Ba câu chuyện về nguyên nhân nhỏ thất bại lớn

Tác giả: Diêu Trường Viễn

[ChanhKien.org]

Câu chuyện thứ nhất: Suy giảm sức khỏe vì không vứt bỏ thực phẩm bị hỏng

Lão Trương để quên thức ăn mà ông mua từ lâu ở trong tủ lạnh, đến khi nhớ ra muốn ăn thì phát hiện thức ăn đã bị hỏng. Bởi vì lão Trương từng trải qua những năm tháng cuộc sống khó khăn nên thường rất tiết kiệm, lần này thấy đồ ăn bị hỏng cũng không nỡ vứt đi, ông nghĩ rằng khử trùng bằng nhiệt độ cao thì sẽ ổn, vậy nên ông liền dùng dầu ăn chiên thức ăn bị hỏng rồi ăn. Người nhà khuyên can không nên ăn, ăn vào đau bụng cũng không đáng, nhưng ông vẫn bướng bỉnh cho rằng: dẫu có vi khuẩn thì cũng bị rán chết rồi, hơn nữa ông ngửi thấy mùi vị thức ăn vẫn rất ngon, chưa bị mất mùi, vứt đi thì tiếc lắm. Nhưng ông chẳng phải đợi lâu, bụng ông bắt đầu đau. Thoạt đầu ông nghĩ chỉ là vấn đề tiêu hóa, bèn kiêng ăn uống. Mỗi bữa ông ăn ít hơn bình thường và còn uống thuốc hỗ trợ tiêu hóa. Thế nhưng mấy ngày qua đi mà bụng vẫn đau, chịu không được ông liền đi viện, số tiền khám bệnh và mua thuốc còn lớn hơn nhiều so với giá trị thực phẩm bị hỏng. Không những tốn tiền mà cơn đau dạ dày dày vò suốt mấy ngày cũng khiến ông bơ phờ, thật là tiền mất tật mang. Với bài học lần này, lão Trương đã hiểu ra một chút, lần sau nếu có phát hiện ra thực phẩm bị hỏng, tuy có tiếc nhưng cũng phải vứt đi.

Trên thực tế, có rất nhiều người như lão Trương. Mặc dù tiết kiệm là một thói quen tốt, nhưng thực phẩm có giá trị cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể con người. Nếu ăn thực phẩm không có chất lượng tốt thì chỉ gây hại cho cơ thể, vậy sao lại phải ăn nó? Kỳ thực, đằng sau sự tiếc rẻ này có lẽ là lòng tham lam. Cũng giống như rất nhiều người đi ăn buffet sẽ ăn đến no căng bụng, khiến cho dạ dày vượt quá sức chịu đựng, nhưng vẫn có tâm lý là nếu ăn chưa nhiều, không chiếm được thêm một chút lợi ích thì cảm thấy bị thiệt.

Câu chuyện thứ hai: Tham lãi suất mất tiền gốc

Cô Ngô có một chút tiền nhàn rỗi. Số tiền này cô đã tích lũy trong nhiều năm dùng để dưỡng già, nhưng cô lại cho rằng gửi ngân hàng không có lợi, nên luôn nghĩ làm thế nào để có lãi suất cao hơn. Vì vậy, cô không thể vượt khỏi sự cám dỗ và bắt đầu quan tâm đến việc đầu tư vào các sàn giao dịch tài chính. Ngày nay, các sàn giao dịch tài chính điện tử này rất khó phân biệt được thật giả, hầu hết chúng đều mang tính chất kinh doanh đa cấp. Mặc dù lợi nhuận mang lại cũng khả quan nhưng cuối cùng đa phần đều rút khỏi thị trường theo phương thức “kế hoạch lừa bịp”. Đó chính là: “Anh thích tiền lãi của nó, nó thích tiền vốn của anh”, rủi ro đầu tư rất lớn. Tuy nhiên, cô Ngô vẫn không thể chống lại được sự cám dỗ của khoản lãi kếch xù, cô đã đầu tư vào nhiều dự án. Quả thật, một số dự án giai đoạn đầu cũng giúp cô kiếm được một chút tiền. Nếu dừng lại kịp thời thì cô vẫn còn có chút lợi nhuận, nhưng lòng tham của con người đã khiến cô muốn kiếm được nhiều tiền hơn nữa, thế là cô đổ thêm vốn vào đó, cuối cùng vốn liếng mất hết. Như người ta thường nói: “Thả sợi dây dài bắt con cá lớn”, những kẻ lừa đảo sử dụng một chút lợi nhuận làm mồi nhử, mục đích là để rút thêm tiền của bạn.

Câu chuyện thứ ba: Tham danh lợi mất đi tính mạng

Cảnh sát Dương Tằng từng làm tại đồn công an, sau khi Giang Trạch Dân ra lệnh đàn áp Pháp Luân Công, anh ta đã tích cực, hăng hái tham gia bức hại. Anh ta không chỉ đích thân cầm đầu bắt giữ những người tu luyện Pháp Luân Công trong vùng mà còn tra tấn dã man những nữ học viên Pháp Luân Công yếu ớt. Có học viên Pháp Luân Công đã giảng chân tướng cho anh, nói với anh Pháp Luân Công là gì. Bản thân anh cũng hiểu rằng các học viên Pháp Luân Công đều là những người tốt và không phạm tội. Tuy nhiên, anh ta cũng biết rằng nếu mình ra sức thực hiện chính sách đàn áp thì có thể tranh công lĩnh thưởng, thăng quan phát tài. Giữa danh lợi và lương tri anh ta đã chọn danh lợi. Quả đúng như vậy, không bao lâu sau anh ta liền được đề bạt làm giám đốc sở, anh ta lại càng đe dọa, bắt chẹt người nhà học viên Pháp Luân Công, đúng là danh lợi đều đạt được. Nhưng những ngày tháng tốt đẹp không kéo dài. Anh giám đốc này trong một lần nghỉ phép đưa gia đình đi du lịch, trên đường đi gặp tai nạn giao thông, cả nhà gặp nạn, không một ai thoát.

Kể từ khi Pháp Luân Công bị đàn áp bất hợp pháp năm 1999 đến nay, quả thực có rất nhiều nhân viên trong hệ thống công an, tòa án, kiểm sát của Trung Quốc đã tận dụng việc bức hại những người tốt vô tội làm cơ hội thăng tiến trong sự nghiệp của họ, đặc biệt là những nhân viên của hệ thống an ninh nội địa Phòng “610”. Nghe nói đãi ngộ của nhân viên Phòng 610 tốt hơn nhiều so với công chức nói chung. Nhưng được thì phải mất, loại người tham tiền tài, bất nghĩa này đồng thời cũng sẽ mất đi lương tri. Người xưa nói: trời phù hộ người lương thiện. Những người đánh mất lương tri thì cũng đồng thời mất đi sự phù hộ của ông trời, giống như vị cảnh sát Dương tham danh lợi cuối cùng đánh mất sự bình an, mất đi gia đình, mất đi tính mạng, cũng giống như dùng giỏ tre múc nước thì chẳng múc được gì. Theo số liệu các nơi công bố, kể từ năm 1999 đến nay, số người chết, bị thương, bệnh tật và tai nạn trong hệ thống tư pháp và an ninh nội địa là cao nhất hàng năm do họ đã tham gia bức hại Pháp Luân Công. Đây cũng là bằng chứng về thiên lý “thiện ác hữu báo”.

Lời kết

Những ví dụ như lão Trương, cô Ngô hay cảnh sát Dương không phải là ít, những sự việc “tham bát bỏ một mâm” cũng thường xảy ra trong cuộc sống của chúng ta. Người ta thường nói rằng cuộc đời chính là một câu hỏi trắc nghiệm, chọn đúng hay sai hoàn toàn tùy thuộc vào bản thân mình. Bi kịch của ba người này đều do tham lợi ích trước mắt, nguyên nhân nhỏ dẫn đến thất bại lớn, vậy làm thế nào để không chọn sai? Đó chính là phải biết nhìn xa trông rộng, lý trí, trầm tĩnh để cân nhắc lợi hại, hiểu rõ điều gì mới là điều quan trọng nhất thì sẽ không thể chọn sai. Tất nhiên, những người tham bát bỏ mâm thường hay có tâm lý may rủi, chính là điều mà người ta nói “một cái lá che mắt không thấy được núi Thái Sơn” và “không thấy quan tài không nhỏ lệ”. Nếu như lão Trương biết được rằng ăn thực phẩm hỏng sẽ gây tổn hại cho sức khỏe thì ông ta chắc chắn sẽ không ăn. Nếu như cô Ngô biết rằng khoản đầu tư của mình chắc chắn sẽ bị lừa, thì cô ấy sẽ không tham chút tiền lãi nữa. Nếu như giám đốc Dương biết rằng những việc anh ta đã làm sẽ gây ác báo như thế thì anh ta nhất định sẽ không vì truy cầu danh lợi mà làm những điều trái với lương tâm. Chính vì họ nghĩ rằng những hậu quả này “không chắc” sẽ xảy ra, mang tâm lý tin vào vận may chứ “không tin vào vận rủi”, vì vậy mới dám “thử một chút”, “đánh một canh bạc”. Chỉ đáng tiếc có những sự việc đã thử rồi thì không có cơ hội sửa lại nữa, cái giá phải trả cũng thật đau đớn.

Dịch từ: http://www.zhengjian.org/node/249723