Nghiêm túc đối đãi tu luyện: Thanh tỉnh trước mâu thuẫn giữa các đồng tu

Tác giả: Tử Đích

[ChanhKien.org] Gần đây có hai đồng tu nảy sinh mâu thuẫn với nhau. Hai bên đều cảm thấy bản thân chịu oan uổng, cho rằng đối phương đang làm rối loạn phá hoại chỉnh thể nên tình hình rất căng thẳng, đang rơi vào bế tắc. Về vấn đề này, tôi muốn chia sẻ chút thể ngộ của mình.

Đầu tiên phải hướng nội tu, nghiêm khắc yêu cầu tự thân

Phản ứng đầu tiên của tôi là phải hướng nội tự tìm trong bản thân mình. Tôi luôn tin tưởng sâu sắc rằng Sư phụ sẽ không an bài sự việc gì mà không có liên quan đến chúng ta.

Một ngày nọ, một đồng tu nói với một trong hai người học viên đang có mâu thuẫn rằng: “Tôi đã biết lý do cho xích mích giữa hai người rồi. Cả hai bạn đang tranh đấu cho vị trí người điều phối viên địa phương!” Đồng tu này sau đó nói với tôi: “Nhìn xem, nếu họ cứ tiếp tục tranh đấu với nhau, Sư phụ sẽ không quản họ nữa.” Tôi trả lời ngay lập tức: “Vậy thì chúng ta cần phải dĩ Pháp vi Sư. Chúng ta đừng bao giờ lấy những gì mình nhìn thấy để suy đoán.”

Hôm đó sau khi về nhà, tôi giật mình khi hồi tưởng lại những lời đồng tu ấy nói. Trước giờ tôi chưa từng nghĩ đến khả năng bị Sư phụ bỏ lại phía sau, lại nói, nếu không phải là đệ tử chân tu, thì Sư phụ có thể làm gì khác cho chúng ta được? Sư phụ xuống đây để Chính Pháp, nếu chúng ta không thể đồng hóa với Đại Pháp, không hoàn toàn chiểu theo yêu cầu của Pháp để quy chính bản thân, thì làm sao Sư phụ có thể đem chúng ta theo? Làm sao chúng ta có thể trợ Sư cứu độ chúng sinh? Tôi lại tĩnh tĩnh xét lại bản thân, nhìn lại con đường tu luyện, rốt cuộc là lưu lại bao nhiêu tiếc nuối? Bao nhiêu lần cô phụ sự từ bi của Sư phụ? Bao nhiêu lần lỡ mất cơ hội tu tốt bản thân, giảng chân tướng cứu người? Mà đó đều là Sư phụ đã mất biết bao tâm huyết mới tạo được cơ duyên trân quý như vậy!

Bản chất của cựu vũ trụ là vị tư vị ngã, chứng thực bản thân. Thông qua hướng nội tìm, tôi đột nhiên nhận ra bản thân mình còn thua kém quá xa so với yêu cầu của Đại Pháp:

“Vô tư vô ngã, tiên tha hậu ngã.” (“Phật tính vô lậu”, Tinh tấn yếu chỉ)

Rõ ràng là tôi đã không chiểu theo các tiêu chuẩn ấy, cũng như chưa cố gắng hết sức để thực tu bản thân. Tôi một lần nữa ý thức rằng mình nên hoàn toàn triệt để loại bỏ cái tôi của mình.

Chồng của tôi cũng là đệ tử Đại Pháp. Ngày hôm kia, anh ấy đã đến thăm một trong hai người học viên đang có mâu thuẫn. Khi chồng tôi trở về, anh kể cho tôi nghe đồng tu ấy đã khổ sở thế nào. Đồng tu đó cũng đang nóng lòng chờ tôi đến để thảo luận về những khó khăn của người ấy. Tôi cũng đã nói chuyện với vị đồng tu còn lại, do đó tôi biết rằng hai vị đồng tu điều phối vì cảm thấy chịu thiệt, nên biểu hiện ra tâm oán hận rất nặng, nghĩ đến những điều này, tâm tôi bắt đầu bị dao động, bất an, buồn bã, thấy rằng mình đang phải chịu một áp lực nặng nề. Tất cả những cảm xúc nổi lên trong đầu tôi. Tôi nên làm gì để giúp đồng tu đây?

Một ngày nọ khi tôi đang học Pháp, một câu trong Chuyển Pháp Luân đột nhiên khiến tôi chú ý:

“Bởi vì tầng của vị ấy không đủ, [nên] chỉ có thể ở tầng của vị ấy mà hiển hiện cho vị ấy những thể hiện của Phật Pháp mà vị ấy nên được thấy.” (Bài giảng thứ nhất, Chuyển Pháp Luân)

Vậy là rốt cuộc dù một người có nhìn thấy gì đi nữa thì nó cũng chỉ tương đương với tầng thứ tu luyện của người đó; nó không phải là chân lý tối hậu. Tôi đã bị tác động nặng nề bởi tình cảm con người đối với các bạn đồng tu, đó là lý do tại sao tôi cũng nảy sinh cảm xúc đồng cảm đối với cả hai học viên trong cuộc xung đột. Chỉ khi tôi nhảy ra khỏi cảm xúc con người, tôi mới có thể thấy rõ chân tướng của vấn đề. Một khi vượt ra khỏi những cảm xúc con người, một người sẽ có thể áp dụng Pháp một cách lý trí để đối chiếu với những gì đã xảy ra và sau đó có thể đối đãi với mọi thứ bằng tâm từ bi; nếu không, người ấy sẽ không thể trở thành một tác nhân tích cực trong việc giải quyết vấn đề và sẽ dễ dàng bị cựu thế lực lợi dụng. Đối với hai học viên trong cuộc xung đột, nếu tôi cố gắng dùng những cảm xúc của con người để đối đãi với họ, tôi rất có thể sẽ làm trầm trọng thêm tình hình. Tôi đã gặp phải những kinh nghiệm tương tự trước đây. Đơn giản là không có lộ trình thay thế trong sự tu luyện; chỉ có hướng nội tu và nghiêm khắc yêu cầu bản thân mà thôi.

Một lạp tử của Đại Pháp nên luôn luôn có trách nhiệm với Đại Pháp và các bạn đồng tu

Thông qua học Pháp và hướng nội, tôi đã ngộ được một điều rằng việc hướng nội cũng có nghĩa là nên đối đãi với những thiếu sót của đồng tu một cách thiện ý và lý tính. Luôn đặt việc tu luyện của mình lên hàng đầu. Giữa các học viên xảy ra các loại mâu thuẫn tuyệt đối không phải là ngẫu nhiên. Khi chúng ta trong thời gian dài không thể thoát khỏi các mâu thuẫn thì thái độ những học viên khác đối với chúng ta lại chuyển từ “khoan dung” sang “phản cảm” và cuối cùng là “thờ ơ”. Trong quá trình phản bức hại, cứu độ chúng sinh từ trước tới nay, chúng ta đã phải chịu những tổn thất hữu hình hoặc vô hình rất to lớn rồi. Đây không còn là vấn đề tu luyện cá nhân nữa.

Minh Huệ gần đây đã công bố bài viết “Xuất phát điểm”[1]. Tôi nghĩ chúng ta cần phải đọc lại bài viết đó. Chúng ta thật sự cần phải xem xét lại việc tu luyện của mình. Bất cứ khi nào có điều gì xảy ra với toàn chỉnh thể, chúng ta đang đóng vai gì trong đó? Chúng ta không thể nói rằng mỗi người không có trách nhiệm gì với những việc đã xảy ra. Chúng ta cứ liên tục để xảy ra những rắc rối như: tranh giành vị trí điều phối viên, hình thành nhóm nhỏ để tạo thành mâu thuẫn, đi khắp nơi để thảo luận về các vấn đề nhưng lại cứ nói về bản thân mình, yêu cầu người khác phải có chính niệm mạnh mẽ mà không để ý an toàn, yêu cầu mọi người tổ chức các sự kiện để đạt được cái gọi là tác động lớn, duy hộ các mối quan hệ cá nhân hơn là duy hộ Pháp, không muốn chỉ ra vấn đề của người khác, đặc biệt là khi hai đồng tu khác giới tách thành một nhóm riêng và bắt đầu hành xử không phù hợp .v.v. Những vấn đề mà bài “Xuất phát điểm” đã đề cập đến cũng tồn tại trong khu vực của chúng tôi. Cho đến bây giờ, những đồng tu đang có vấn đề vẫn không muốn thừa nhận sai lầm của mình. Họ không muốn chịu trách nhiệm cho sự tu luyện của mình. Một số học viên thậm chí còn cho rằng hễ ai mà chỉ ra vấn đề tức là đang “trút thêm vật chất phụ diện”. Những học viên này đang có một thể ngộ mơ hồ, tuy nhiên, vẫn có những đồng tu khác ủng hộ những lời tuyên bố như vậy.

Nếu chúng ta có thể chiểu theo Pháp để quy chính bản thân, thanh trừ những trường không gian bất chính và chân chính đặt Pháp làm ưu tiên thứ nhất, chúng ta có thể dễ dàng làm “ba việc” và vững vàng tại thời điểm cấp bách này, hình thành một chỉnh thể chân chính, bước ra khỏi ranh giới con người và đạt đến trạng thái thành thục.

Trên đây là nhận thức cá nhân, cảnh giới còn giới hạn, các đồng tu tham khảo, thỉnh đồng tu từ bi chỉ rõ, hợp thập!

Dịch từ: http://www.pureinsight.org/node/6990

Ghi chú:

[1] http://vn.minghui.org/news/58292-xuat-phat-diem.html