Bài học giáo huấn khi xem truyện “Phong Thần Diễn Nghĩa”

Tác giả: Đệ tử Đại Pháp

[ChanhKien.org] Một lần tôi đọc một bài chia sẻ của đồng tu, trong bài có nhắc đến “trận chiến Cửu khúc Hoàng Hà” trong “Phong Thần Diễn Nghĩa” là một khảo nghiệm về sắc dục, trong trận đó, 12 đệ tử của Nguyên Thủy Thiên Tôn đều bị hủy. Lúc đó, tôi cảm thấy buồn: “Mình đã xem Phong Thần Diễn Nghĩa rồi mà sao lại không nhớ ra chi tiết này nhỉ?” Vậy nên tôi đã mua một cuốn truyện “Phong Thần Diễn Nghĩa”, trước khi xem tôi nghĩ: “Nếu là mình thì có thể vượt qua được kiểm nghiệm này không nhỉ?” Tôi chỉ đọc ba chương liên quan đến trận đó, tôi cảm thấy không có gì đặc biệt, nội dung rất đơn giản, tôi nghĩ trong tâm: Có gì là ghê gớm đâu?

Đọc xong, lúc tôi dâng hương cho Sư phụ thì có một nén hương xém chút nữa bị gãy. Tôi kinh ngạc: Mình sai ở đâu rồi? Tôi cảm nhận rõ ràng mình có vấn đề nghiêm trọng, nhưng nghĩ mãi vẫn không minh bạch ra, sau đó đầu óc tôi bấn loạn, đả tọa không nhập tĩnh được, toàn thân không còn chút sức lực nào, giống như rơi vào vũng bùn mà vật lộn không ra được. Buổi tối nằm mơ, Sư phụ đã điểm hóa cho tôi: Tôi đang đứng ở ngã tư, khắp nơi mọi người đi qua đi lại, tôi không biết phải đi về hướng nào. Tôi đột nhiên nhận ra: Tôi đã đọc “Phong Thần Diễn Nghĩa”, đây là sơ hở nghiêm trọng liên quan đến vấn đề bất nhị pháp môn. Tôi nhớ kỹ lại tâm thái của mình khi xem truyện: trong tâm tôi có chút bất bình đối với việc các đệ tử của Nguyên Thủy Thiên Tôn bị hủy, tôi cảm thấy hận thù ba cô nương bài trận, cảm thấy Nguyên Thủy Thiên Tôn phá trận rất tốt, đặc biệt là tôi cảm thấy những lời mà Nguyên Thủy Thiên Tôn nói trước và sau khi phá trận rất bình hòa, có cảnh giới cao, tôi đã vô thức thừa nhận nó.

Tôi tỉnh dậy: Mình đã nhập vào vai nhân vật rồi, chẳng phải mình đã đồng ý và tiếp thụ nó hay sao? Bất cứ thứ gì ở trong không gian khác đều là linh thể, đồng ý chính là tiếp nhận nó, nó liền đến. Trong “Chuyển Pháp Luân” Sư phụ giảng:

Chư vị thấy rằng câu kia là đúng, tốt thôi, nó lập tức tiến [nhập] vào. Liền tiến [nhập] vào công của chư vị; tuy rằng nó không phải là thứ xấu, [nhưng] đột nhiên cấp cho chư vị một chút gì lạ nào đó, chư vị thử nói còn luyện sao đây? Chẳng phải sẽ xuất hiện vấn đề?

Tôi phát chính niệm để thanh trừ những tín tức bất hảo đó và thừa nhận những sai lầm của mình trước Sư phụ, vài ngày sau tôi mới hồi phục.

Ngoài ra, niệm đầu trước khi tôi đọc “Phong Thần Diễn Nghĩa” rất xấu: Tôi muốn “kiểm nghiệm” xem mình đã tu được tâm sắc dục ra sao. Các đệ tử Đại Pháp có thể dùng thứ kiểm nghiệm đó không? Ngay cả khi tôi cảm thấy mình vượt qua được kiểm nghiệm đó, thì đó chẳng phải là tiêu chuẩn của môn đó sao? Nó có phải tiêu chuẩn của Sư phụ không? Trong “Phong Thần Diễn Nghĩa” có nhân tố tu luyện, vậy tất có nhân tố can nhiễu. Mặc dù là văn hóa thần truyền, nhưng chuyện các vị thần tiên đánh giết nhau chẳng qua cũng chỉ là những điều trong tam giới. Nếu chúng ta có tâm muốn xem thứ nháo nhiệt, thì sẽ vô tình bị cuốn vào đó, lúc đó tôi hơi chút tò mò, kết quả là lập tức dính vào “bất nhị pháp môn”, đây là một bài học giáo huấn về sự tắc trách trong tu luyện của tôi.

Nhân đây tôi còn nghĩ đến một chuyện khác: Một lần, vợ tôi hỏi tôi: “Buổi tối anh ngủ có ngon không?” Tôi nói, “Cũng được.” Cô ấy nói: “Em sẽ xoa bóp chân cho anh, chân liên quan đến giấc ngủ đó”. Cô ấy được người khác dạy cho vài bài xoa bóp, nên áp dụng luôn cho tôi. Lúc đó tôi không đồng ý, nhưng cô ấy cứ nhất quyết muốn xoa bóp cho tôi, tôi cũng không từ chối thêm nữa. Nhưng ngày hôm sau, chân tôi rất đau và đi lại khó khăn. Tôi lập tức nhận ra rằng do vợ tôi đã xoa bóp chân cho tôi, tôi phát chính niệm để thanh trừ nó, khi thanh trừ, gót chân tôi đau dữ dội, dường như có một luồng khí đen thoát ra từ các ngón chân, ba bốn ngày sau mới khỏi. Tôi ngộ rằng, vợ tôi xoa bóp cho tôi là dùng “thủ pháp”,  thủ pháp này có thể là thứ của tiểu đạo, có thể là thứ truyền thừa trong dân gian, hoặc là học từ sách vở, chúng đều mang theo tín tức không tốt của môn đó, cho dù nó không mang thứ xấu, thì cũng là nghiệp lực trực tiếp truyền cho tôi, tôi không từ chối thì tức là chấp nhận nó, cũng tương đương với truy cầu, và những thứ bất hảo sẽ thừa cơ nhập vào. Sư phụ giảng:

Mọi người phải hết sức chú ý, thông thường xuất hiện vấn đề chính ở điểm này, thông thường vấn đề xuất hiện chính ở chỗ này. Tu luyện là cực kỳ gian khổ, là nghiêm túc phi thường; chư vị hơi không chú ý là có thể [bị] rớt xuống ngay, huỷ [hoại] chỉ trong một sớm; do vậy tâm nhất định phải chính. (Chuyển Pháp Luân)

Còn một chuyện khác, khu vực tôi có một đồng tu thời gian rảnh rỗi thường đi tập yoga. Các đồng tu nói: “Đây chẳng phải bất nhị pháp môn sao?” Đồng tu đó nói: “Tôi chỉ rèn luyện thân thể, không thể xem là bất nhị pháp môn được”. Tranh luận tới lui, không ai phục ai. Hôm nay khi tôi đọc “Chuyển Pháp Luân” đúng đến đoạn Sư phụ giảng:

Ấn Độ có rất nhiều thầy yoga, có thể ngồi toạ trong nước hàng mấy ngày liền, chôn xuống đất mấy ngày liền, hoàn toàn làm cho bản thân họ tĩnh chỉ hẳn lại, thậm chí cả nhịp tim cũng được khống chế vững chắc.

Tôi ngộ rằng, nếu yoga không phải là tu luyện thì làm sao có khả năng lớn như vậy? Không lẽ chôn trong đất mà không chết? Chỉ có người tu luyện mới có khả năng siêu thường này. Ngày nay, các bài tập yoga rất phổ biến, dù là sức khoẻ hay làm đẹp đều có mang theo tín tức của môn đó. Đừng coi việc này không có gì, sớm hay muộn gì cũng là họa, bởi vì đây vấn đề lớn của bất nhị pháp môn, cựu thế lực liệu có thể bỏ qua cho chúng ta chăng?

Tôi viết ra đây bài học giáo huấn của bản thân và những gì mình nhìn thấy để chia sẻ cùng các đồng tu.

Dịch từ: http://www.zhengjian.org/node/247151