So sánh văn nhân thời xưa với văn nhân thời nay

[ChanhKien.org] Văn nhân, dân chúng gọi là người trí thức, là những người có học vấn, từng đọc sách thánh hiền, thông hiểu đạo lý, nên được mọi người tôn kính. Văn nhân có vai trò gì? Người xưa đã tổng kết như sau: “Đặt tâm vào trời đất, đặt sinh mệnh vào cuộc sống của nhân dân, kế tục học vấn của thánh nhân, mở ra cuộc sống thái bình cho vạn thế hệ sau”. Họ được đánh giá rất cao và là trụ cột của quốc gia, là tấm gương đạo đức cho mọi người. Nhưng người Trung Quốc đại lục ngày nay lại không còn chút kính trọng nào đối với người trí thức, thậm chí là khinh bỉ, vì sao như vậy?

Chúng ta hãy so sánh văn nhân thời xưa và văn nhân thời nay để hiểu được điều này.

Vị quan tốt đem bổng lộc phân phát cho người dân

Có một người tên là Công Tôn Cảnh Mậu làm quan thời Nam Bắc triều và triều Tùy. Trong cuộc chiến tranh bình định Nam Tống, một số binh lính bị bệnh trên đường đi, Cảnh Mậu dùng bổng lộc của mình để mua cháo và thuốc chữa bệnh cho họ, sau nhiều lần cứu giúp, số người được cứu sống lên đến hàng nghìn người.

Một lần, Cảnh Mậu vì mắc bệnh phải từ chức, người trong quan phủ và dân chúng khóc lóc không muốn ông rời đi.

Sau đó, Cảnh Mậu nhậm chức Tiết sứ Đạo Châu. Ông đem hết bổng lộc đi mua trâu, nghé, lợn, gà phân phát cho những người mẹ góa con côi, người nghèo khó, những người không đủ khả năng lo cho cuộc sống của mình. Ông thích cưỡi ngựa một mình, quan sát cuộc sống của người dân, đích thân vào thăm nhà của người dân, xem xét tài sản của người dân có đầy đủ hay không. Có người làm việc tốt, ông sẽ biểu dương tán thưởng ngay trên công đường; nếu có người làm quá nhiều điều xấu, ông sẽ dạy bảo, uốn nắn riêng chứ không công bố những việc làm sai của họ, cho họ cơ hội sửa chữa. Vì thế, người dân đều trọng lễ nghĩa, nhường nhịn, giúp đỡ lẫn nhau. Khi làm ruộng, nam giới trong thôn đều giúp đỡ người khác cày ruộng; khi dệt vải, phụ nữ đều giúp đỡ người khác dệt chứ không chỉ dệt vải của mình, hiện tượng “mọi người đều chỉ quét tuyết trước cửa nhà mình, mặc kệ tuyết trên mái nhà khác” đã không còn tồn tại. Những thôn lớn có trên 100 nhà đều coi nhau như một gia đình, đều quan tâm việc của người khác như việc của nhà mình.

Ngày Cảnh Mậu qua đời, hàng nghìn người dân và quan lại Đạo Châu đã đến đưa tiễn ông. Những người không kịp đến tham gia tang lễ đều đau buồn thương tiếc ông.

Quan lấy tiền của mình nộp thuế thay cho dân

Mâu Toại thời nhà Thanh, vào năm Khang Hy thứ 17 nhận chức huyện lệnh huyện Nghi Thủy, Sơn Đông. Lúc đó vùng Sơn Đông xảy ra nạn đói, triều đình chuẩn bị mua lúa gạo từ Tế Nam sang phát chẩn cứu đói.

Vì đường xa, thời gian đi lại mất nhiều ngày, hơn nữa phí vận chuyển lớn, điều kiện không thuận tiện, nên Mâu Toại đã thỉnh cầu cho phép cấp bạc trắng cho người dân để họ tự đi mua lương thực. Quan sử phụ trách cho rằng làm như vậy là không tuân chỉ thánh lệnh của vua nên không nghe theo. Mâu Toại cố gắng giải thích rằng việc tuân lệnh thánh chỉ cần phải phù hợp với từng hoàn cảnh, ông nhanh chóng soạn tấu chương bẩm báo lên trên và được phê chuẩn. Lúc phát cho dân thì tiền trong kho của phủ quan không đủ, Mâu Toại liền bỏ tiền của ông ra để cứu tế cho dân. Nạn đói qua đi, rất nhiều người dân thoát khỏi chết đói, Mâu Toại còn bỏ tiền riêng của ông để nộp thuế thay người dân. Ông mua trâu, hạt giống, gọi những người dân tha hương trở về, giúp họ khôi phục cuộc sống.

Năm Khang Hy thứ 34, Mâu Toại nhậm chức huyện lệnh Định Hải, tỉnh Triết Giang. Vì nước biển mặn không uống được, ông đã cho xây dựng đê ngăn nước mặn và dự trữ nước ngọt. Đất Định Hải thổ nhưỡng cằn cỗi, người dân nghèo khó, không thể giao nộp thuế đúng thời hạn, thường phải nộp thuế trễ hạn, Mâu Toại liền thay người dân nộp thuế lên trên trước, sau khi thu hoạch vụ thu mới thu lại thuế từ người dân.

Huyện này trước đây có nguồn thu thuế từ ngư dân đánh cá, sau đó vùng đánh cá bị chiếm, ngư dân khốn khổ về nộp thuế, Mâu Toại đã bẩm tấu lên trên thỉnh cầu miễn thuế cho ngư dân.

Đồ dùng thiết yếu hàng ngày của người dân phần lớn đều dựa vào nguồn hàng mua từ các thành thị xung quanh được vận chuyển bằng đường biển, phải qua các trạm thu phí rất cao, Mâu Toại đã thỉnh cầu cấm vĩnh viễn các trạm thu phí này, lập bia đá ở cửa khẩu làm chứng.

Trong tâm người dân đều có thể đo lường, đánh giá, dân mến quan, quan yêu dân. Đối với những vị quan tốt, thanh liêm, người dân luôn kính yêu, ủng hộ ông từ tận đáy lòng. Trong các sách cổ có ghi chép rất nhiều câu chuyện về những vị quan tốt yêu dân như con, đồng thời cũng có ghi chép rất nhiều câu chuyện về người dân yêu mến quan.

Năm Khang Hy thứ 23, có một một vị quan tốt là Tổ Tiến Triều, vì sơ suất trong giám sát mà bị giáng chức và điều đi nơi khác, nhưng người dân đều thỉnh cầu cho ông giữ lại chức, nhờ sự khoan dung của hoàng đế Khang Hy, Tổ Tiến Triều được phục chức. Sau khi Tổ Tiến Triều cáo lão về quê, người dân vẫn còn nhắc tới ông suốt một thời gian dài.

Tống Tất Đạt triều Thanh, khi tại chức đã làm rất nhiều việc tốt cho người dân, vì làm việc tốt có lợi cho dân nhưng lại không đúng ý chỉ triều đình nên bị xử tội và bãi chức quan, người dân Ninh Đô đều buồn khóc đưa tiễn ông, những lễ vật người dân mang tặng ông đều từ chối không nhận. Sau khi Tống Tất Đạt bị bãi quan, ông đi theo con đường nhỏ xuống Nam Xương, trên đường đi bị đạo tặc bắt cóc, ép ông phải đầu hàng, ông không khuất phục nên bị giam giữ 7 ngày. Nửa đêm có khoảng hơn 10 người tay cầm binh khí, trèo tường vào nói: “Tống Gia ở đâu? Chúng tôi đều là người dân ở Ninh Đô”. Rồi họ cõng Tống Tất Đạt đi, Tống Tất Đạt đã thoát nạn vô sự. Tống Tất Đạt nghĩ cho người dân nhiều như vậy, nên dân chúng cũng không tiếc sinh mệnh để cứu ông. Sau khi Tống Tất Đạt qua đời, người dân Ninh Đô hàng năm đều cúng bái, tưởng nhớ đến ông.

Thang Gia Tương triều Thanh là người Sơn Tây. Năm Thuận Trị thứ 8, ông nhận chức huyện lệnh Thường Thục. Giang Nam mất mùa, thất thu mấy triệu tiền thuế ruộng đất, triều đình hạ lệnh nghiêm khắc bãi chức những quan nào không thu đủ thuế. Thang Gia Tương bị liên lụy mất chức. Người dân lập tức tranh nhau nộp thuế thóc, không quá một đêm, định mức thuế ruộng đất đã nộp đủ. Đồng thời người dân cũng bẩm báo lên triều đình thẩm tra lại vụ việc, thỉnh cầu cho phép Thang Gia Tương được giữ chức và không được bắt huyện lệnh họ Thang.

Ở Trung Quốc đại lục ngày nay, quan tốt quả là hiếm thấy. Quan thời xưa phạm tội, người dân lập tức tranh nhau nộp thuế thóc và cùng nhau bảo vệ cho quan; còn quan tham của ĐCSTQ phạm tội thì người dân vỗ tay sung sướng. Quan tham của ĐCSTQ bị bắt thì người dân còn vui mừng hả hê, câu chuyện quan chức cao cấp bị bắt trở thành chuyện mua vui bên bàn ăn, tiệc trà, muốn người dân không tiếc sinh mệnh giúp đỡ những quan tham bị bắt là điều không thể. Quan tham của ĐCSTQ ai mà không có bằng cấp cao? Tự cho rằng học thức cao, nhưng toàn làm những việc cướp gà trộm chó, ăn chơi đàn đúm, tham ô nhận hối lộ làm hại dân, quan chức ĐCSTQ ngày nay từ lớn đến nhỏ đều lần lượt bị bắt, người dân đều thờ ơ, lạnh nhạt, coi xem ai sẽ bị quả báo tiếp theo.

Vì sao văn nhân thời xưa và văn nhân thời nay lại khác nhau đến vậy? Vì sao họ lại đánh mất vị thế trong lòng người dân như thế?

Văn hóa cổ đại là văn hóa Thần truyền, trong các sách văn hóa cổ tràn ngập lòng tôn kính trời đất, thiên lý thiện ác hữu bảo. Đọc những sách thánh hiền như vậy, trong tâm con người sẽ tràn đầy lòng kính ngưỡng với Thần Phật, trời đất, chú trọng tu tâm dưỡng tính, quan tâm đến đời sống nhân dân, có tiêu chuẩn rõ ràng về thiện ác, đúng sai, đó chính là thiên lý. Văn nhân thời xưa chỉ cần có lợi cho dân, phù hợp với thiên lý và nhân tính, thì dù đối mặt với uy quyền của hoàng đế hay tính mạng bị uy hiếp cũng phản kháng lại, họ kiên trì với quan niệm đúng đắn của mình, vì thế có câu rằng người xưa “văn tử gián, võ tử chiến” (văn sỹ dám chết vì can gián, võ sỹ dám chết vì chiến đấu). Các văn nhân, quan chức ĐCSTQ ngày nay có thể làm được như vậy không?

Lô Khắc Trung thời nhà Kim, vì có công thảo phạt Bắc Tống nên được nhậm chức Thứ sử và Tiết độ sứ. Có mấy binh lính của Tuy Đức châu đi ngang qua thành Phu, xin tá túc nhà người dân. Nửa đêm có kẻ trộm lẻn vào nhà chủ trộm đồ. Quan địa phương bắt được những binh lính xin tác túc, tống vào nhà lao, tra tấn, hãm hại và kết án. Lô Khắc Trung biết được nỗi oan của họ, quyết không ký tên lên bản án. Không lâu sau, kẻ trộm thực sự đã bị bắt. Những binh lính tá túc được phán vô tội và thả tự do.

Học viên Pháp Luân công bị vu oan, bị kết án oan, quan chức ĐCSTQ các cấp đặc biệt là bộ công an, viện kiểm soát, tòa án đều biết rõ điều này. Nhưng trước uy quyền và áp lực của phòng 610 và ủy ban tư pháp, các thẩm phán của ĐCSTQ có mấy người dám đứng ra xả thân vì chính nghĩa, có mấy người dám từ chối ký tên lên bản án, thậm chí là từ chối mở phiên tòa?

Đối chiếu, so sánh có thể thấy được văn hóa đảng đã đầu độc con người nặng đến mức nào. Tại sao ĐCSTQ phải thông qua các cuộc vận động để tàn sát, giết hại bao người dân lương thiện? Vì sao phải phản cánh hữu, bức hại thành phần trí thức? Vì sao phải dốc sức phá hủy văn hóa truyền thống? Vì ĐCSTQ không muốn dưới chế độ độc tài của nó lại xuất hiện những quan thanh liêm, quan tốt, xuất hiện những người trí thức dũng cảm, kiên trì chân lý, không muốn trong tâm người dân có sự lương thiện, nó căn bản không muốn xã hội có người tốt. Nó mong muốn mỗi người đều là ma quỷ, đều làm việc xấu, nó muốn trên mặt đất tràn ngập máu tanh, bản chất ma quỷ và tà linh của ĐCSTQ đã bộc lộ rõ, hủy diệt nhân loại mới là mục đích thực sự của nó khi đến thế gian này. Vì thế ĐCSTQ sợ có nhiều người tốt. Thế giới cần Chân-Thiện-Nhẫn, duy chỉ có ĐCSTQ sợ Chân-Thiện-Nhẫn. Đài Loan nơi có chung nguồn gốc với Trung Quốc lại coi việc mở rộng Chân-Thiện-Nhẫn là sự nghiệp công ích to lớn, họ mong muốn người tốt sống theo Chân-Thiện-Nhẫn để ngày càng tốt hơn, nhưng ĐCSTQ đến nay vẫn dùng các thủ đoạn lừa dối, bạo lực để bức hại các học viên Pháp Luân Công, dùng Giả-Ác-Đấu để chống lại Chân-Thiện-Nhẫn, nó vẫn đang lừa dối và đầu độc dân chúng.

Văn nhân Trung Quốc bị tẩy não trong văn hóa đảng đã trở thành tay sai của ĐCSTQ, trở thành đồng lõa của ĐCSTQ. Khói bụi nghiêm trọng đã uy hiếp đến tính mạng và sức khỏe của con người, có chuyên gia nói rằng: Nguyên nhân của khói bụi ở Bắc Kinh là do có quá nhiều xe đạp; nguyên nhân của tình trạng khói bụi nghiêm trọng của chúng ta là mái nhà, mặt đường và lan can quá dày. Khi bị cáo buộc về quá khứ gian dối của ĐCSTQ, chủ nhiệm phòng nghiên cứu lịch sử đảng của trường đảng Trung ương đã nói: Đi theo đảng cộng sản, không giả tạo thì sống làm sao được? Đoàn nghệ thuật Thần Vận với sứ mệnh khôi phục văn hóa truyền thống tinh khiết thuần thiện thuần mỹ, nhưng lại bị ĐCSTQ dùng những văn nhân đăng lời nói xấu, bôi nhọ Thần Vận trên mạng internet, mục đích là ngăn cản mọi người đến xem biểu diễn Thần Vận, ngăn cản mọi người tìm hiểu văn hóa truyền thống chân chính.

Sự trượt dốc và biến chất của giới văn nhân xuất phát từ bản chất tà giáo và bản tính lưu manh của ĐCSTQ. Nếu ĐCSTQ không suy vong thì văn hóa truyền thống sẽ không thể phục hưng, văn nhân của Trung Quốc đại lục sẽ như không có xương sống, nghĩa là không thể gánh được trọng trách khôi phục văn hóa truyền thống 5000 năm huy hoàng của dân tộc Trung Hoa. Đây chính là lúc nhận thức rõ bản chất của ĐCSTQ, rời xa ĐCSTQ, thay đổi sự đối lập giữa quan và dân, trở về với sự hài hòa, thiên nhân hợp nhất.

Dịch từ: http://big5.zhengjian.org/node/156323