Khải thị Thần Vận (Phần 5): Ý nghĩa tiết mục múa “Thuyền cỏ mượn tên”

[ChanhKien.org] Xem xong tiết mục múa “Thuyền cỏ mượn tên” của đoàn nghệ thuật biểu diễn Thần Vận, tôi có cảm giác đầy dư vị giống như được uống một ly rượu ngon, tiết mục gợi cho tôi rất nhiều suy ngẫm.

Mọi người đều biết Gia Cát Lượng thời Tam Quốc là một người tài trí, mưu lược xuất chúng, trí huệ hơn người, thần cơ diệu toán. Trí huệ của ông từ đâu đến, kỳ thực, ông là một người phi phàm, người ta nói rằng ông là Khương Tử Nha chuyển sinh. Ông vốn là một người tu Đạo, lẽ nào lại không có mưu lược và trí huệ cao siêu được? Kỳ thực ông cũng là người được sinh ra theo Thiên ý, trời đã an bài để ông đặt định ra văn hóa cho sự hồng truyền của Đại Pháp ngày nay. Ông còn viết cuốn sách dự ngôn nổi tiếng “Mã tiền khóa” để nhắc nhở thế nhân, có thể nói ông đóng một vai trò rất trọng yếu trong lịch sử, ở đây tôi không nói về tài trí, mưu lược của ông mà chỉ bàn về ý nghĩa của tiết mục “Thuyền cỏ mượn tên”.

“Thuyền cỏ mượn tên” trọng tâm là chữ “mượn” (借), cách “mượn” này thật quá cao siêu. Kỳ thực Gia Cát Lượng không mượn quân địch và quân địch cũng không nghĩ rằng chúng cho Gia Cát Lượng mượn mũi tên, Gia Cát Lượng mượn mà lòng bình thản còn kẻ cho mượn cũng hoàn toàn tự nguyện. Quả thực là cao kiến! Gia Cát Lượng không phí một lời nói, chẳng tốn một binh lính nào mà mượn được nhiều mũi tên như thế, quân địch thì nghĩ rằng binh lính của Gia Cát Lượng đã bị bắn chết hết, hóa ra lại tặng cho người ta rất nhiều mũi tên. Điều này khiến tôi nghĩ đến việc tu luyện của đệ tử Đại Pháp chúng ta ngày nay. Theo thể ngộ của cá nhân tôi, Sư Phụ không thừa nhận việc cựu thế lực dùng cái gọi là khảo nghiệm để bức hại đệ tử Đại Pháp, thế nhưng cựu thế lực vẫn làm theo ý của mình, cứ nhất quyết tiến hành bức hại. Thế nên Sư phụ đành phải mượn cuộc bức hại để xem xét thái độ của chúng sinh, từ đó mà sắp xếp vị trí cho họ, đồng thời lợi dụng những đại tội mà cựu thế lực gây ra khi can nhiễu Chính Pháp để tiêu diệt chúng. Đương nhiên, Sư phụ không thừa nhận cuộc bức hại này, không có cuộc bức hại này thì đệ tử Đại Pháp vẫn cứ viên mãn, nhưng cuộc bức hại đã diễn ra thì Sư phụ cũng lợi dụng nó để tôi luyện đệ tử Đại Pháp. Ngày nay đệ tử Đại Pháp trong khi phản bức hại, cứu độ chúng sinh đã kiến lập được uy đức, thành tựu được quả vị.

Kế dùng người cỏ trong “Thuyền cỏ mượn tên” quả là tuyệt diệu, không làm bị thương người thật mà lại mượn được nhiều mũi tên, mượn người cỏ để hoàn thành việc đại sự. Từ đó tôi liên tưởng đến thân thể người (lớp da người) của chúng ta hiện nay, chẳng phải cũng chính là người cỏ hay sao? Bản thân người cỏ không quý giá, nhưng chúng ta từ không gian cao tầng xuống để đắc Pháp, tu luyện, trợ sư chính Pháp, cứu độ chúng sinh mà không có lớp da người này thì thật sự không làm được. Lớp da người này là đạo cụ cho màn kịch lớn của lịch sử, nó cũng lập nên công lớn, do đó chúng ta phải trân quý thân người. Tà ác bức hại chúng ta, muốn chúng ta mất đi thân người để không cứu độ được chúng sinh, chúng ta kiên quyết phủ định, quyết không thừa nhận, chính niệm thanh trừ chúng.

Từ “tên” (箭) trong “mượn tên” đồng âm với từ “gương” (鉴) trong “mượn gương”. Gương là cái gương soi. Mỗi đồng tu là một tấm gương cho chính bản thân mình. Ưu điểm của đồng tu là để chúng ta học tập, khuyết điểm của đồng tu là để chúng ta soi xét lại mình, nhìn thấy khuyết điểm của đồng tu cũng có thể chính là khuyết điểm của mình. Hướng nội tìm chính là Pháp bảo, mọi lúc mọi nơi đều hướng nội tìm, giao lưu chia sẻ thể hội là cách mượn gương ngắn nhất và quan trọng nhất.

Còn nói về trí huệ, Đại Pháp đã khai mở trí huệ cho chúng ta, chúng ta nên phải sử dụng nó để trợ Sư chính Pháp và cứu độ chúng sinh. Khi cần lý trí thì phải lý trí, không được cho rằng hình thế chuyển biến tốt rồi mà buông lơi, chỉ có chính niệm chính hành mới có thể làm tốt những việc chúng ta nên làm.

Trên đây là một chút thể ngộ của cá nhân tôi.

Dịch từ: http://www.zhengjian.org/node/145160