Mối nguy hại sâu xa của bán hàng đa cấp và đầu tư tài chính

Tác giả: Thiên Tái Tuyết

[ChanhKien.org] Đặc điểm của bán hàng đa cấp là lôi kéo ngày càng nhiều người hơn tham gia mua một loại sản phẩm nào đó, từ đó phân thành tuyến trên và tuyến dưới. Tuyến trên càng cao thì càng kiếm được nhiều tiền, tuyến dưới chỉ còn cách liên tục lôi kéo thêm người mua sản phẩm hoặc đầu tư tiền mới có thể kiếm được lợi nhuận.

Bán hàng trực tiếp là một cách gọi khác của bán hàng đa cấp. Phương thức bán hàng này không có nghĩa là một nhà máy nào đó sản xuất ra hàng hóa rồi bán trực tiếp cho người mua mà không qua khâu trung gian. Nếu chỉ là công đoạn bán sản phẩm thì không vấn đề gì, vấn đề mấu chốt là cách thức bán sản phẩm. Phương thức bán hàng này cũng nhằm lôi kéo nhiều người hơn tham gia vào thì người bán mới kiếm được nhiều lợi nhuận.

Để đánh lừa mọi người, khiến mọi người cảm thấy đây là một phương thức kinh doanh hợp pháp và hợp lý, rất nhiều người bán hàng đa cấp đã đóng gói sản phẩm chau chuốt, cẩn thận. Người mới tham gia sẽ cho rằng đây là sản phẩm mua bán thông thường, tuy nhiên, khi thấy chỉ một người mua sản phẩm thì không kiếm được nhiều tiền, người kinh doanh liền khuyên bạn nên rủ thêm người. Họ dùng mọi cách để mê hoặc khiến bạn phải tham gia, khơi gợi tâm hám lợi của bạn và cuối cùng khiến bạn muốn thoát ra cũng không được.

Ngoài ra còn có một mô hình bán hàng đa cấp dễ lừa đảo hơn, đầu tiên là cho dùng thử sản phẩm miễn phí, tặng một số sản phẩm, sau đó muốn sử dụng thêm sản phẩm thì phải trả một phần phí. Nếu mua đủ số lượng nào đó thì người mua sẽ được trả lại một phần lợi nhuận. Có vẻ như đây là hình thức ưu đãi của người bán cho khách hàng, trên thực tế đây là một hình thức bán hàng đa cấp trá hình. Để có nhiều người tham gia hơn, nó vẫn dùng lợi nhuận lôi kéo người ta giống như hình thức bán hàng đa cấp.

Tìm mọi mưu kế để lôi kéo người, lừa gạt cả người nhà tham gia, đây là biểu hiện của những kẻ hám lợi, nham hiểm. Có công ty còn nghĩ ra mưu kế độc ác hơn, họ tuyên truyền một số quan niệm khiến những người tham gia sâu vào không chỉ dốc sức kiếm tiền cho họ mà còn bị tẩy não bởi chiêu bài “làm người tốt, giúp nhiều người hơn được hưởng lợi ích”.

Với những người bị lừa, suy nghĩ của họ không thể thoát khỏi tư tưởng “làm người tốt, giúp nhiều người hơn được hưởng lợi ích” mà công ty này đưa ra. Tư tưởng này không chỉ trở thành triết lý kinh doanh của một công ty, có thể nói rằng nó đã trở thành một loại hình tín ngưỡng và tôn giáo. Loại người này khi gặp vấn đề thì cứ bám vào lối tư duy rằng tôi luôn nghĩ cho người khác, công ty đó sao có thể như vậy được.

Loại quan niệm này rất nguy hiểm, nguy hiểm ở chỗ nào? Nên biết rằng con người đều tồn tại vì Đại Pháp. Tất cả mọi thứ xuất hiện bây giờ cũng đều để can nhiễu con người đắc Pháp, nhận thức đúng đắn về Pháp. Khi một sinh mệnh coi quan niệm “làm người tốt của một công ty nào đó” làm tôn chỉ thì làm sao có thể thừa nhận quan niệm của Đại Pháp được? Mà mục đích hàng đầu của những công ty này là lợi ích kinh doanh hoặc để thỏa mãn dục vọng cá nhân. Hơn nữa, do chịu ảnh hưởng của thuyết vô thần của ĐCSTQ, các công ty thông thường không tin vào Thần Phật, nhân quả. Con người đều có Phật tính và ma tính, người thường hiện nay có thể làm mọi thứ vì tiền, rất khó bảo đảm rằng đó là đều là những việc tốt và đúng đắn. Vậy thì tổng hợp các nhân tố này lại để nhìn nhận những công ty đa cấp, những can nhiễu mà nó gây ra do tẩy não người tham gia quả là không khác gì “tà giáo” mà Sư phụ nói đến trong bài giảng thứ 3 của “Chuyển Pháp Luân”.

Một đồng tu mà tôi từng quen biết có biểu hiện như sau, miệng thì nói mình là đệ tử Đại Pháp nhưng cả ngày lại bận bịu với công việc của công ty bán hàng đa cấp, không có thời gian đọc sách và luyện công. Trong khi nói chuyện thì xưng mình là người của công ty nào đó, quan niệm của công ty nào đó như thế như thế, mà không có chút chính niệm chính tín nào của Đại Pháp.

Căn cứ những việc làm và suy nghĩ trên, tôi thấy việc tham gia bán hàng đa cấp chẳng những ảnh hưởng đến vấn đề tiền bạc, thời gian và sinh lực của chúng ta mà còn ảnh hưởng đến quan niệm làm người và can nhiễu đến việc chúng sinh được đắc Pháp. Tham gia vào các công ty đa cấp này chính là góp phần làm cho nó phát triển, toàn bộ sự an bài của cựu thế lực tà ác đối với sự việc này đã gây phá hoại to lớn nhường nào, đương nhiên cũng có một phần trách nhiệm của chúng ta. Nếu như vì sự tham gia của chúng ta khiến một số người lẽ ra có thể hiểu chân tướng, thậm chí đắc Pháp thì lại rơi vào nguy cơ nợ nần, bận rộn với việc lôi kéo mọi người, bị tư tưởng tẩy não mạnh mẽ chiếm lĩnh hoàn toàn, chúng ta không cách nào bù đắp được tổn thất đó và tội lỗi mà chúng ta gây ra quả thật quá lớn.

Đối với việc đầu tư tài chính, kỳ thực nó hoàn toàn giống với đầu cơ cổ phiếu và mua xổ số. Ngay cả khi trúng được một số tiền thì cũng thuộc về “tài sản bất chính”. Thậm chí có người còn đem toàn bộ tiền bạc tích cóp cả đời của mình ném vào cổ phiếu và chứng khoán, khi cuối cùng xôi hỏng bỏng không thì có người thậm chí còn nhảy lầu tự sát. Tiền mà chúng ta kiếm được có thể có cả mồ hôi nước mắt của những người đã nhảy lầu ấy, tiền đó nên tiêu thế nào đây?

Đầu tư tài chính và giao dịch chứng khoán đều lấy lợi nhuận cao làm mồi nhử khiến nhiều nhà đầu tư mắc câu. Lúc bắt đầu nhà đầu tư có thể có một khoản lãi nhỏ, khi tiền của toàn bộ sàn chứng khoán được tích lũy đến một mức nhất định, ông chủ sàn nếu không bỏ trốn thì cũng bị chính quyền địa phương niêm phong. Tất cả tiền của các nhà đầu tư về cơ bản không thu lại được.

Các sản phẩm đầu tư tài chính ngày nay vô cùng phong phú, nhưng bản chất vẫn giống nhau, thông thường lợi tức thu được mỗi năm từ 10%, 15% thậm chí lên đến 20%. Đầu tư càng lớn thì tất nhiên lợi tức càng nhiều, nếu lôi kéo được thêm người thì lợi nhuận sẽ càng nhiều hơn.

Về cơ bản, các chủ doanh nghiệp đều hứa hẹn với các nhà đầu tư như vậy. Đồng thời để xóa bỏ nghi ngờ của các nhà đầu tư, các chủ doanh nghiệp đã đưa ra rất nhiều danh mục dự án đầu tư được doanh nghiệp trung ương hoặc chính phủ hậu thuẫn, có quản lý và kiểm soát quỹ của bên thứ ba, thậm chí có các quan chức địa phương cho đến cả phương tiện truyền thông quốc gia bảo chứng. Những doanh nghiệp này còn xuất hiện dưới diện mạo của một số công ty bình thường hoặc tổ chức phúc lợi xã hội như chăn nuôi, dưỡng lão, bán thuốc, v.v.

Trên thực tế, trong quá trình hoạt động, những doanh nghiệp này căn bản không minh bạch và không thể giám sát được. Rất nhiều vấn đề sau đó được phơi bày đều cho thấy  ngay cả khi chủ doanh nghiệp tuyên bố có bao nhiêu dự án đầu tư, kỳ thực đều là giả mạo. Ezubao (một chương trình cho vay ngang hàng có trụ sở tại tỉnh An Huy, Trung Quốc) chính là một ví dụ. Hơn nữa, có rất nhiều doanh nghiệp đều đang “đầu tư” thông qua mạng internet, cụ thể cách vận hành thế nào, nhà đầu tư thông thường không thể biết và kiểm soát được, những khoản đầu tư này đều trở thành “món nợ lương tâm”. Hơn nữa, những người này đều là những người tham lam, lòng dạ đen tối, và rất dễ bị tà ác thao túng, bao gồm các nhà đầu tư và các chủ sàn giao dịch.

Khi rất nhiều nhà đầu tư đồng loạt đổ xô vào, trong thời gian ngắn không ít nhà đầu tư quả thực có thể kiếm được một chút lợi, (lúc đó, lợi nhuận của nhà đầu tư cũ kỳ thực được lấy từ tiền vốn của nhà đầu tư mới hoặc tiền vốn của khoản đầu tư bổ sung, rất giống với mô hình bán hàng đa cấp). Nhưng không lâu sau, chủ doanh nghiệp bất ngờ tuyên bố rằng dòng vốn đã bị vỡ hoặc liên quan đến việc góp vốn bất hợp pháp hoặc ông chủ sàn giao dịch đã bỏ trốn, sàn giao dịch và tài khoản bị phong tỏa. Những người trước đây cam kết rằng khoản đầu tư được bảo đảm ra sao bây giờ đều biến mất hết. Các phương tiện truyền thông hoàn toàn im lặng, các cơ quan bộ ngành chính phủ bắt đầu đùn đẩy trách nhiệm, rất nhiều người lao vào con đường khó khăn để bảo vệ quyền lợi thì liên tục bị áp chế. Có người thậm chí nhảy lầu tự tử. Những ví dụ như vậy có rất nhiều ở Trung Quốc đại lục.

Trên thực tế, những công ty đầu tư tài chính và kinh doanh đa cấp này đều có quan hệ lợi ích lớn với chính phủ Trung Quốc. Nói thẳng ra, đó chính là cái bẫy hùn vốn trong dân để quay vòng tiền của người dân.

Sự việc này cũng là do cựu thế lực tà ác lợi dụng lòng tham của những người không muốn làm mà muốn hưởng, can nhiễu đến chính tín chính niệm của con người đối với Đại Pháp, can nhiễu đến quan niệm thành tín của con người. Thử tưởng tượng xem một số người lẽ ra rất dễ minh bạch chân tướng thậm chí đắc Pháp, đột nhiên có được một khoản tiền lớn, dưới sự lôi kéo của lòng tham và những ham muốn khác, họ sẽ trở thành thế nào? Điều này thật khó đoán trước. Nếu sau khi toàn bộ tiền bị lừa sạch do đầu tư tài chính, anh ta sẽ bị dày vò làm thế nào để lấy lại tiền, thậm chí đi lừa tiền của người khác, vậy thì anh ta làm gì còn tâm trí để hiểu chân tướng và đắc Pháp nữa? Nếu là người tu luyện làm những việc này thì sẽ bị can nhiễu đến mức không còn tâm trí tu luyện nữa.

Cũng giống như các công ty kinh doanh đa cấp đã đề cập ở trên, chỉ cần chúng ta tham gia vào các mô hình kinh doanh này, cho dù kiếm được tiền hay mất tiền đều không phải là mối nguy hại lớn nhất, nguy hại lớn nhất là chúng ta bị can nhiễu đến mức không còn tâm trí tu luyện. Đối với con người thế gian, chúng can nhiễu làm cho họ không còn tâm trí lắng nghe chân tướng và đắc Pháp, từ đó mất đi cơ duyên vạn cổ được đắc cứu này. Đây cũng là điều khủng khiếp nhất. Nếu người tu luyện tham gia vào việc này, không chỉ không duy trì được trạng thái tu luyện của mình, mà còn gián tiếp can nhiễu chúng sinh nghe chân tướng và đắc Pháp. Đó là tội nghiêm trọng! Không cách nào hoàn trả nữa rồi!

Nói về đầu tư tài chính, chúng ta không thể không nói rằng trong nội bộ các đệ tử Đại Pháp còn xuất hiện một xu thế không lành mạnh khác: rất nhiều người có một số tiền hoặc một nền tảng tài chính nhất định, luôn sẵn sàng tìm những người trong hệ thống ĐCSTQ và thậm chí là những nhà lãnh đạo cao cấp của ĐCSTQ để đầu tư và làm các dự án. Nhìn bề ngoài có vẻ đây là một cơ hội để giảng chân tướng, nhưng làm như vậy rủi ro rất lớn. Bởi vì trước tiên họ là người thường mà họ lại là người thường trong hệ thống ĐCSTQ, đầu tư hay làm dự án đều là hình thức “hợp tác”, nếu họ bị can nhiễu thì khoản đầu tư của chúng ta bất cứ lúc nào cũng sẽ gặp rủi ro.

Hơn nữa người trong nội bộ ĐCSTQ luôn đấu đá, lừa gạt lẫn nhau. Việc “giảng chân tướng” dưới danh nghĩa hợp tác đầu tư và làm dự án bản thân nó chính là hữu cầu và bất thuần. Chính niệm của chúng sinh không thể mua được bằng cách đầu tư hàng triệu triệu đô la cho họ! Nếu như trên bề mặt họ chấp nhận lời nói của chúng ta, nhưng trên thực tế họ lấy tiền của chúng ta chiếm làm của riêng họ, vậy thì họ chẳng phải đã làm một việc rất xấu xa hay sao! Mà việc xấu này lại là do bản thân chúng ta không lý trí, vậy thì chúng ta cũng có tội!

Còn có nhiều người cảm thấy rằng dùng danh nghĩa “đệ tử Đại Pháp” để làm ăn với những người trong hệ thống ĐCSTQ hoặc thậm chí những người ở cấp tỉnh và trung ương cũng không vấn đề gì, họ đang lôi kéo các đồng tu giàu có khắp nơi đầu tư vào cái gọi là dự án quốc gia. Đây là một hành động rất không lý trí. Hãy suy nghĩ, từ cấp cao đến cấp thấp trong ĐCSTQ đều biết rằng ai đang qua lại với những ông lớn này, tại sao họ không động đến anh ta? Đó chính là vấn đề. Có phải tà ác đang thả dây câu dài để có thêm nhiều đồng tu giàu có cắn câu, lấy cớ để moi tiền của họ chăng?

Trong 20 năm qua, ĐCSTQ đã tìm mọi cách hủy hoại hoàn toàn Đại Pháp trong xã hội và không cho các đệ tử Đại Pháp một tấc đất cắm dùi! Chúng ta cần phải thấy rõ bộ mặt thật của ĐCSTQ, bất cứ lúc nào cũng không được tạo một chút cơ hội nào cho tà đảng và nhân viên của nó.

Huống hồ hiện nay ở Trung Quốc đại lục, người dân không có nhân quyền và sự bảo đảm tư pháp, đặc biệt là các đệ tử Đại Pháp. Nếu họ muốn tịch thu tiền của ai đó, chỉ cần bạn nói rằng bạn là đệ tử Đại Pháp, tiền của bạn có thể bị các quan chức vô đạo đức tịch thu mất. Trong tình huống hiểm ác này, tôi hy vọng rằng tất cả chúng ta có thể xem xét vấn đề một cách lý trí và không để cuộc bức hại kinh tế muôn hình vạn trạng đó ảnh hưởng đến chúng ta! Hãy làm tốt mọi việc chúng ta nên làm.

Trên đây là thể ngộ cá nhân của bản thân viết ra để các đồng tu tham khảo. 

Dịch từ: http://www.zhengjian.org/node/249909