừ quan niệm hình thành hậu thiên của bản thân, để cho sinh mệnh đồng hóa vô điều kiện với Đại Pháp”. Làm như vậy rất đơn giản, có một loại cảm giác như giống như phá kén chui ra.

Một thời gian dài, tôi thấy có đồng tu biểu hiện trong tâm không thoải mái, chẳng hạn như: Có đồng tu mỗi lần tôi gặp cô đều thấy cô lẩm bẩm: “Pháp lý nào đó không rõ, ai đó còn tu kém…” Tôi oán hận nghĩ: “Kỳ thực, cô mới là người tu kém nhất, tu được tốt thì đâu có bàn luận sau lưng người khác?” Hay như tôi thấy có đồng tu khi người khác có thiếu sót thì nhắc nhở, nhưng thái độ như bề trên, nói chuyện như dạy bảo người khác. Tôi oán hận nghĩ: “Người này sao giống cựu thế lực thế?” Hay như có đồng tu có năng lực tốt, trong hạng mục làm vượt cả quyền, dường như không ai bằng anh ta, tôi liền lo lắng nghĩ: “Người này xong rồi, đợi cựu thế lực chỉnh đốn thôi”. Khi không ngừng học Pháp, tôi dần hiểu ra: đồng tu chính là một tấm gương, cái xấu của người khác đều phản ánh cái xấu của mình, chỉ là mức độ nặng nhẹ khác nhau mà thôi. Hơn nữa, lo lắng cho người khác cũng là một chủng quan niệm, có oán giận tức là thừa nhận và chú trọng vào mặt không tốt của đồng tu, năng lượng này sẽ làm gia tăng các nhân tố bất hảo trên thân đồng tu. Tu luyện là việc của bản thân, phải buông bỏ cái tâm lo lắng cho người khác, nhìn ra điểm mạnh của người khác cũng là tu. Khi buông bỏ cái tâm này, chúng ta sẽ thấy đồng tu có rất nhiều ưu điểm mà mình không có, cũng sẽ có cảm giác nhẹ nhõm và trưởng thành.
Trên đây là một chút thiển ngộ của tôi trong giai đoạn hiện nay.

 

Dịch từ: http://www.zhengjian.org/node/255416