Kinh nghiệm tu luyện của một đệ tử Đại Pháp trẻ tuổi

Một đệ tử Đại Pháp ở Mỹ Quốc

[ChanhKien.org] Kính thưa Sư phụ từ bi vĩ đại, xin chào các bạn đồng tu. Tôi đắc Pháp từ năm 2002, khi chỉ mới bảy tuổi. Mặc dù đã là một đệ tử Đại Pháp trong phần lớn cuộc đời của mình, tôi nhận ra trong những năm đó tôi đã không đủ tinh tấn đi trên con đường tu luyện Đại Pháp và vận dụng tối đa các cơ hội để làm tốt ba việc và tu luyện bản thân. Trong bài chia sẻ này, tôi xin kể về những thiếu sót trong quá trình tu luyện mà tôi đã nhận ra và một số khảo nghiệm tâm tính mà tôi đã đối mặt.

Hiện tại, tôi đang là sinh viên năm hai của trường nha khoa ở Philadelphia. Tôi đã trải qua một cơn khổ nạn buộc tôi phải nhận ra và trừ bỏ chấp trước vào tiền bạc và sự đố kỵ. Vào năm 2017, tôi đã bắt đầu theo học tại trường nha khoa với mức học phí tiêu tốn của cha mẹ tôi gần 400.000 đô la. Vì thế tôi đã tìm kiếm học bổng và nhiều cơ hội khác để giúp giảm nhẹ gánh nặng tài chính cho cha mẹ. Tôi đã tìm thấy một suất học bổng lớn, không chỉ trả được học phí của mình mà còn cho tôi tiền trợ cấp sinh hoạt hàng tháng. Sau khi tốt nghiệp, học bổng này chính là sự theo đuổi duy nhất. Tôi đã mong đợi được làm nha sĩ tại trung tâm y tế [dành cho người] thu nhập thấp của địa phương. Tôi đã luôn hăng hái làm các dịch vụ cộng đồng và biết ngay rằng học bổng này là hoàn hảo dành cho mình.

Ngay lập tức, tôi bị cuốn hút bởi tất cả những thứ liên quan để đạt được nó. Tôi mải mê đọc bài tiểu luận của mình một cách ám ảnh và nhờ những người có địa vị viết thư giới thiệu. Trong suốt cả mùa hè, tôi đã tham khảo các diễn đàn trực tuyến nơi mà các ứng viên đi trước truyền đạt lại kinh nghiệm của họ và những phương pháp không chính thống để biết được hồ sơ của mình đã bị loại hay chưa. Tôi không ngừng nghĩ đến số tiền tôi có thể tiết kiệm cho gia đình và trở nên phấn khởi vào tháng Bảy khi tôi đã vận dụng cách không chính thống kể trên để phát hiện ra hồ sơ của mình đã vào được vòng tiếp theo. Và rồi khoảng đầu tháng Tám, khi biết rằng mình không nhận được học bổng, tôi đã suy sụp. Tôi nhớ mình đã khóc và thấy tội nghiệp cho bản thân bởi vì tôi đoan chắc mình đủ trình độ và hoàn toàn phù hợp cho học bổng này. Sau đó khi tôi phát hiện một người bạn cùng lớp đã nhận được học bổng đó, tôi đã nổi giận và đố kỵ. Thật là không công bằng, người bạn học này rất kiêu ngạo, hay khoe khoang và nói dối về các thành tích cá nhân và tiền tài của anh ấy. Làm sao gọi là công bằng khi anh ta nhận được suốt học bổng dịch vụ cộng đồng mà tôi hằng mơ tưởng cơ chứ? Tôi không bao giờ kiêu ngạo như vậy và làm thế nào anh ta thực hiện công việc đó tốt hơn tôi được?

Mãi cho đến nhiều tháng sau đó, khi đang học Pháp, tôi mới bắt đầu thật sự ngộ được bản chất của sự việc này. Trong bài giảng thứ bảy của Chuyển Pháp Luân, mục “Tâm tật đố”, Sư phụ giảng:

có lúc chư vị thấy rằng thứ ấy là [của] chư vị, người ta cũng nói với chư vị rằng thứ ấy là [của] chư vị; kỳ thực nó không phải [của] chư vị. Chư vị có thể cho rằng đó là của mình, [nhưng] rốt cuộc nó lại không phải của chư vị; qua đó thấy được rằng đối với sự việc này chư vị có thể vứt bỏ được không; vứt bỏ không được thì chính là tâm chấp trước; chính là dùng cách này để chư vị vứt bỏ tâm [chấp trước] vào lợi ích ấy; chính là vấn đề này. Bởi vì người thường không ngộ được [Pháp] lý này, nên với lợi ích trước mắt mà tranh mà đấu.

Tôi nhận ra rằng mình đã để cho bản thân bị lấp đầy bởi chấp trước vào tiền bạc và gánh nặng tài chính. Thêm nữa, tôi đã lệch khỏi tâm thái của đệ tử Đại Pháp khi giải quyết vấn đề này và đã rớt xuống cảnh giới của người thường. Thay vì đề cao tầng thứ, tôi lại trở thành một trong những người mà Sư phụ nhắc đến ở bài giảng thứ bảy, người mà “họ cứ cho rằng bản thân họ cần phải làm chính những gì bản thân cần làm” và “Do vậy họ một đời tranh đấu ngược xuôi; cái tâm ấy bị tổn thương rất lớn, cảm thấy thật khổ, thật mệt”, không bao giờ biết đến bình hòa và mãn nguyện. Tôi nên tin tưởng vào Sư phụ, phải luôn suy nghĩ như một người tu luyện rằng hãy để mọi thứ thuận theo tự nhiên.

Năm nay tôi đã nộp đơn cho học bổng giống như vậy một lần nữa, nhưng cảm giác như thể tôi đã là một người hoàn toàn khác trong quá trình nộp đơn lần này. Tôi đã loại bỏ chấp trước vào tiền bạc và thực sự ngừng trở thành người hay tật đố, người mà “Ai có điều tốt mà biểu lộ ra, thì người khác lập tức [ganh tỵ] tật đố đến mức khó chịu”. Tôi đã chân chính hiểu và tín tâm vào những gì Sư phụ giảng trong bài giảng thứ bảy của Chuyển Pháp Luân. Rằng đệ tử Đại Pháp “cái gì của chư vị thì sẽ không mất, cái gì không của chư vị thì chư vị [dù có] tranh [giành] cũng không được’. Tôi nhận ra thất bại ban đầu của tôi là được an bài bởi Sư phụ để dạy tôi một bài học quan trọng mà trước đây tôi có thể đã không nhìn ra, khi tôi bị mù quáng bởi tâm đố kỵ và theo đuổi vật chất.

Tôi đã nhiệt tình khuyến khích một người bạn của mình nộp đơn xin học bổng với tôi, nói với cậu ấy rằng tôi có thể giúp đỡ bất cứ thứ gì cậu ấy cần bởi vì tôi đã làm một lần trước đó. Tôi đã hầu như không nghĩ về học bổng trong suốt mùa hè, và bất cứ khi nào cảm thấy bản thân trở nên phấn khích và nghĩ về nó thật nhiều, tôi đều nhắc nhở mình rằng hãy để mọi chuyện thuận theo tự nhiên, và tin tưởng vào an bài của Sư phụ dành cho mình. Đoạn thời gian này, tôi đã thật sự từ bỏ chấp trước và tin rằng điều gì đến sẽ đến. Đến tháng Tám, khi tôi nhận được thông báo rằng tôi đã đạt được suất học bổng đó, tâm tôi đã bất động và vẫn như vậy ngay cả khi nhận được lời chúc mừng từ ba mẹ và bạn bè cho sự thành công của mình. Tôi đã không cảm thấy chiến thắng hoặc đắc ý. Tôi rất biết ơn Sư phụ đã ban cho tôi khảo nghiệm tâm tính này, vì thế tôi có thể loại bỏ những chấp trước lớn vào truy cầu lợi ích và sự đố kỵ.

Tôi tin rằng Sư phụ đã an bài cho tôi chọn một trường nha khoa xa nhà để khảo nghiệm sự kiên định và sự phó xuất của tôi cho Đại Pháp. Nhiều người bạn thời thơ ấu của tôi, một khi thoát khỏi tầm ảnh hưởng trực tiếp từ cha mẹ của họ, đã không tu luyện trong một thời gian dài. Khi tôi rời khỏi nhà, tôi biết rằng quyết định tiếp tục làm đệ tử Đại Pháp là hoàn toàn của tôi. Rằng bất cứ điều gì tôi lựa chọn làm từ thời điểm đó trở đi đều là con đường tu luyện độc lập của chính tôi. Một trong những khổ nạn lớn nhất mà tôi từng trải qua trong suốt quá trình tu luyện của mình là tâm chấp trước sợ hãi, và mong chờ kết quả tốt trong việc giảng rõ chân tướng. Tôi đã luôn sợ hãi và lo lắng khi nói rõ sự thật cho người khác, mặc dù biết Đại Pháp vĩ đại như thế nào, và cũng biết rằng đó là một trong ba việc mà Sư phụ yêu cầu ở tất cả các đệ tử Đại Pháp. Tôi đã không làm tốt việc giảng chân tướng trong thời thơ ấu của mình, và trong suốt những năm Đại học, và bây giờ tôi đã sống xa nhà để học nha khoa. Nó là một trong những mục tiêu cá nhân của tôi mà tôi cần cải thiện. Mặc dù vậy, Sư phụ nhân từ của chúng ta vẫn luôn bảo hộ tôi trên con đường tu luyện của mình, bằng cách khuyến khích và ban cho tôi những cơ hội tuyệt vời để giảng rõ chân tướng.

Trong trường Đại học, tôi đã không làm tốt ba việc, liên tục kiếm cớ trong bốn năm và đã chần chừ tham gia một câu lạc bộ Pháp Luân Đại Pháp ở trường, viện cớ rằng quá bận rộn và sợ ảnh hưởng điểm số. Bởi vậy, tôi đã đánh mất cơ hội quý giá khi còn ở trường đại học cùng với những đồng tu sinh viên, những người có thể phối hợp với tôi giảng rõ chân tướng. Giờ đây, tại trường nha khoa, tôi là một học viên duy nhất, thật khó khăn để tổ chức các sự kiện. Ngay cả như thế, tôi biết rằng đó vốn dĩ là một bài kiểm tra để xem liệu tôi có lặp lại sai lầm tương tự không, hay tôi sẽ cải thiện và nhanh chóng tận dụng cơ hội này để giảng rõ sự thật trong một khuôn viên trường đại học nổi tiếng.

Năm ngoái, tôi đã nhanh chóng thành lập một câu lạc bộ Pháp Luân Đại Pháp sau giai đoạn định hướng nghề nghiệp, và rủ một vài người bạn thân của tôi làm ban cán sự cho câu lạc bộ, đây là yêu cầu bắt buộc để được phê duyệt thành một câu lạc bộ chính thức. Một trong những người bạn thân mà tôi dự định rủ ấy là người đến từ Trung Quốc đại lục. Và tôi nhận thấy nỗi sợ hãi trỗi dậy trong tâm ngay khi tôi ra quyết định mong muốn cô ấy trở thành thành viên trong câu lạc bộ của tôi. Tôi e rằng cô ấy đã nghe những thông tin sai lệch về Đại Pháp ở Trung Quốc và sẽ có phản ứng bất lợi. Tôi sợ rằng cô ấy đã không quen tôi đủ lâu và khi nghe tin tôi là một đệ tử Đại Pháp, cô ấy sẽ không chỉ phản đối, mà còn không chơi với tôi nữa. Nó không được xảy ra với tôi trong thời điểm này, những điều này không phải là chính niệm. và nó sẽ gây trở ngại cho việc giảng rõ chân tướng của tôi cho cô ấy. Tôi đã cảm thấy bất an trong vài ngày cho đến khi cuối cùng tôi đã lấy hết can đảm để hỏi người bạn này vào một ngày kia, khi chúng tôi cùng nhau đi từ trường về nhà. Tôi đã thận trọng hỏi rằng liệu cô ấy đã nghe về Pháp Luân Đại Pháp chưa. Và vừa ngạc nhiên, vừa nhẹ nhõm khi cô ấy nói cô ấy đang nghĩ đến vấn đề đó và hỏi rằng có phải nó liên quan đến Shen Yun. Khi tôi xác nhận đúng vậy, cô nói rằng cô có nghe qua về nó bởi vì mẹ cô đã xem Shen Yun và bảo cô cần phải xem ít nhất một lần trong đời. Nhưng cô đã không biết nhiều về Đại Pháp. Tôi hiểu ra Sư phụ đã an bài điều này để khuyến khích tôi vượt qua tâm sợ hãi và tiến đến giảng rõ sự thật với chính niệm. Tôi biết rằng miễn là tôi tin tưởng Sư phụ, sẽ luôn có cơ hội giảng chân tướng và hoàn thành tốt. Tôi đã có thể giảng rõ sự thật với người bạn này vào hôm ấy. Và mặc dù cô ấy đã từ chối làm trong câu lạc bộ của tôi bởi vì cô ấy vẫn còn gia đình ở Trung Quốc. Tôi vô cùng cảm tạ Sư phụ đã an bài mối quan hệ này và cơ hội mang chân tướng đến mọi người. Khi đó, tôi đã thấy tầm quan trọng của điều mà Sư phụ đã dạy qua bài giảng trong sách Chuyển Pháp Luân, “Nhất chính áp bách tà”, và giúp tôi duy trì chính niệm, cũng như đẩy lùi các trở ngại. Người bạn này vẫn còn là người bạn thân nhất của tôi ở trường nha khoa và tôi đã dự định dẫn cô ấy đến xem Shen Yun ở Philadelphia vào khoảng tháng Hai này.

Một sự việc mang tính khích lệ khác trong việc giảng chân tướng đã đến với tôi chỉ mới tháng Tám vừa qua. Năm ngoái tôi đã trở thành một thành viên của Hiệp hội Nha khoa Trung Quốc, và trở thành thủ quỹ của ban điều hành trong năm nay. Thêm vào đó, mùa hè này, tôi đã quyết định gia nhập nhóm “tiên phong”. Đây là một nhóm gồm các sinh viên năm hai cùng nhau dành khoảng hai tuần nghỉ hè để giúp đỡ các sinh viên nha khoa năm đầu bằng cách tổ chức các sự kiện và chia sẻ một số hiểu biết kinh nghiệm. Trong suốt hai tuần lễ, tôi đã có cơ hội gặp rất nhiều các sinh viên mới, nhiều người trong số họ là người Trung Quốc hoặc là sinh viên quốc tế Trung Quốc. Tôi thấy rằng đây là cơ hội đáng giá để giảng chân tướng tại trường của mình. Trong tháng Chín, trường nha khoa đã tổ chức một số hoạt động sinh viên. Tôi đã phục vụ ở cả hai gian hàng Câu lạc bộ Pháp Luân Đại Pháp và Hiệp hội Nha khoa Trung Quốc, chúng nằm bên cạnh nhau. Khoảng giữa buổi, có một sinh viên năm đầu mà tôi đã gặp trong buổi định hướng đã đến bàn đăng ký cho Hiệp hội Nha khoa Trung Quốc. Trước đó, trong buổi định hướng, chúng tôi đã phát hiện ra rằng cả hai đã từng chơi quần vợt trong các cuộc thi đấu ở trường trung học, và cả hai cũng đã học trung học ở các khu vực giống nhau của Maryland. Cậu ấy đã rất ngạc nhiên khi nhìn thấy tôi cầm các tờ rơi và đứng ở bàn Câu lạc bộ Pháp Luân Đại Pháp, cậu ấy thốt lên: “ Woah… là ở đây? Bạn tham gia cái này?” Tôi biết đây là một cơ hội hiếm có để giảng chân tướng cho cậu ấy, và tôi đã có thể làm được điều đó một cách tự nhiên và nhẹ nhàng, tôi tin rằng cậu ấy đã minh bạch. Cậu ấy đã bị cuốn hút vào chuyện này, bởi vì trước đây cậu đã nghe những điều không tốt về Đại Pháp, và bây giờ quay ngược lại đặt nghi vấn về những gì cậu ấy đã nghe từ những người khác trước đây. Lúc ấy, cũng có một vài học sinh quốc tế Trung Quốc xung quanh tôi, họ có mặt ở đó để giúp bàn Hiệp hội Nha khoa Trung Quốc. Và tôi tin rằng, lắng nghe cuộc gặp gỡ này cũng là có lợi cho họ.

Chỉ mới hai tuần trước, tôi cũng đã có một trải nghiệm giảng chân tướng đầy cảm hứng với một sinh viên nha khoa năm ba. Sáng hôm đó, tôi đã tham gia khám răng miệng luân phiên cho cộng đồng tại một phòng khám ở trung tâm thành phố, gần khu phố Tàu tại Philadenphia. Một sinh viên nha khoa năm ba người Duy Ngô Nhĩ, trước đó tôi chưa hề nói chuyện qua, cũng đang làm việc tại phòng khám nha khoa vào sáng hôm đó. Khoảng giữa trưa, ngay trước lúc tôi về nhà ăn trưa, cô ấy đã hỏi tôi có muốn ăn trưa với cô ấy ở nơi nào đó gần phòng khám hay không. Tôi đã từ chối bởi vì tôi muốn uống trà sủi bọt gần đó và chỉ muốn về nhà để ngủ nhưng điều gì đó đã thay đổi suy nghĩ của tôi vào phút chót và tôi đã đồng ý. Chúng tôi đã cùng nhau uống trà sủi bọt và ngồi ăn ở quán mỳ ramen gần đó. Trong suốt buổi trò chuyện, cô ấy đã nhẹ nhàng kể về cha mẹ của cô ấy, họ vẫn còn ở Trung Quốc, và cuộc đàn áp mà họ đang chịu đựng dưới chính quyền đảng cộng sản. Cô ấy đã không thể về thăm nhà trong nhiều năm trời, và chính phủ thường hạn chế việc liên lạc với gia đình của cô. Chúng tôi thậm chí có thể cảm thông cho nhau nhiều hơn, bởi vì tôi cũng có gia đình ở Tân Cương, nơi mà gia đình cô ấy hiện sống. Cuộc trò chuyện của chúng tôi cũng mở ra một cơ hội hoàn hảo cho tôi giảng rõ chân tướng. Tôi đã có thể nói sự thật rằng tôi tu luyện Pháp Luân Công vì thế tôi hoàn toàn hiểu được cô ấy bởi vì tôi biết rất nhiều người đã trải qua những điều tương tự, và tôi thậm chí đã có thể nói về việc thu hoạch nội tạng, cũng như một số vấn đề giữa người tu luyện và người Duy Ngô Nhĩ. Lúc này, tâm tôi thấy hơi sợ sợ trước khi bắt đầu nói. Và tôi đã lập tức tiêu diệt những nghiệp lực tư tưởng và những can nhiễu ấy. Cô đã vô cùng tiếp nhận thông tin, cuộc trò chuyện vẫn tiếp tục mà không có trở ngại nào. Tôi rất biết ơn Sư phụ đã ban cơ hội này cho tôi và thúc đẩy tôi đồng ý ăn trưa vào phút cuối, cho tôi cơ hội để giảng chân tướng thậm chí khi tôi không cần tìm kiếm những cơ hội này. Thời gian sau đó tôi trở nên tự tin hơn, và có thể làm tốt hơn trong việc giảng chân tướng ở trường, kể cả với bạn học lẫn đồng nghiệp của tôi.

Trên đây là một số trường hợp mà Sư phụ đã giúp tôi vượt qua, vẫn còn rất nhiều vấn đề tôi cần cải thiện và trở thành một đệ tử Đại Pháp tốt hơn. Tôi vẫn nhìn thấy rất nhiều thiếu sót trong chính niệm của mình, trong học Pháp và trong việc tự giác tham gia các sự kiện lớn hơn của Đại Pháp. Trong tương lai, tôi tự tin rằng mình có thể làm tốt ba việc và tinh tấn đi trên con đường tu luyện của đệ tử Đại Pháp. Bởi vì không có điều gì trong cuộc sống vượt trên tu luyện, và nó là điều quan trọng nhất. Thường khi mà tôi cảm thấy tiêu trầm hoặc nản lòng trong tu luyện, tôi thường nhắc nhở bản thân bằng đoạn trích trong Hồng Ngâm III trong bài thơ của Sư phụ “Chỉ vi giá nhất hồi”:

Đệ tử đi con đường Đại Pháp cho chính

Ánh sáng chiếu rọi trời đất trừ sạch hết tà ác

Đồ đệ của Pháp tinh tấn như hoa mai trong giá rét

Khổ ải hằng vạn năm chỉ vì lần này mà thôi

Đây là một số kinh nghiệm tu luyện gần đây của tôi, xin chỉ ra bất cứ điều gì cần cải thiện! Xin Cảm ơn!

Dịch từ: http://www.pureinsight.org/node/7431