Chia sẻ thể ngộ của tôi về Nhẫn

[ChanhKien.org]

Tìm được Pháp Luân Đại Pháp

Con xin kính chào Sư phụ!

Trong 10 năm qua, Sư phụ đã nhiều lần điểm hóa cho tôi viết một bài chia sẻ và tôi chưa từng nghĩ rằng mình có gì để chia sẻ với các đồng tu trên thế giới. Sáng hôm nay, buổi sáng Giáng Sinh, tôi ngồi xuống và bắt đầu viết không chút hoài nghi hay lo âu, chỉ biết rằng đó là việc đúng đắn cần phải làm. Đến bây giờ tôi đã tu luyện 11 năm rồi.

Khi mới bắt đầu tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, tôi biết mình đã tìm thấy môn tu luyện mà tôi hằng tìm kiếm trong cả cuộc đời.

Hồi nhỏ, tôi được nuôi nấng trong một gia đình khắc nghiệt tột cùng, mặc dù họ vẫn giữ vẻ ngoài giả dối đối với thế giới. Họ ngược đãi tôi và nhiều đứa trẻ khác. Sống với họ giống như sống trong một trại tập trung vậy.

Tôi biết tôi cần phải tìm một môn tu luyện, tôi đã nhìn thấy nó khi còn nhỏ, và môn tu luyện này thậm chí còn tu dưỡng cả thân thể tôi. Khi đảo quanh các lựa chọn trước mắt, tôi biết rằng tôi phải trung thực, nhân ái, không phán xét người khác và thật sự tha thứ. Cả cuộc đời tôi biết rằng thiên nhiên là một thánh đường đối với tôi. Do vậy, tôi tìm thấy sự bình yên trong không gian yên tĩnh ở một khu rừng rậm bên cạnh dòng suối nước tại một nơi hoang vắng. Đây là nơi ‘an toàn’ của tôi khi còn bé. Đây là điểm kết nối với thiên đường rõ ràng nhất trong cuộc đời tôi.

Trong nhiều năm, tôi đã tìm học và luyện nhiều môn tu luyện, như Do Thái giáo huyền môn và Cơ Đốc giáo huyền môn, đọc sách của Lão Tử và các môn tu luyện Đạo giáo, cũng như kinh thư Phật giáo.

Tôi cũng đã đọc về cuộc đời của Phật Milarepa và Siddartha. Sự khao khát vẫn luôn còn đó, nhưng mỗi khi học, tôi biết đó không phải là môn tu luyện vô biên mà tôi hằng tìm kiếm suốt cuộc đời mình. Thật không may, tôi còn tìm hiểu một số môn Chu Dịch và hậu quả thật kinh khủng. Trong đó có đầy những thứ xấu, mặc dù một số người ở môn đó không muốn làm người xấu.

Tôi đã gắng hết sức để có thể nhân ái, thành thật, dung nhẫn và vị tha trong suốt những năm tôi tìm kiếm. Tuy nhiên tôi lại nảy sinh tâm nóng giận, nhưng tôi không ngừng kiềm chế nó.

Tôi phải hứng chịu nhiều điều tồi tệ sau khi từ bỏ các môn Chu Dịch và cựu thế lực (khi đó tôi chỉ biết rằng chúng là thứ rất tà ác) đang cố giết chết tôi…mỗi thời khắc của từng ngày.

Đã có lúc tôi không ngủ trong bốn tháng và lúc nào cũng sống trong sợ hãi. Trong ba năm, hàng ngày tôi đều ngồi máy tính tìm kiếm một môn tu luyện mà tôi biết có thể chuyển hóa nghiệp lực và đưa tôi đến với vị Sư phụ chân chính. Trong suốt thời gian đó có một sinh mệnh, mà bây giờ tôi biết chính là Sư phụ, đã đưa tôi đến một không gian rất cao và tôi trông thấy bè lũ tà ác đã trải qua hàng nghìn hàng nghìn năm để xây dựng các cơ chế và những thứ của chúng nhằm chống lại Pháp Luân Đại Pháp. Điều đó thật kinh hoàng, nhưng đứng cạnh Sư phụ, tôi cảm thấy an toàn và được bảo vệ.

Sư phụ đã cố tiếp cận tôi bằng nhiều cách. Tôi muốn tìm một vị thầy châm cứu trong thị trấn nhưng tôi muốn người đó phải là người Trung Quốc và phải giỏi xuất sắc. Tôi đã tìm thấy một người và ông ấy chỉ nói được một chút tiếng Anh nhưng dù vậy tôi vẫn đến. Cuộc gặp gỡ đó thật căng thẳng nhưng ông đã nói với tôi rằng tôi là một người hiền lành. Tôi đã đấu tranh trong tư tưởng một lúc lâu, tôi không tin ông, nhưng có thể cảm nhận được lòng tốt của ông ấy. Ông đưa cho tôi một tờ rơi về môn khí công Pháp Luân Đại Pháp. Từ ‘khí công’ nghĩa là thực hiện động tác gì đó để chữa bệnh khỏe người, và vì vậy tôi đã bỏ qua tờ rơi đó. Tôi đang tìm kiếm một môn tu luyện cơ mà.

Khi tra cứu trên máy tính, tôi tìm thấy một bài báo, không phải trên Minh Huệ hay Chánh Kiến nhưng là do một học viên Trung Quốc viết, dường như là trên trang cá nhân của cậu ấy. Bài viết rất hay, cậu ấy viết về những trải nghiệm của mình về Sư phụ và Pháp Luân Đại Pháp đã cứu độ cậu ra sao. Cậu ấy cũng nói rằng niệm những từ “Pháp Luân Đại Pháp hảo” trong tâm và thật chân thành, điều đó có thể cứu bạn. Bài viết của cậu ấy rất đáng tin cậy và tôi đã thức cả đêm để niệm “Pháp Luân Đại Pháp hảo”. Sáng hôm sau dường như không thấy thay đổi gì nên tôi đã dừng niệm.

Khoảng bốn đến sáu tháng sau, tôi vẫn tìm kiếm một môn tu luyện trên máy tính. Khi ngồi vào máy tính, tôi đã bị mất ý thức và con trai tôi nói rằng việc đó kéo dài khoảng ba giây. Khi lấy lại ý thức, tôi đang ở trang web Pháp Luân Đại Pháp. Tôi xem qua và bắt đầu đọc sách.

Tôi nhận ra môn tu luyện này chính là điều tôi đã và đang tìm kiếm. Sau đó tôi đã liên lạc với người điều phối địa phương để học các bài công pháp. Đến thứ Bảy tôi mới có thể đến điểm luyện công. Tôi quyết định cố gắng học theo video. Tôi nhờ con trai đọc các hướng dẫn giúp tôi. Khi cháu đọc được khoảng bốn từ trong hướng dẫn, công của Sư phụ đã tràn ngập khắp căn hộ. Đó là ánh sáng trắng thuần tịnh, tinh khiết, bình hòa và tĩnh lặng, phủ kín cả căn hộ. Con trai tôi bắt đầu ngủ gục ngay trên máy tính; những giọt nước mắt hạnh phúc của tôi trào dâng vì cuối cùng tôi đã tìm được đúng con đường. Công này bao phủ toàn bộ căn hộ trong khoảng 15 đến 20 phút. Sư phụ đã đảm bảo rằng tôi biết điều đó là sự thật.

f178295396be96c8fca6e86c25db8023 (1)Tôi biết tôi cần phải tìm một môn tu luyện, tôi đã nhìn thấy nó khi còn nhỏ, và môn tu luyện này thậm chí còn tu dưỡng cả thân thể tôi. (Ảnh minh họa. Nguồn: FalunArt.org)

Hiểu biết của tôi về Nhẫn

Trong suốt lần đọc đầu tiên cuốn sách Chuyển Pháp Luân, tôi biết cuốn sách là một chiếc thang lên trời. Một lần, cuốn sách thực sự nói với tôi bằng một giọng rất trẻ, trước khi tôi đọc đến đoạn nói về việc không được viết lên sách (tôi không viết lên đó nhưng tôi có thói quen này), nói rằng: “Đừng đánh dấu lên tôi hay viết lên tôi.”

Ngay lập tức tôi ngộ ra sự khác nhau (tại tầng thứ sở tại của tôi) giữa ‘chịu đựng’ (Tolerance) và ‘Nhẫn’ (Forbearance). Đặc biệt sau khi đọc trong Chuyển Pháp Luân, Sư phụ giảng:

“Đạo gia tu luyện Chân Thiện Nhẫn, trọng điểm tu Chân; vậy nên Đạo gia giảng tu chân dưỡng tính, nói lời chân, làm điều chân, làm chân nhân, phản bổn quy chân, cuối cùng tu thành Chân Nhân. Nhưng cũng có Nhẫn, cũng có Thiện; [còn] trọng điểm rơi vào tu Chân. Trọng điểm của Phật gia rơi vào tu Thiện của Chân Thiện Nhẫn. Vì tu Thiện có thể tu xuất tâm đại từ bi; một khi xuất hiện tâm từ bi, thì [thấy] chúng sinh rất khổ, do vậy phát sinh nguyện vọng muốn phổ độ chúng sinh. Nhưng cũng có Chân, cũng có Nhẫn; trọng điểm rơi vào tu Thiện. Pháp môn Pháp Luân Đại Pháp của chúng ta chiểu theo tiêu chuẩn tối cao của vũ trụ—Chân Thiện Nhẫn đồng tu—[vậy nên] công chúng ta luyện rất to lớn.” (Bài giảng thứ nhất, Chuyển Pháp Luân)

Và cũng trong Chuyển Pháp Luân:

“Nếu chư vị có thể Nhẫn được vững, nhưng trong tâm vẫn không dứt bỏ, thì như thế vẫn chưa được.” (Bài giảng thứ chín, Chuyển Pháp Luân)

Sự khác nhau mà tôi ngộ ra là ‘chịu đựng’ chỉ là bước đầu tiên của Nhẫn. Tôi có thể kiềm chế mình liên tục, nhưng nếu nó làm tôi khó chịu thì vẫn chưa đạt. Để tiến đến tầng nghĩa thâm sâu hơn của Nhẫn, tôi phải thật sự tha thứ và buông bỏ cái tình, thói quen, các vật chất, quan niệm hoặc niềm tin về người đó hoặc tình huống đó để thực sự đạt được Nhẫn chân chính. Ngoài ra tôi còn phải Thiện sâu sắc hơn.

Nhẫn cũng viên dung cả bản thân tôi, tôi có thể thực sự ‘hành hạ’ mình bằng việc liên tục trách móc và giận dữ bản thân. Cho nên ‘vị tha’ cũng cần phải được mở rộng đến chính bản thân tôi. Lúc đầu tôi đã lo lắng về thể ngộ đó và vì vậy tôi đã suy ngẫm trong một thời gian dài và cầu xin Sư phụ giúp tôi thấy một thể ngộ đúng đắn tại tầng thứ của tôi.

Một khi đã có được lòng vị tha, cái Thiện sẽ sâu sắc hơn và tôi có thể không phán xét tiêu cực những sinh mệnh khác và có thể cứu họ hiệu quả hơn. Tâm trí tôi cũng trở nên minh bạch hơn.

Qua một loạt điểm hóa, Sư phụ đã giúp tôi ngộ được những cảm xúc hối hận, giận dữ và trách móc là ích kỷ thế nào, ngay cả khi chúng hướng vào chính bản thân tôi. Chúng chỉ có tác dụng đẩy chúng ta xuống tầng thứ thấp hơn và là chất ‘kết dính’ kéo người ta lại. Khi sự vị tha chạm đến tất cả chúng sinh bao gồm cả chính tôi, tôi có thể chuyển từ tránh móc và hà khắc thành suy ngẫm và phân tích tốt hơn nhiều.

Trong tiếng Anh, từ ‘chịu đựng’ (Tolerance) không bao gồm lòng vị tha nhưng ‘nhẫn’ (Forbearance) thì có. Tôi đã tra từ ‘Nhẫn’ trong định nghĩa tiếng Trung, và tôi tìm thấy “chịu đựng và kiềm chế bản thân”. Xin hãy cho tôi biết nếu có những định nghĩa khác của ‘Nhẫn’ mà cũng bao gồm cả ‘vị tha’.

Tôi vẫn cần phải tinh tấn hơn nữa và tiếp tục cứu nhiều chúng sinh hơn.

Hãy chỉ ra những chấp trước mà tôi có.

Con xin hợp thập đến Sư phụ!

Dịch từ: http://www.pureinsight.org/node/6751