Mục đích ĐCSTQ trộm dùng văn hóa “thề” truyền thống

Tác giả: Sơ Trung

[ChanhKien.org] Một ngày nọ, một học viên Pháp Luân Công nhận được một cuộc điện thoại trong giờ làm, nói rằng có việc quan trọng cần cô đến ngay. Nghĩ rằng chị gái của người bạn này chắc hẳn đã gặp chuyện rất phiền phức, cô liền xin cơ quan nghỉ phép rồi lái xe điện đến. Vào đến nhà thì nhìn thấy chị của người bạn đang cầm cuốn “Kinh Thánh”, chỉ vào hai chữ “ấn thú” trong “Khải Huyền” nói: “Chị sống trong giáo đường tám năm, không ra ngoài, chỉ chuyên tâm nghiên cứu “Kinh Thánh”, vậy mà mãi không hiểu rõ ‘ấn thú’ này có ý nghĩa gì”.

Học viên Pháp Luân Công kiên trì giải thích cho chị ấy về nguồn gốc của “ấn thú”. Đây là một giao ước mà con người trong vô tri đã ký kết bán thân cho ĐCSTQ. Khi ĐCSTQ dùng những lời dối trá lừa gạt con người gia nhập đội, đoàn, đảng, mỗi lần gia nhập đều tổ chức nghi thức rất long trọng, người ta phải giơ nắm tay hướng về lá cờ đảng, cờ đội của ĐCSTQ mà tuyên thệ, nguyện cống hiến sinh mệnh cho nó. Những người đã tuyên thệ đều bị tà linh ĐCSTQ khắc lên thân một dấu ấn, dấu ấn này được Thần Phật xem như “ấn thú”, bởi vì những sinh mệnh này đã bị tà linh ĐCSTQ quản, sau khi chết sẽ cùng về một hội với tà linh ĐCSTQ. Con người muốn được lên thiên đàng, nhưng mang theo “ấn thú” này thì Thần Phật sao có thể tiếp nhận họ được? Hơn nữa, tà linh ĐCSTQ cũng sẽ không buông tha cho họ. “Ấn thú” này là chiếc vòng kim cô để trói buộc những người bị đóng dấu. Con người muốn thoát khỏi nó, xóa đi ấn thú, thì chỉ có cách tuyên bố công khai thoái xuất trên trang web thoái đảng của Đại Kỷ Nguyên, như thế những sinh mệnh này mới có thể được Thần Phật thừa nhận. Chị của người bạn này lập tức đồng ý tuyên bố thoái khỏi các tổ chức đoàn, đội mà cô từng gia nhập. Bản thân cô cũng thừa nhận mình lập tức cảm thấy thân thể nhẹ nhàng hơn, cảm thấy niềm vui sướng của tinh thần và thân thể sau khi sinh mệnh được đắc cứu.

Văn hóa truyền thống 5000 năm của Trung Hoa cũng có nói về lời thề, nhưng không nghe nói đến việc người ta sẽ bị đóng dấu ấn lên người sau khi thề. Vì sao lời thề với ĐCSTQ lại bị đóng dấu “ấn thú” lên người?

Lời thề bắt nguồn từ nghi thức cúng tế, có quan hệ với tín ngưỡng Thần linh thiên địa. Trong thời cổ đại xa xưa, chỉ trong hoàn cảnh vô cùng trang trọng như cúng tế, xuất chinh … mới có thể “tuyên bố lời thề”. Mục đích của lời thề chính là thể hiện lòng quyết tâm tuân thủ giới luật, phép tắc trước Thần linh. Trong những bài cáo văn được lưu truyền lại như “Thang Thệ”, “Thái Thệ”, “Tần Thệ” v.v., đều có những lời thề trong hoàn cảnh vô cùng trang nghiêm. Những lời thề này đều có một bối cảnh chung, đó là thảo phạt hôn quân vô đạo, dạy con người hướng thiện. Như “Thang Thệ”, được viết trong bối cảnh Thương Thang thảo phạt bạo chúa Hạ Kiệt; “Thái Thệ” được viết trong hội nghị của Chu Vũ Vương và chư hầu các nơi, xuất hiện trong bối cảnh Chu diệt bạo vương Thương Trụ; “Tần Thệ” lại là lời thề của Tần Mục Công vì răn dạy quần thần phải kiềm chế bản thân và yêu thương dân chúng mà viết nên.

Từ đó có thể thấy, văn hóa “thề” của Trung Hoa có một đặc điểm là diễn ra trong bối cảnh trang trọng, vì mục tiêu chính nghĩa, quyết không nuốt lời. Vì thế cổ nhân vô cùng thận trọng, rất tôn kính và khiêm nhường khi tuyên bố lời thề. Chính vì nguyên nhân đó, người dân cũng rất coi trọng lời thề, không tùy tiện nói lời thệ. Bởi vì một khi lời thề thốt ra, trời đất quỷ thần đều chứng giám, nếu thái độ, lời nói, hành vi không đứng đắn thì nhất định sẽ dẫn đến tai họa khôn lường, nếu nuốt lời thề thì tai họa e rằng sẽ càng nghiêm trọng hơn.

Chắc hẳn rất nhiều người đều biết câu chuyện về lời thề của Tần Quỳnh và La Thành, câu chuyện được trích từ “Tùy Đường diễn nghĩa” và “Hưng Đường truyền”. Tần Quỳnh và La Thành là anh em họ. Khi Tần Quỳnh phạm tội bị đày đến La Nghệ sung quân, hai người vừa gặp mặt mà như đã thân quen, họ ngưỡng mộ võ công tuyệt nghệ của nhau, bèn cùng ước định sẽ truyền võ nghệ lại cho nhau. Để đề phòng người kia giữ lại không truyền hết bí quyết võ nghệ, trước khi truyền võ công, họ đều tuyên bố lời thề. Lời thề của Tần Quỳnh là: “Nếu có nửa điểm giấu diếm, tất sẽ thổ huyết mà chết!” còn lời thề của La Thành là: “Nếu có nửa điểm giấu diếm, tất sẽ bị tên lạc bắn vào người mà chết!” Kết quả là lúc thực sự truyền tuyệt chiêu gia truyền, họ đều giữ lại một đòn, Tần Quỳnh giữ lại “đòn sát thủ”, La Thành giữ lại “hồi mã thương”. Vì đã thề mà không hoàn toàn thực hiện đúng, thế nên trong một lần chiến đấu, La Thành bị tên lạc bắn chết. Trong “Bệ nhân quý chinh đông”, Tần Quỳnh đang mắc bệnh nặng vẫn tranh đoạt ấn soái lĩnh binh, trong cuộc tỉ thí nâng sư tử đá, Tần Quỳnh bị thổ huyết, sau đó không lâu thì chết. Lời thề của họ đã ứng nghiệm.

Lời thề vốn không thể coi nhẹ như vậy, vì sao ĐCSTQ cũng yêu cầu mọi người thề, hơn nữa là lời thề độc hiến dâng sinh mệnh? Bởi vì ĐCSTQ đã trộm dùng sự trang trọng và thần thánh của lời thề trong văn hóa truyền thống để đạt được mục đích hủy diệt nhân loại.

Người xưa nói lời thề trên cơ sở kính thiên tín Thần, tin rằng “trên đầu ba thước có Thần linh”, lời thề có Thần chứng giám, phù hợp với thiên ý, phù hợp với lòng dân, hướng tới chính nghĩa, vì thế mà mọi người đều đặc biệt xem trọng và đối đãi nghiêm túc. Còn lời thề của ĐCSTQ được kiến lập trên cơ sở phủ nhận Thần Phật, dựa trên cơ sở văn hóa đảng đấu với trời, đấu với đất, vậy thì lời thề tuyên bố ra cho ai chứng giám? Chính là tà linh ĐCSTQ, là ma quỷ, là quỷ Sa-tăng được nói đến trong “Kinh Thánh”. Hơn nữa nội dung lời thề là phản trời đất, Thần Phật, đặt đảng tính tà ác cao hơn nhân tính, cao hơn cả Thần Phật, hơn nữa còn muốn người ta hiến dâng sinh mệnh cho tà linh ĐCSTQ.

Người xưa có lúc vì muốn gia tăng sức nặng của “lời thề”, còn thay đổi hình thức “thề” bằng cắt lá bẻ cành thành tế “súc vật” để “thề”. Ví dụ thời Hán có Lưu Bang và quần thần tế bạch mã “minh thệ” rằng “Phi lưu thị nhi vương, thiên hạ công kích chi” (chỉ có nhà Lưu được làm vua) và nhà Mãn Thanh những năm đầu đã cùng những quý tộc Mông Cổ tế trâu trắng để “minh thệ”. Theo chuyên gia về văn tự cổ Trung Quốc giải thích về chữ minh [盟] (nghĩa là lời thề), dưới chữ minh là chữ mãnh [皿] (đồ đựng), chính là dụng cụ hứng máu khi hai bên tế súc vật để lập “lời thề”, vì vậy hai chữ “minh” [盟] và chữ “thệ” [誓] có quan hệ với nhau, cũng chính từ đó mà có thành ngữ uống máu ăn thề.

Tà linh ĐCSTQ không cắt lá bẻ cành, cũng không tế “súc vật” để “thề”, mà bắt người sống hiến dâng sinh mệnh của mình làm đồ cúng tế, chẳng phải con người trong vô tri mà ký kết giao ước bán thân với ĐCSTQ sao? Hơn nữa người ta chỉ được gia nhập đảng mà không được ra khỏi đảng, đó là sự trói buộc trắng trợn. Trong mắt của Thần Phật, đây chính là “ấn thú”.

Vì thế, tà đảng đã phá hủy văn hóa truyền thống, nhưng lại trộm dùng hình thức biểu hiện của văn hóa “thề” trong truyền thống Trung Hoa, khiến người Trung Quốc trong vô tri mà ký cam kết bán thân cho tà linh ĐCSTQ, từ đó đạt được mục đích hủy diệt nhân loại.

Những người đã từng đọc “Cửu bình đảng cộng sản” đều biết rõ rằng ĐCSTQ là u linh đến từ phương Tây, là đảng ma quỷ, là hình thức tổ chức của tà linh ĐCSTQ ở thế gian, mục đích của nó là hủy diệt nhân loại, và việc trộm dùng lời thề là một trong những phương thức hủy diệt nhân loại đó.

Suy nghĩ kỹ sẽ phát hiện ĐCSTQ không chỉ trộm dùng lời thề, mà còn trộm dùng rất nhiều thứ trong văn hóa truyền thống 5000 năm của Trung Hoa, thay đổi nội hàm thành thứ để tà linh ĐCSTQ sử dụng. Ví dụ lợi dụng tâm lý kính trời tín Thần của người Trung Quốc, ĐCSTQ đã phủ định Thần Phật, trời đất, nhưng lại đặt bản thân nó cao hơn Thần Phật trời đất. Trong hiến pháp Trung Quốc, nó đã đặt mình ở vị trí thần thánh bất khả xâm phạm, không những vậy, nó còn tuyên truyền tâng bốc bản thân là vĩnh viễn “vĩ đại, quang vinh, chính xác”. Nó lợi dụng đặc điểm văn hóa “Hiếu” truyền thống, thông qua việc tuyên truyền lừa dối ngày này qua ngày khác, năm này qua năm khác, cộng thêm các cuộc vận động chính trị đầy bạo lực và sự lũng đoạn tài nguyên, người Trung Quốc thực sự coi “đảng” như “mẹ”, “thân với đảng hơn thân với cha mẹ”, “ơi đảng, người mẹ thân yêu của tôi”. Điểm nhấn trong các tác phẩm văn học của người Trung Quốc lúc đó chắc chắn là “báo cáo thành tích học tập với đảng” và “nộp cho đảng bài thi tốt nhất” v.v., những sáng tác loại này mới có thể đạt điểm cao.

Sự tà ác và đáng sợ của ĐCSTQ nằm ở chỗ một mặt nó phá hủy văn hóa truyền thống, mặt khác nó trộm dùng và bóp méo văn hóa truyền thống để đạt mục đích phá hoại nhân tâm, làm bại hoại đạo đức nhân loại, giết hại người dân Trung Quốc và toàn thế giới.

Những người đã từng đọc “Cửu bình đảng cộng sản”, hãy kiên nhẫn đọc thêm loạt bài “Mục đích cuối cùng của chủ nghĩa cộng sản” được xuất bản tháng 11/2017 trên Đại Kỷ Nguyên, loạt bài giúp chúng ta hiểu rõ về ĐCSTQ, không bị mê hoặc bởi những lời dối trá lặp lại hàng nghìn lần của nó.

ĐCSTQ đến nay vẫn đang bức hại Pháp Luân Công, vì để phá hoại triệt để con đường được đắc cứu của con người toàn thế giới; các học viên Pháp Luân Công đang kiên trì giảng chân tướng, khuyên tam thoái chính là đang cứu người, giành người từ trong tay của tà đảng Trung Cộng. Hiểu rõ chân tướng, biết rõ chính tà, lựa chọn thế nào, tin rằng trong tâm độc giả đều sẽ tự cân nhắc.

Dịch từ: http://big5.zhengjian.org/node/241643