Hướng nội tìm, tu tâm trong những việc nhỏ

Tác giả: Đệ tử Đại Pháp trẻ tại Canada.

[ChanhKien.org] Tôi đắc Pháp đầu năm 1998, năm 2009 ra nước ngoài du học. Trước khi xuất ngoại, tôi khá coi trọng việc tu luyện cá nhân, tôi có thể ở nhà cả ngày tĩnh tâm học Pháp, tự yêu cầu bản thân phải bảo trì trạng thái tốt và chính niệm khi đi giảng chân tướng, phát tài liệu. Sau khi xuất ngoại, do các hạng mục đều cần nhân lực, tôi đã tham gia một số hạng mục Đại Pháp. Mấy năm gần đây tôi chủ yếu làm quảng bá Shen Yun và duy hộ điểm giảng chân tướng ở khu du lịch. Một thời gian rất dài, tôi đã coi “làm việc” là tu luyện, coi việc bán được bao nhiêu vé và cứu được bao nhiêu người là tiêu chuẩn đo lường tu luyện tốt hay xấu; cũng đã luôn cho rằng việc dùng chính niệm đột phá những khó khăn và can nhiễu gặp phải trong quá trình giảng chân tướng chính là tu luyện, còn cảm thấy bản thân mình tu rất tốt. Trong con mắt người ngoài, tôi dường như rất “tinh tấn”, thường xuyên bận rộn, nhưng trong tâm tôi lại dằn vặt vì không tìm lại được trạng thái “tu luyện như thuở ban đầu”. Khi gặp ma nạn biết rõ mình có chấp trước, nhưng lại không muốn tĩnh tâm xuống mà hướng nội tìm, luôn chú ý vào nhân tố bên ngoài, cảm thấy bản thân ngày càng rời xa Pháp. Thời gian đó, trong tâm tôi cảm nhận được rất rõ sự thống khổ tột cùng của một sinh mệnh đắc Pháp rồi mà lại không đắc được Pháp.

Mãi cho tới một ngày vào năm ngoái, một đồng tu đã chia sẻ, nhắc nhở tôi mấy năm nay không chú trọng tu bản thân, rất nhiều chấp trước còn biểu hiện ra hết sức rõ ràng. Lúc đầu tôi rất ngạc nhiên, khi tĩnh tâm xuống suy nghĩ kỹ lưỡng thì quả là lời đồng tu nói không sai. Tu luyện gần 20 năm rồi nhưng những chấp trước căn bản nhất của con người như tâm ích kỷ, giữ thể diện, tâm tật đố, tâm tranh đấu, tâm oán hận, tâm cầu danh lợi, văn hóa đảng .v.v… vẫn không thay đổi. Một thời gian sau, Sư phụ từ bi an bài cho tôi được nhìn thấy, nghe thấy rất nhiều ví dụ về các đồng tu khác đã tu tâm từ những việc nhỏ trong cuộc sống hàng ngày ra sao. Đối chiếu với bản thân, tôi cảm thấy mình còn kém quá xa, lãng phí thời gian tu luyện những năm vừa qua.

Nhớ lại có một thời gian tôi thường nằm mơ lặp đi lặp lại một sự việc, trong mơ tôi vẫn còn là một sinh viên, do hàng ngày học bài và làm bài tập về nhà không tốt, lại sắp tới kỳ thi nên tôi rất lo lắng và hoang mang. Vào ngày thi, vì bận việc khác nên tôi đột nhiên quên mất phải đi thi, mấy tiếng sau mới nhớ ra nên đã bỏ lỡ làm bài thi. Giấc mơ đó cứ một thời gian lại xuất hiện một lần, nhưng tôi vẫn không ngộ ra nó có ý nghĩa gì.

Sau đó một hôm khi đang học Pháp, tôi đột nhiên hiểu rõ ý nghĩa của giấc mơ kia: Sư phụ đang điểm hóa cho tôi rằng “bài tập về nhà” căn bản nhất của người tu luyện chính là học Pháp, luyện công, phát chính niệm, tôi đều chưa hoàn thành tốt. Học Pháp thường chạy theo hình thức, không nhập tâm, luyện công không đầy đủ, phát chính niệm thường để tư tưởng trôi đi mất, bình thường không tu tâm từ những việc nhỏ, v.v… Khi nhận thức được điều này, tôi mới giật mình nhận ra bấy lâu nay mình thiếu nợ nhiều “bài tập về nhà” đến vậy. Vì không coi trọng thực tu nên khi khảo nghiệm tới, tôi luôn không ý thức được và bỏ lỡ mất cơ hội đề cao. Sư phụ giảng:

 ‘Tu’ là nói về cảnh giới tâm tính cũng như trách nhiệm và thái độ của đệ tử Đại Pháp đối với việc cứu độ chúng sinh.(Giảng Pháp tại hội nghị Đại kỷ nguyên 2009)

Trước đây tôi thường chỉ chú ý nửa sau của câu Pháp này, tự nói với mình rằng thái độ đối với cứu độ chúng sinh cũng là một phần của tu luyện, mà lại bỏ quên nửa trước của câu: “cảnh giới tâm tính”. Từ đó, tôi đã điều chỉnh bản thân, thực sự làm tốt ba việc, tu tâm từ những việc nhỏ.

Tu bỏ tâm tật đố

Từ nhỏ tôi có tâm tật đố rất mạnh, không thích nghe bố mẹ khen ngợi những đứa trẻ khác, nhìn thấy bạn thân đối xử tốt với người khác tôi cũng khó chịu, tôi còn thường xuyên coi thường người khác, tự cao tự đại. Từ khi tu luyện đến nay, rất nhiều khảo nghiệm xảy ra với tôi đều là nhắm vào tâm tật đố, thế nhưng tôi vẫn luôn không vượt qua được tốt.

Một ngày vào năm ngoái, một đồng tu gửi cho tôi một bài viết trên trang Minh Huệ: “Vứt bỏ tâm tật đố”, rất nhiều điều mô tả trong bài viết về tâm tật đố dường như đều nhằm vào tôi: “Khi nghe nói người khác làm được một việc tốt, trong tâm liền nảy sinh tâm hoài nghi, khi nghe nói người khác làm một việc xấu thì tin ngay không nghi ngờ gì; khi nhìn thấy người khác có được lợi ích thì khó chịu như thể bản thân mình mất đi thứ gì đó, khi nhìn thấy người khác bị tổn thất thì dường như bản thân lại cảm thấy yên tâm”, bài viết đã khắc họa vô cùng tinh tế những sắc thái biến dị của tâm tật đố. Lần đầu tiên tôi cảm nhận sâu sắc rằng nguồn gốc của những biểu hiện tâm lý này đều từ tâm tật đố, thái độ ngạo mạn, coi thường người khác, tự cao tự đại… cũng đều bắt nguồn từ tâm tật đố. Sư phụ giảng:

Nếu tâm tật đố không dứt bỏ, thì hết thảy các tâm người ta tu luyện được đều biến thành yếu nhược. (Chuyển Pháp Luân)

Tôi minh bạch rằng sở dĩ các tâm chấp trước khác không bỏ đi được cũng có liên quan tới tâm tật đố. Tôi đã học thuộc đoạn cuối cùng của mục “Tâm tật đố” trong Chuyển Pháp Luân, mỗi khi trên đường đi làm tôi đọc một lần để tăng cường chính niệm.

Năm nay trong thời gian bán vé Shen Yun, một đồng tu mà tôi có thành kiến đã bán vé rất tốt, gần như ngày nào cũng bán được vé, còn tôi thì thời gian đó hầu như không bán được vé nào. Một hôm sau khi đi bán vé trở về nhà, mẹ tôi (là đồng tu) nói với tôi: “Con xem đồng tu ấy trạng thái tu luyện gần đây rất tốt nên hầu như ngày nào cũng bán được vé, con phải hướng nội xem mình có vấn đề gì không”. Tôi rất không phục, nghĩ thầm: “Chẳng phải anh ấy mới chỉ bắt đầu bán vé sao? Mấy năm nay mình đã bán được bao nhiêu vé rồi!” Khi trong lòng nghĩ như vậy, phía mặt minh bạch của tôi biết rằng tâm tật đố đang khởi tác dụng. Mặc dù tôi phủ định, thanh trừ nó, nhưng trong tâm vẫn sôi sục. Sau đó Sư phụ điểm hóa cho tôi, một ý nghĩ xuất hiện trong đầu tôi: nếu mỗi đệ tử Đại Pháp đều tu tốt thì vũ trụ mới có thể hoàn chỉnh, phồn vinh, đây là điều Sư phụ mong muốn. Trong nháy mắt, tôi cảm thấy thân thể chấn động, chủng vật chất tâm tật đố đó dường như đã được Sư phụ gỡ bỏ rồi, đã yếu đi rất nhiều. “Thành tựu mỗi chúng sinh”, đây đã là điều Sư phụ muốn thì tôi còn gì mà không buông bỏ chứ? Trong nháy mắt tôi cảm thấy cái tâm coi thường người khác của mình cũng không tồn tại nữa, thay vào đó là sự trân quý đối với đồng tu. Sau đó, Sư phụ lại điểm hóa cho tôi rằng chữ “tật” trong “tật đố” là chỉ “bệnh tật”, tật đố chính là một chứng bệnh về tâm lý.

Buông bỏ chấp trước vào thời gian

Mấy năm nay tôi cứ luôn mong đợi Chính Pháp mau chóng kết thúc, mong sớm rời khỏi nhân thế, cảm thấy ở đây chẳng có gì thú vị. Trạng thái này không phải vì tôi tu tốt không còn chấp trước nữa, mà là trạng thái tiêu cực, buông lơi, bất mãn trước nhân thế, không muốn chịu đựng khổ cực tại nhân gian nữa. Tôi biết đây là chấp trước vào thời gian nhưng vẫn cứ mắc mãi ở đây, không cách nào giải khai được.

Mùa hè năm ngoái, tôi thường ở điểm giảng chân tướng, luôn cảm thấy thời gian thì gấp gáp mà cứu được quá ít người. Một hôm, Pháp của Sư phụ xuất hiện trong đầu tôi:

Đã mang danh đệ tử Đại Pháp trong thời kỳ Chính Pháp, [thì] giải thoát cá nhân không phải là mục đích tu luyện; [mà] cứu độ chúng sinh mới là đại [thệ] nguyện của chư vị khi đến [cõi người nơi] đây, và là trách nhiệm và sứ mệnh mà lịch sử đã giao phó cho chư vị; do đó, một lượng lớn các chúng sinh đã trở thành đối tượng mà chư vị [cần] cứu độ. (Tinh tấn yếu chỉ III)

Tôi hiểu ra suy nghĩ trước đây của mình là vị tư, chỉ muốn giải thoát bản thân chứ không quan tâm đến sự an nguy của chúng sinh, sự phồn vinh của vũ trụ, khi chịu đựng một cách tiêu cực, tôi đã dần dần quên đi sứ mệnh cứu độ chúng sinh của mình. Cứ chấp trước vào cảm thụ của bản thân, không tu bỏ tâm tự tư thì làm sao có thể viên mãn đây? Tôi thầm nói với Sư phụ trong tâm: Để chúng sinh được đắc cứu, đệ tử nguyện ở tại nhân gian chịu khổ, bao lâu cũng được, miễn là Sư phụ cần.

Kỳ thực, khi chúng ta quyết tâm muốn tu bản thân, cứu độ chúng sinh thì không rảnh để chấp trước vào thời gian nữa. Mặt khác, thông qua học Pháp tôi hiểu được rằng Sư phụ đã chịu đựng rất nhiều để kéo dài thời gian, cũng là để cấp cơ hội cho những đệ tử tu chưa tốt, chờ đợi chúng ta tu bỏ chấp trước, đạt tới tiêu chuẩn viên mãn.

Vậy kết thúc hay không kết thúc đây? Không thể kết thúc, là vì nhiều đệ tử Đại Pháp nhường ấy rơi khỏi đội ngũ, nhiều sinh mệnh như thế mất đi, nhiều sinh mệnh đến vậy không thể cứu độ, vũ trụ sẽ biến thành rất bé, hơn nữa còn tàn khuyết bất toàn. (Giảng Pháp tại Pháp hội New York 2016)

 Hướng nội tìm, buông bỏ tự ngã

Gần đây tôi phát hiện ra chủng vật chất “tự ngã” này cực kỳ ngoan cố, thông thường suy nghĩ khởi lên đều là “vị tư”, mọi hành động mọi suy nghĩ đều chỉ vì bảo vệ lợi ích bản thân. Một lần tôi học Pháp cùng với mẹ, bà cứ luôn đọc sai. Lúc đầu tôi rất kiên nhẫn chỉ ra cho bà nhưng bà vẫn đọc sai, tôi không nhẫn nhịn được nữa liền nói với bà: “Mẹ nhìn kỹ rồi hãy đọc!” Kết quả bà vẫn đọc sai, tôi nổi cáu lên, nhưng trong tâm minh bạch rằng mình có vấn đề rồi. Tôi tự hỏi mình có thật sự là vì muốn tốt cho người khác không, có phải là vô tư không? Nếu vậy thì mình không được cáu giận. Khi tiếp tục đọc Pháp, tôi nhanh chóng tìm được nguyên nhân: Khi tôi chỉ ra vấn đề của mẹ, bà không nghe tôi mà vẫn tiếp tục đọc sai. Vì bà “không nghe tôi”, “không coi trọng lời của tôi” mà tôi tức giận, cơ điểm của tôi là “vị tư”. Tôi nhanh chóng phát chính niệm thanh trừ niệm đầu vị tư này. Sau đó khi đọc Pháp mẹ cũng không đọc sai nữa. Thì ra biểu hiện của mẹ là để tôi tu bản thân. Tôi nhận ra rằng khi nhìn thấy vấn đề của đồng tu thì cũng không nhất định là họ thật sự có vấn đề, có lẽ là Sư phụ lợi dụng biểu hiện của họ để nhắc nhở chúng ta phải tu bản thân. Khi mình tìm được chấp trước của bản thân thì họ cũng thay đổi tốt hơn.

Chấp trước tự ngã của tôi còn thể hiện trong việc giảng chân tướng. Khi người ta tam thoái hoặc đồng ý với điều tôi nói thì tôi rất vui vẻ; khi đối phương có biểu hiện coi thường, phản cảm hoặc chửi rủa thì tôi lại chán nản, luôn vì phản ứng của chúng sinh mà vui mà buồn, trong lòng hầu như không có cảm giác thần thánh của việc cứu người nữa. Sau đó tôi nhận ra trạng thái này không đúng, tôi ý thức được rằng không phải vì sinh mệnh được cứu mà vui, không phải vì chúng sinh quay lưng lại với chân tướng và Đại Pháp mà buồn, tôi đang chấp trước vào cảm nhận của bản thân, vì thái độ của chúng sinh đối với mình mà cao hứng hay chán nản. Tôi ngộ được rằng việc chúng sinh có tiếp nhận chân tướng hay không không phải là việc giữa cá nhân họ và tôi, mà nó liên quan đến việc một thế giới có thể được cứu độ hay không. Khi giảng chân tướng, tôi không phải đại diện cho bản thân mà là sứ giả được Sư phụ phái tới để truyền chân tướng cho chúng sinh, vậy thì cảm nhận của cá nhân tôi được tính là gì đây? Cho dù đối phương có minh bạch chân tướng tam thoái, nếu không có sự gia trì của Sư phụ thì cái tôi bé nhỏ có thể làm được gì đây? Nếu không phải là Sư phụ từ bi cấp cơ hội cho chúng ta đời này trở thành đồ đệ Đại Pháp thì chúng ta và chúng sinh trên đời có khác gì nhau?

Sau khi hình thành thói quen hướng nội tìm, bản thân tôi có thể cảm nhận được một trạng thái rất mỹ diệu. Cho dù là việc nhỏ trong cuộc sống hay là việc chứng thực Pháp, khi gặp việc khó khăn, lộn xộn thì trước tiên nghĩ xem: Việc này mình cần tu cái gì đây? Niệm đầu vừa xuất ra có phải vị tư hay không? Khi tìm ra niệm đầu không phù hợp với Pháp thì nhanh chóng quy chính bản thân. Thật kỳ diệu là đôi lúc chỉ động một niệm như vậy, vẫn chưa tìm ra nguyên nhân mà sự việc đã chuyển biến rồi. Vì vậy tôi thực sự thể ngộ được điều Sư phụ giảng:

‘Tìm bên trong’ là một Pháp bảo. (Giảng Pháp tại Pháp hội quốc tế Washington DC năm 2009)

Cải biến quan niệm người thường

Sư phụ giảng trong Giảng Pháp tại Pháp hội Singapore 1998:

 Tăng nhân trong quá khứ, tôi thấy các tăng nhân thời xưa, về căn bản họ là ở trong chùa, không tiếp xúc với xã hội phức tạp, vậy nên tư tưởng của họ tương đối đơn nhất, thêm nữa là họ thường xuyên ở trong thiền định không xuất định, như vậy khiến cho tư tưởng của họ hết sức đơn nhất, có thể khiến cho bất kể niệm đầu bảo vệ lợi ích bản thân nào cũng đều không động, nên sẽ giảm thiểu việc sản sinh và can nhiễu của nghiệp lực tư tưởng.

Đọc đoạn Pháp này, tôi ngộ được rằng việc duy hộ lợi ích bản thân sẽ sản sinh ra nghiệp tư tưởng và quan niệm, nếu muốn tu bỏ quan niệm con người thì nhất định phải đặt công phu vào tu bỏ tâm “duy hộ lợi ích bản thân”, cũng chính là tu bỏ tự ngã. Sư phụ giảng:

 Chư vị không cải biến cái Lý của con người vốn được hình thành vào tận xương cốt cả trăm nghìn năm ở người thường ấy, thì chư vị vẫn không bỏ đi được cái tầng xác bề mặt của con người, nên không cách nào viên mãn. (Lời cảnh tỉnh – Tinh tấn yếu chỉ)

Sư phụ còn giảng:

 Tu chính là tu tư tưởng của con người, từ tư tưởng mà thay đổi, tư tưởng của chư vị thuần tịnh tới mức độ nào, thì đó chính là quả vị. (Chuyển Pháp Luân Pháp giải)

Lý trong người thường thông thường là phản lý, không phải là chính pháp lý. Tôi ý thức được rằng rất nhiều lúc không vượt quan được tốt là bởi học Pháp không tốt, còn mang nặng quan niệm người thường.

 Mỗi khi ma nạn tới, không dùng phía bản tính để nhận thức, mà hoàn toàn dùng phía con người để lý giải, như vậy tà ma sẽ lợi dụng điểm ấy để can nhiễu và phá hoại mãi không thôi, khiến học viên lâm trong ma nạn một thời gian lâu. (Nói về Pháp – Tinh tấn yếu chỉ)

Trước đây, tôi học Pháp như để hoàn thành nhiệm vụ, căn bản không đắc được Pháp. Vì đã đọc Chuyển Pháp Luân quá nhiều lần rồi nên cảm thấy quá quen thuộc, cứ đọc một lúc lại trôi đi mất, không thấy được Pháp lý. Tôi nghĩ cần phải cải biến trạng thái này, liền bắt đầu chép Pháp, chép vài đoạn rồi quay lại đọc mấy lần mới có thể thấy được Pháp lý. Mỗi ngày sau khi chép vài đoạn Pháp, tâm tôi dần tĩnh xuống, tôi tiếp tục đọc hết một bài giảng, cảm thấy cách này có hiệu quả khá tốt.

Việc học Pháp nhập tâm cũng giúp tôi hiểu được thế nào là chính Pháp lý, khi vượt quan thì niệm đầu tiên có thể nghĩ tới Pháp, tâm cũng tĩnh hơn rất nhiều, tôi không phiền não vì những sự việc nơi người thường nữa, vật chất “tình” cũng giảm đi nhiều. Bước đầu tiên để cải biến quan niệm là nhận rõ được chân ngã, niệm đầu hễ xuất hiện thì trước hết nghĩ xem đó có phải xuất phát từ chân ngã không, có phù hợp với Pháp không. Niệm đầu không phù hợp với Pháp thì lập tức phủ định, đồng thời phát chính niệm thanh trừ. Sư phụ giảng:

 Rất nhiều thứ không tốt đều là có căn nguyên, không phải chỉ tồn tại trong tầng lạp tử lớn nhất, [mà] trong các lạp tử khác nhau đều có. Vậy mọi người thử nghĩ xem, chúng ta trong tu luyện không ngừng đột phá đến bề mặt, những thứ bất hảo trong lạp tử vi quan của chư vị, không ngừng thanh trừ, thanh trừ, thanh trừ, vậy còn lại chính là bề mặt nhất. Bề mặt nhất chính là bất hảo nhất. Nhưng mà có một điểm, cái bất hảo nhất đó nó lại là yếu nhất, cũng tức là chư vị trong tu luyện chỉ cần tự mình có thể ước thúc bản thân mình, thì chư vị có thể ức chế những thứ không tốt kia rất dễ dàng, sau đó trong tu luyện mà tiêu trừ chúng đi, kể cả các loại quan niệm trong tư tưởng chư vị. (Giảng Pháp tại Pháp hội Singapore 1998)

Tôi nghĩ điều mà người tu luyện cần làm chính là ước thúc bản thân, ức chế những niệm đầu tư tưởng, những quan niệm bất hảo đó, không thể phóng túng chúng được.

Phần kết

Tu luyện đã bước sang năm thứ 20, gần đây tôi phát hiện ra dường như mình đã quay trở lại trạng thái đắc Pháp thuở ban đầu, có thể chú trọng hướng nội tìm, tu tâm tính, cũng thường xuyên nhắc nhở bản thân:

 Làm việc thì nghĩ đến người khác, gặp mâu thuẫn thì nghĩ đến bản thân mình (Giảng Pháp tại Pháp hội quốc tế Washington DC năm 2009)

Có lúc tôi cũng cảm thấy mình quá kém cỏi, lãng phí thời gian mấy năm không thực tu, thật hổ thẹn với Sư phụ. Mặt khác tôi cũng rất vui mừng vì nhờ sự điểm hóa từ bi của Sư phụ mà vào thời điểm tối hậu của Chính Pháp này, tôi đã nhận ra bản thân còn nhiều chấp trước như vậy. Vậy nên tôi không còn chấp trước vào thời gian nữa, chỉ muốn trong thời gian còn lại mau chóng đồng hóa với Đại Pháp, tu bỏ chấp trước, dụng tâm cứu người; trân quý con đường đã đi qua, bước đi thật tốt con đường tương lai.

Cuối cùng xin chia sẻ với các đồng tu một đoạn Pháp của Sư phụ trong Giảng Pháp tại Pháp hội Thụy Sỹ 1998:

 Tôi không chỉ là vì chư vị, tôi vì tất cả các sinh mệnh mà thao tận cái tâm, tôi vì tất cả các sinh mệnh mà gần như hao tận mọi thứ của tôi. Đương nhiên, loại hao tận này không phải là như chư vị lý giải là không còn gì cả. Tôi vẫn thường giảng một câu, tôi nói rằng tôi đã lấy tất cả những gì có thể khiến chư vị tu luyện đề cao, những gì chư vị có thể đắc được trong tu luyện ép nhập vào trong bộ Pháp này cả rồi. Chư vị mặc dù ở các cảnh giới khác nhau, nhưng đều không thật sự lý giải được lời tôi nói có sức nặng nhường nào. Chư vị chỉ cần tu, cái gì chư vị cũng có thể đắc được. Nhưng chư vị biết chăng? Những thứ mà chư vị đắc được ấy đã dung nhập [với] bao nhiêu thứ của tôi trong đó? (vỗ tay). Đương nhiên tôi không muốn giảng về những sự việc của bản thân tôi. Tôi chỉ là muốn bảo với chư vị rằng những sự việc mà tôi là sư phụ đang làm đây, chư vị cũng phải trân quý đó! Chư vị nhất định phải tu cho tốt, đừng lỡ mất cơ duyên.

Con xin cảm tạ sự điểm hóa từ bi của Sư phụ! Cảm tạ sự trợ giúp vô tư của các đồng tu!

Dịch từ: http://big5.zhengjian.org/node/237342