Thể ngộ về việc tăng cường sức mạnh ý chí

Tác giả: Đồng Chân

[ChanhKien.org] Người thường làm việc gì đều có mục tiêu, một khi đặt ra mục tiêu thì phải nỗ lực thực hiện mục tiêu đó. Kỳ thực tu luyện cũng như vậy, cũng nên có một mục tiêu để hướng tới, đương nhiên khi đã bước vào cửa tu luyện Đại Pháp thì mục đích cuối cùng của chúng ta là tu thành viên mãn. Tuy nhiên, để thực hiện được mục tiêu cuối cùng, trong quá trình đó sẽ có rất nhiều mục tiêu nhỏ, sau khi hoàn thành những mục tiêu nhỏ này mới có thể tiến tới hoàn thành mục tiêu lớn cuối cùng.

Trong tu luyện có mục tiêu định hướng không phải để tăng thêm chấp trước mà để mọi thời khắc đều nhắc nhở bản thân phải tinh tấn hơn. Ví như về học Pháp, nếu mục tiêu của bạn là mỗi tuần học hai lần cuốn “Chuyển Pháp Luân”, thì cho dù thời gian nhiều hay ít, bạn đều phải đốc thúc bản thân tranh thủ thời gian học Pháp. Chỉ cần bạn có một ý chí mạnh mẽ để thực hiện được mục tiêu đặt ra, bạn nhất định sẽ có thể hoàn thành đọc hết cuốn “Chuyển Pháp Luân” hai lần một tuần. Ngược lại, nếu bạn đặt mục tiêu cho mình có thời gian thì học nhiều một chút, không có thời gian thì học ít một chút, vậy thì bạn sẽ phát hiện rằng mình mãi vẫn không có thời gian. Sư phụ giảng:

Bất kể vật chất nào trong vũ trụ, bao gồm tất cả toàn thể những vật chất tràn đầy trong toàn vũ trụ, chúng đều là những linh thể, chúng đều có tư tưởng; chúng đều là những hình thái tồn tại của Pháp vũ trụ tại các tầng khác nhau. Chúng không cho phép chư vị thăng hoa lên; chư vị muốn đề cao, nhưng đâu có đề cao được, chúng không cho phép chư vị nâng cao lên. (Chuyển Pháp Luân)

Đặc biệt đã đến thời kỳ cuối cùng của Chính Pháp, có rất nhiều nhân tố can nhiễu không dễ nhận thấy, nếu không có ý chí mạnh mẽ, từ trong Pháp mà thanh tỉnh nhận thức mọi vấn đề, bạn sẽ cảm thấy những can nhiễu này là bình thường và là trạng thái tự nhiên. Tuy nhiên, nếu có một mục tiêu trong việc học Pháp thì sẽ đốc thúc bạn khắc phục ma tính, tăng cường chủ ý thức, bài trừ can nhiễu, khiến cho bản thân tinh tấn hơn.

Phát chính niệm cũng vậy, mỗi ngày ngoài bốn lần phát chính niệm đồng bộ toàn cầu ra, nếu bạn định ra cho mình thêm bốn lần phát chính niệm nữa thì khi đến giờ sẽ nhắc nhở bản thân cần phát chính niệm. Khi ý chí mạnh mẽ thì chính niệm sẽ ngày càng thuần tịnh, dần dần sẽ không bị đổ tay nữa. Nếu như bạn định ra cho mình mục tiêu rất thấp, chỉ cần đảm bảo phát chính niệm đồng bộ toàn cầu bốn lần mỗi ngày là được rồi, nhưng thực tế là ngay cả bốn lần cũng không đảm bảo đầy đủ được, mà chất lượng còn không tốt, thường bị đổ tay hoặc buồn ngủ. Xem tình trạng các đồng tu xung quanh đủ biết rằng đây không chỉ là một vài trường hợp mà là một hiện tượng phổ biến.

Còn nói về việc giảng chân tướng cứu người, yêu cầu của Sư phụ đối với chúng ta là:

Ngoài ra, những người mà chư vị ngẫu nhiên gặp, những người gặp trong cuộc sống, những người gặp trong công tác, [với những người ấy] chư vị cần giảng chân tướng cho họ. Ngay cả với người ở nơi thế gian này mà chư vị gặp thoáng qua không kịp nói chuyện thì chư vị cũng cần để từ bi lưu lại cho họ; không được lạc mất [những ai] đáng được độ, càng không được lạc mất [người] có duyên. (Giảng Pháp tại Pháp Hội Atlanta năm 2003)

Về giảng chân tướng, nếu chúng ta đặt ra cho mình mục tiêu thực hiện theo đoạn Pháp trên của Sư phụ, thì trong mọi hoàn cảnh cuộc sống, công tác, bạn sẽ cảm thấy bất cứ người nào bạn gặp đều là người có duyên, bạn đều sẽ giảng chân tướng cứu họ. Khuyên tam thoái đã sắp 14 năm rồi, mỗi đệ tử Đại Pháp trong 14 năm qua đã tiếp xúc với bao nhiêu người hữu duyên? Chúng ta đã làm được yêu cầu của Sư phụ chưa? 100 triệu đệ tử Đại Pháp mỗi người khuyên tam thoái 10 người thì thành 1 tỷ người, vậy mà hiện nay con số tam thoái mới hơn 300 triệu, điều này rất đáng để chúng ta phải suy ngẫm.

Trong tu luyện, đặt ra một phương hướng mục tiêu cho chính mình sẽ thúc đẩy chúng ta thoát khỏi trạng thái trì trệ và tiêu trầm, trở nên tinh tấn hơn để hoàn thành sứ mệnh lịch sử của chúng ta.

Một chút thiển ngộ của bản thân, mong các đồng tu từ bi chỉ ra những điều chưa phù hợp.

Dịch từ: http://www.zhengjian.org/node/247118