Về trang phục của các đồng tu trong các hoạt động chứng thực Đại Pháp

Tác giả: Đệ tử Đại Pháp tại Trung Quốc đại lục

[ChanhKien.org] Các hoạt động của các đồng tu ở ngoài Trung Quốc đại lục như giảng chân tướng cứu người, phản bức hại, Pháp hội giao lưu chia sẻ, diễu hành, hồng Pháp, luyện công tập thể… đã giúp quảng bá Pháp Luân Công khắp nơi trên thế giới. Những trang phục mà các đồng tu mặc in dòng chữ “Pháp Luân Đại Pháp hảo” và “Chân Thiện Nhẫn” đã trở thành biểu tượng thù thắng của các học viên Pháp Luân Công trong mắt người dân thế giới. Những hoạt động tự do, hoành tráng của các đồng tu khiến cho mọi người thán phục, ngợi ca, không chỉ được các đồng tu đại lục quan tâm, ngưỡng mộ mà còn truyền bá phúc âm của Pháp Luân Đại Pháp đến toàn thế giới, thức tỉnh thiện niệm và lương tri của con người thế gian.

1. Hãy luôn nghĩ mình là người tu luyện

Chỉ cần các đồng tu mặc trên mình trang phục có in chữ Pháp Luân Công, thì dù trong hoàn cảnh nào, tham gia hoạt động gì, chúng ta đã thể hiện rõ mình là học viên Pháp Luân Công, người thế gian cũng sẽ không đối đãi với chúng ta như người bình thường, trong mắt họ, chúng ta chính là một học viên Pháp Luân Công, là người tuân theo nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn của Đại Pháp, như vậy lời nói, hành vi, cử chỉ của chúng ta trước mặt công chúng, dù là hữu ý hay vô tình đều phải thể hiện ra phong thái và diện mạo của học viên Pháp Luân Công, đều là chân tướng không lời, đều liên quan mật thiết tới các hoạt động giảng chân tướng. Mọi người cũng sẽ tự nhiên nhìn nhận, đánh giá chúng ta theo cách mà họ hiểu về Đại Pháp, từ đó nhận định về toàn bộ việc tu luyện của chúng ta.

Điều này có vẻ giống như khi quen biết một người làm nghề giáo viên, mọi người đều nhìn nhận người này với hình tượng của người thầy, cảm thấy người này nên có sự hiểu biết, lễ nghi, ôn hòa, lịch sự. Hoặc khi nhìn thấy một người xuất gia ngoài đường, mọi người thường sẽ không coi người đó như một người bình thường, thậm chí lời nói và hành động của người đó càng được sự chú ý của mọi người. Vì vậy, mọi lúc mọi nơi chúng ta đều nên luôn nhớ mình là đệ tử Đại Pháp, luôn nghĩ mình là người tu luyện, từ ngoài vào trong phải đạt được “thân thần hợp nhất” (Đại Viên Mãn Pháp – Chương II Đồ hình và giải thích động tác), phải nghiêm khắc yêu bản thân về mọi mặt mới có thể đạt hiệu quả tốt trong các hoạt động chứng thực Đại Pháp.

2. Bất cứ lúc nào cũng phải giữ vững trạng thái tu luyện

Để làm được điều này, chúng ta bình thường phải có nền tảng tu luyện vững chắc, dù làm gì cũng phải tuân theo tiêu chuẩn của người tu luyện, gặp bất cứ sự việc gì cũng phải nghĩ cho người khác trước, hướng nội tìm, tự nhiên sẽ dần dần hình thành và duy trì một trạng thái tu luyện “vô tư vô ngã, tiên tha hậu ngã” (Tinh Tấn Yếu Chỉ – Phật tính vô lậu)

3. Hãy để lời nói và hành động của chúng ta trở thành “chất xúc tác” để chúng sinh được đắc cứu.

Mặc trang phục có mang biểu tượng của Pháp Luân Công chính là thể hiện mình là học viên Pháp Luân Công, tức là phải tự đặt yêu cầu nghiêm túc bản thân là người tu luyện, là sự nhắc nhở phải tự giác chịu trách nhiệm với mọi lời nói, hành động của mình. Các đồng tu mặc trên mình trang phục này khi xuất hiện trước mặt công chúng không chỉ truyền đạt thông tin về Pháp Luân Công mà còn thể hiện rõ trách nhiệm viên dung vô tư phối hợp giữa các đồng tu, một trách nhiệm vô cùng nặng nề. Nhất là trong thời đại công nghệ thông tin phát triển ngày nay, chỉ cần mặc những trang phục này tham gia các hoạt động Đại Pháp thì chúng ta đã nằm trong tầm mắt của hàng vạn người.

Kỳ thực đối với vấn đề trang phục của người luyện công chúng ta, Sư phụ cũng đã nghiêm túc giảng Pháp về phương diện này, các đồng tu có thể còn nhớ Sư tôn từng nói với các học viên khi họ cho người thường mượn trang phục luyện công:

Y phục mà chư vị mặc trên thân là đại biểu cho đệ tử Đại Pháp. Y phục ấy tuỳ tiện cho người thường mượn rồi [họ] đi làm những việc không hợp với Pháp, làm những việc không nên; chư vị là đang cứu độ chúng sinh hay là chư vị huỷ chúng sinh? (Giảng Pháp tại Pháp Hội New York năm 2009)

Có thể thấy nhìn từ góc độ cứu người, việc mặc trang phục luyện công trong các hoạt động chứng thực Đại Pháp không phải là việc nhỏ.

Từ trong Pháp mà Sư tôn giảng, tôi cũng thể ngộ được rằng cho dù tham gia hoạt động gì, chúng ta nhất định phải trân trọng trang phục đang mặc cùng lời nói và việc làm của mình, bởi vì đối với hầu hết con người thế gian mà nói, họ khó có thể bỏ công tìm hiểu kỹ và toàn diện chân tướng về Pháp Luân Công, nhiều lúc họ chỉ xem chúng ta nói và làm như thế nào, hoặc lặng lẽ quan sát chúng ta, hoặc ngưỡng mộ, hoặc chấn động, hoặc đồng tình, hoặc thở dài, chúng ta làm như thế nào đều liên quan đến việc họ có được cứu hay không.

Đặc biệt đối với người dân ở Trung Quốc đại lục đi du lịch ở nước ngoài mà nói, cơ duyên khó được, sau khi quay trở về, từng cảnh mà họ gặp đều là tư liệu sống, vậy thì lời nói và hành động của chúng ta đã ảnh hưởng tới bao nhiêu người? Chưa kể đến vô số chúng Thần trên thiên thượng đang quan sát tất cả chúng ta. Vì vậy, chúng ta chỉ có thể làm đúng và làm tốt, hãy để lời nói và hành động của chúng ta trở thành “chất xúc tác” cho việc chúng sinh minh bạch chân tướng và được đắc cứu, quyết không thể vì thiếu sót trong lời nói và việc làm của chúng ta mà cản trở việc chúng sinh được cứu độ.

4. Chính lại lời nói và hành động của mình, hoàn thiện bản thân, viên dung chỉnh thể

Kỳ thực, khi thấy các đồng tu ở nước ngoài có thể được mặc quần áo in chữ Pháp Luân Công, bước ra tham gia các hoạt động của Đại Pháp, các đồng tu ở Trung Quốc đại lục trong lòng vô cùng ngưỡng mộ và cảm phục, như các hoạt động diễu hành tập thể, xếp chữ lớn, tham gia đoàn nhạc Thiên Quốc, luyện công hồng Pháp tập thể, thắp nến tưởng niệm, ngồi thiền trước lãnh sự quán Trung Quốc, xin chữ ký và giảng chân tướng trên đường phố v.v. Các đồng tu đều đã phó xuất rất nhiều, đều khởi tác dụng rất tốt trong chứng thực Pháp, bởi vì các đồng tu đều nhớ sứ mệnh của mình khi bước vào tu luyện Đại Pháp thì phải làm theo yêu cầu của Pháp, chứng thực Pháp, tham gia các hoạt động của Đại Pháp, là một bộ phận của chỉnh thể thì phải làm tốt, phải thể hiện phong cách và diện mạo của đệ tử Đại Pháp ở thế gian, từng lời nói, từng cử chỉ đều phải phù hợp với yêu cầu của Pháp lý:

Ôm chí lớn mà không quên tiểu tiết. (Tinh Tấn Yếu Chỉ – Thánh Giả)

Nhìn các bạn đồng tu mặc trang phục in chữ Pháp Luân Công, tôi không khỏi hồi tưởng lại thời gian trước năm 1999, các đồng tu ở Trung Quốc đại lục cũng thường đeo huy hiệu Pháp Luân Công. Vào thời đó để hồng Pháp, để nhiều người hơn nữa biết về Pháp Luân Công, các đồng tu thường đeo huy hiệu Pháp Luân Công trước ngực, đường đường chính chính công nhận mình là đệ tử Đại Pháp. Lúc đó có đồng tu nói: “Đeo huy hiệu Pháp Luân Công tức là đang hồng dương Đại Pháp, đồng thời cũng thể hiện rõ bản thân mình là người tu luyện, mọi lời nói, cử chỉ, hành động đều cần nghiêm khắc tuân theo Chân-Thiện-Nhẫn để ước thúc bản thân, để mọi người thấy được vẻ đẹp và sự thuần khiết của Đại Pháp. Tất nhiên bất cứ lúc nào các đồng tu cũng đều đang tu bản thân mình.

Hôm nay các đồng tu ở ngoài Trung Quốc đại lục có thể mặc những mặc trang phục in chữ Pháp Luân Công, dũng cảm không ngại vất vả bước ra chứng thực Pháp, dũng cảm tỏ rõ bản thân mình là người tu luyện, chính là từ nội tâm dám nhìn thẳng vào lời nói và hành động của mình, điều này thật là đáng kính phục. Việc các đồng tu cần làm là đề cao bản thân, hoàn thiện bản thân, viên dung chỉnh thể ngày càng tốt hơn, tôi tin rằng thông qua học Pháp và giao lưu, chú trọng tu chính mình, các đồng tu nhất định sẽ ngày càng làm tốt hơn, hoàn mỹ hơn, thực sự thể hiện phong cách và cảnh giới cao quý của đệ tử Đại Pháp.

5. Học Pháp tốt, bù đắp những thiếu sót, chân chính đề cao trong Pháp

Theo thể ngộ của tôi, dù chúng ta giảng chân tướng cứu người hay giúp người khác đắc Pháp tu luyện, dù là sự việc lớn hay nhỏ, thì những lời nói và hành động của đồng tu đều thực sự ảnh hưởng trực tiếp đến con người thế gian.

Trước khi đắc Pháp, tôi có nhận lời mời của đồng nghiệp đi xem video chín bài giảng Pháp của Sư phụ, lúc đó trong xã hội đang lưu truyền nhiều loại khí công, bản thân tôi cũng còn trẻ nên còn do dự đối với việc tu luyện. Khi tôi đến địa điểm thì hội trường bị mất điện, trong sân đầy chật người nhưng không có tiếng ồn ào, cũng không có người đi lại lộn xộn, tất cả đều lặng lẽ chờ đợi ở đó, yên tĩnh, tường hòa. Lúc đó, tôi cảm thấy rằng những người này đều có phẩm hạnh rất cao, tố chất rất tốt. Một lúc sau có điện, mọi người bắt đầu xem video bài giảng Pháp của Sư phụ. Hơn 20 năm đã trôi qua, tôi vẫn còn nhớ như in khung cảnh đó. Tôi thấy rằng ý thức tự giác, ngôn ngữ, cử chỉ chân thành, thiện lương của các đồng tu đã tạo điều kiện tốt cho nhiều người nhập Đạo đắc Pháp, đồng thời khích lệ thế nhân ngày càng kiên định bước vào tu luyện Đại Pháp.

Tương tự như việc mặc trang phục, có những sự việc đôi khi cũng phản ánh chính việc tu luyện của chúng ta, chẳng hạn như khi đi chợ, có đồng tu vừa mua hàng vừa chuyện trò với chủ hàng về chân tướng Pháp Luân Công. Có đồng tu nói rằng mình không phải để chọn thức ăn ngon mà muốn kéo dài thời gian giảng chân tướng, nhưng người thường lại không cho là vậy. Có đồng tu khi giảng chân tướng cho mọi người không chú ý đến cảm xúc và phản ứng của người khác; có đồng tu bị ảnh hưởng bởi văn hóa đảng, ở một số nơi công cộng nói năng, hành động không vừa ý mọi người, sau đó lại hối hận v.v. May mà đồng tu sau khi làm không tốt có thể lập tức nhận ra, sửa chữa sai lầm, kỳ thực, tu luyện chính là từng bước từng bước đi lên trong khi không ngừng đề cao tâm tính.

Cuối cùng, xin chia sẻ với các đồng tu một đoạn giảng Pháp của Sư phụ:

Mọi người đã phải phó xuất biết bao nhiêu tâm huyết khi cứu độ chúng sinh, làm cho người ta có nhận thức mới về chúng ta. Như vậy khi thực hiện không tốt, thì rất có khả năng là chư vị đã phung phí những nỗ lực kia, một số sự việc mà chư vị làm, có thể đã vô ý gây tác hại. Biểu hiện của những người tu luyện như chư vị [cần phải] là thuần chính; có bao nhiêu người đang nhìn vào biểu hiện của chư vị mà rằng chư vị chính là tốt. Nếu như lúc bình thường chư vị không chú ý đến hành vi của bản thân, như thế người thường khi thấy biểu hiện của chư vị, [bởi vì] họ không lý giải được chư vị giống như nhờ học Pháp thâm sâu mà có, nên họ nhìn vào hành vi của chư vị. Một câu nói hay một biểu hiện của chư vị có thể làm cho họ không thể độ được nữa, tạo thành ấn tượng không tốt về Đại Pháp. Chúng ta cần suy xét về vấn đề này. (Giảng Pháp tại Pháp Hội Boston năm 2002)

Mong các đồng tu chỉ ra những điều còn chưa phù hợp.

Dịch từ: http://www.zhengjian.org/node/246946