Năm Ánh Sáng và hơn thế nữa

[ChanhKien.org] Trong Chuyển Pháp Luân, có một đoạn trong Bài giảng thứ Năm khiến nhiều người cảm thấy rất khó hiểu:

có rất nhiều sinh mệnh đã thấy được tình huống này, rằng hiện nay, trong không gian vũ trụ này từ lâu đã phát sinh một vụ nổ lớn. Các nhà thiên văn học hiện nay không nhìn thấy, là vì hiện nay khi chúng ta dùng kính viễn vọng lớn nhất mà nhìn, thì quang cảnh nhìn được là những sự việc 15 vạn năm ánh sáng trước đây. Nếu muốn nhìn thấy sự biến hoá của thiên thể hiện nay, họ cần sau 15 vạn năm ánh sáng nữa mới có thể nhìn thấy được, như vậy rất là lâu.”

Một số kẻ tự xưng là khoa học gia, hay những kẻ chuyên viết bài bôi nhọ cùng với các đặc vụ trên Internet đã dựa vào điểm này để công kích Pháp Luân Đại Pháp, nói rằng Sư phụ không hiểu gì về các đơn vị đo lường và đã nhầm lẫn giữa “năm” và “năm ánh sáng”. Một số học viên mới đắc Pháp cũng đọc “năm ánh sáng” thành “năm”. Bây giờ chúng ta sẽ cùng thảo luận về “năm ánh sáng”.

Con người coi “năm ánh sáng” là một khái niệm về khoảng cách, cụ thể là khoảng cách mà ánh sáng đi được trong môt năm. Nhưng bản thân thuật ngữ này lại bao hàm nhiều quan niệm người thường. Thứ nhất, khoa học hiện đại coi tốc độ ánh sáng là một hằng số. Có thật là tốc độ ánh sáng không bao giờ thay đổi không? Trên thực tế người ta kết luận tốc độ ánh sáng là một hằng số vì đã căn cứ theo những quan sát trong một phạm vi rất nhỏ hẹp, nói thẳng ra nó chỉ là một giả thuyết. Con người quả thật đã tiến hành nhiều thí nghiệm nghiên cứu, nhưng trong phạm vi rất nhỏ so với cả vũ trụ này. Chúng ta có dám chắc rằng tốc độ ánh sáng ở rìa vũ trụ cũng bằng với tốc độ ánh sáng ở Trái Đất hay không? Thật ra chúng ta còn chưa đo được tốc độ ánh sáng ở rìa Dải Ngân Hà. Thuyết tương đối của Einstein được thiết lập dựa trên cơ sở rằng tốc độ ánh sáng là không đổi, và kết quả là thuyết này có rất nhiều mặt hạn chế. Nếu tốc độ ánh sáng thay đổi khi vượt ra ngoài một phạm vi nào đó, thì mọi hiểu biết của chúng ta về sự hình thành, kết cấu và phát triển của vũ trụ đều sai hết.

Bây giờ hãy nói về khái niệm thời gian. Ai có thể định nghĩa được thời gian? Không ai có thể giải thích về nó một cách rõ ràng được. Chúng ta chỉ tự cho rằng thời gian tịnh tiến từ quá khứ đến tương lai với một tốc độ không đổi. (Xin thứ lỗi vì tôi không thể tìm được cách diễn đạt nào khác). “Thời gian trôi qua như một dòng sông! Không ngừng nghỉ bất kể ngày đêm.” Có ai ngờ rằng chính thời gian cũng có thể thay đổi cơ chứ?

Sư phụ đã giảng tại Pháp hội miền Đông Mỹ quốc [1999] rằng: “Để tăng tốc làm việc này, phải đẩy nhanh thời gian của cả thiên thể [vũ trụ] lên, cho nên Pháp Luân lớn nhất ở nơi cao nhất vẫn đang tăng tốc xoay tròn. Thiên thể trên toàn bộ chỉnh thể là liên đới cùng nhau, cho nên thời gian trở nên càng lúc càng nhanh. Ước chừng là nhanh đến mức độ nào? Bởi vì các sinh mệnh trong các thời gian không gian khác nhau, [thời gian] nhanh chóng hơn thì tất cả mọi thứ trong không gian của sinh mệnh đó đều theo đó mà nhanh lên, sinh mệnh đó cảm giác không được sự nhanh chóng ấy. Chư vị có thể hiểu được ý tôi giảng không? Mỗi ngày vẫn là hai mươi bốn giờ, mọi người vẫn đều là đang làm các việc khác nhau, chỉnh thể thời gian của không gian này đều đã được đẩy nhanh lên rồi, nhưng đồng hồ thì vẫn chiếu theo hai mươi bốn giờ như thế mà chạy, cho nên mọi người cảm giác không được sự nhanh chóng như thế. Người ta nhìn thấy mặt trời mọc và lặn cũng vẫn đang tuần hoàn như vậy.

Khi tất cả đều đang tăng tốc nhanh lên, tất cả đều đang nhanh lên, thì sự tân trần đại tạ của chư vị, một động tác của chư vị, một ánh mắt, một phương thức tư duy của chư vị đều đang theo đó mà nhanh lên, hoàn cảnh tồn tại vốn có của sinh mệnh các tầng thứ khác nhau cũng đang nhanh lên giống như thế, mọi thứ đều đang nhanh lên, nhưng ai cũng không cảm giác được sự nhanh chóng ấy. Thế nhanh đến mức độ nào? Ước chừng một ngày của chúng ta hôm nay chính là một giây đồng hồ. Kỳ thực nghĩ thử xem con người thật đáng thương, nhưng con người ở đây vẫn say sưa nói chuyện và làm những việc của con người, con người vẫn cảm thấy bản thân rất vĩ đại, nhân loại vẫn muốn phát triển rất cao.”

Bây giờ hãy nói về khoảng cách. Thật ra thì sinh mệnh ở những không gian khác có thể biến lớn thu nhỏ tùy ý. Ngay cả trường không gian vật chất mà chúng ta đang cư ngụ cũng có thể thay đổi kích thước. Khi không gian này phóng to ra, chiều cao của con người, của nhà cửa và ngay cả độ dài của cây thước cũng đồng thời kéo dãn ra. Do đó chúng ta không cảm giác được sự thay đổi. Điều này nói lên rằng hết thảy kiến thức của nhân loại về vận tốc ánh sáng, thời gian và không gian đều rất nông cạn.

Trong khi trả lời câu hỏi tại Pháp hội Thụy Sĩ [1998], Sư phụ giảng rằng: “Như chư vị đã biết, trong sách Chuyển Pháp Luân tôi có đề cập đến việc nhìn thấy một ngôi sao ở cách chúng ta 150 ngàn năm ánh sáng. Thật ra, tôi chỉ giảng ở mức độ mà khả năng của nhân loại với khoa học hiện đại có thể hiểu được mà thôi. Sự thật không phải như thế đâu. Tại sao không phải? Mọi người hãy thử nghĩ xem: Trong các không gian khác nhau có các thời gian khác nhau. Trong phạm vi của trái đất của chúng ta có một trường thời gian và hết thảy mọi thứ đều bị ước chế trong phạm vi của thời gian này. Ngay khi một vệ tinh nhân tạo bay vượt qua khỏi tầng khí quyển của chúng ta, nó sẽ tiến nhập vào một trường thời gian khác, hoàn toàn khác hẳn với trường thời gian của Trái Đất.  Cho nên khi vệ tinh nhân tạo này bay ngang qua các tinh cầu khác, các tinh cầu đó cũng có trường thời gian của chúng. Thiên thể càng to, thời gian và vận tốc trong đó càng khác biệt nhiều hơn nữa.

Người ta cho rằng phải mất đến 150 ngàn năm ánh sáng mới nhìn thấy được những gì xảy ra trong Dải Ngân Hà. Kỳ thực, tôi nói với chư vị rằng, có thể chỉ trong hai hay ba năm thôi chư vị đã có thể thấy được rồi. Tại sao? Bởi vì vận tốc của ánh sáng cũng chịu sự ước chế của thời gian. Khi ánh sáng đi xuyên qua các trường thời gian khác nhau, vận tốc của nó, “xoẹt, xoẹt, xoẹt,” lập tức trở thành nhanh hay chậm. Khi ánh sáng truyền đến Trái Đất của chúng ta, nó phải phù hợp với trường thời gian của Trái Đất và trở nên vô cùng chậm. Dùng trường thời gian mà con người ở Trái Đất có thể nhận thức được thì không có cách nào để ước định được thời gian trong vũ trụ. Sự hiểu biết của nhân loại về chân lý, vật chất, sinh mệnh, vũ trụ, và nhiều điều [khác] –  kể cả sự phát triển của nhân loại  – đều sai hết.”  (Bản dịch không chính thức)

Lời Sư phụ giảng là Pháp. Giả sử trong Chuyển Pháp Luân ghi rằng “các ngôi sao cách chúng ta 150 ngàn năm”, nghĩa là chúng ta chỉ có thể nhìn thấy chúng sau 150 ngàn năm. Nhưng trên thực tế, “có thể chỉ trong hai hay ba năm thôi chư vị đã có thể thấy được rồi”.

Bởi vì nói “150 ngàn năm” là sai, nên Sư phụ không nói thế, mà trong từ điển của nhân loại, “năm ánh sáng” là cách diễn đạt khả dĩ nhất.

Hãy nghĩ sâu thêm một chút, nếu cảnh tượng những ngôi sao bị nổ tung và tái tạo trong các không gian khác mà chúng ta nhìn thấy không phải đã xảy ra hàng tỷ năm trước, mà chỉ vừa xảy ra cách đây vài năm, điều này có ý nghĩa gì? Tại sao nhân loại lại bại hoại đến mức độ này? Tại sao Sư phụ Lý Hồng Chí lại đích thân xuống thế gian truyền Pháp? Quá trình đại trùng tổ của vũ trụ rất có thể đang ở ngay trước mắt chúng ta. Không chỉ ở ngay trước mắt, mà thật ra mọi người đều đang ở trong quá trình đó.

Ngày nay, có nhiều nhà vật lý học đưa ra những giả thuyết về nguồn gốc của các hành tinh. Một trong số đó là “có một lỗ đen. Một ngôi sao hay là một sao lùn trắng từ một nơi xa xôi lao đến, quét ngang qua Mặt Trời, hất tung bụi ra xung quanh. Sau đó số bụi này dần dần tụ lại thành những quả cầu nhỏ rồi hình thành nên chín đại hành tinh.”

Vậy tại sao tất cả các hành tinh đều có hình cầu mà lại không có hình lập phương hoặc hình dạng bất kỳ nào đó? Hãy từ một giác độ khác mà suy ngẫm, nếu có một miếng sắt, và trên một hạt electron của một hạt nhân nguyên tử của miếng sắt đó cũng có núi non và sông ngòi giống như Trái Đất. Những khoa học gia trong thế giới bên trong hạt electron đó cũng đưa ra một giả thuyết tương tự: “Từ phương trời xa, một hạt nhân nguyên tử bay ngang qua electron của chúng ta, do bị tác động bởi lực hấp dẫn, một số vật chất của hạt nhân bị hút bật ra và những vật chất này dần dần cấu thành 26 electron”. Cho dù vị khoa học gia tí hon này có bằng cấp và địa vị cao đến đâu đi nữa thì học thuyết của ông ta vẫn sai. Ông ấy không biết rằng ở những nơi xa xôi khác, hàng ngàn tỷ nguyên tử sắt đều có 26 electrons. Không hề có vụ va chạm nào từng xảy ra trong hàng ngàn tỷ “năm electron”.

Tất nhiên chúng ta chỉ đưa ra thí dụ vậy thôi. Trên thực tế thì những sinh mệnh ở cảnh giới đó có trí tuệ cao hơn nhân loại rất nhiều.

Chúng ta chỉ mới bàn về không gian vật chất nơi chúng ta đang sinh sống, và tri thức của nhân loại vẫn còn rất nhiều hạn chế. Con người đã phát triển nhiều loại học thuyết khác nhau dựa trên các giả thuyết, thêm thắt một số mô hình toán học cộng với quan điểm của những người đi trước, nhờ đó họ trở thành các chuyên gia và học giả trong lĩnh vực này, được nổi danh, có tiếng tăm. Họ lấy danh nghĩa “bài trừ mê tín, phát triển khoa học” để công kích những hiện tượng mà bản thân họ không lý giải được. Thật đáng cười!

Tại sao điều này lại xảy ra? Bởi vì tiền đề quan trọng nhất của khoa học là thuyết vô thần. Nó không cho phép con người tin vào sự tồn tại của Thần và coi những quy luật thông thường cũng như những hiện tượng không giải thích được là “tự nhiên”. Hết thảy các học thuyết và giả thuyết của khoa học về nguồn gốc của vũ trụ và nguồn gốc của sự sống đều nhằm mục đích chứng minh rằng Thần không tồn tại. Cái quan niệm ngu xuẩn và nhiều sơ hở này đã dẫn nhân loại đến sự thoái hóa toàn diện. Vì người ta không tin con người có chủ nguyên thần, và một người chết đi cũng giống như một bóng đèn đứt bóng, nên dĩ nhiên là họ sẽ làm hại lẫn nhau để trục lợi cho bản thân và hưởng thụ những gì mình đang có. Nếu con người không tin rằng Thần đang cai quản và cân bằng mọi thứ ở thế gian, tất nhiên họ sẽ không việc ác nào mà không dám làm và ham mê những thú vui trần tục. Đại Pháp dạy chúng ta rằng nguyên thần bất diệt. Chỉ cần nghĩ sâu thêm một chút, nếu nguyên thần là bất diệt thì vấn đề tu luyện là điều tất yếu. Không có gì trên đời có thể mang đến khi sinh và mang đi khi chết. Chỉ có thành quả của tu luyện mới vĩnh viễn mang theo bên nguyên thần. Chỉ có tu luyện mới có thể đề cao tầng thứ của một cá nhân, do đó người tu luyện là người trí tuệ nhất.

Những nguyên lý như “bất thất bất đắc”, chuyển hóa đức và nghiệp, đã lý giải rõ ràng những lời giáo huấn của các tôn giáo trong lịch sử. “Chuyển Pháp Luân”, quyển sách Đại Pháp của vũ trụ này đưa ra lời giải đáp về nguồn gốc của vạn vật, về luân lý đạo đức và về các pháp môn tu luyện của những vị Thần, cũng như về căn bản của vũ trụ và sinh mệnh. Từng chữ trong cuốn sách Đại Pháp này đều bất khả tư nghị, đột phá mọi cảnh giới. Nó huyền diệu vô biên và không ai được phép tự ý sửa đổi dù chỉ một chút. Những câu từ mà chúng ta thấy khó hiểu và khó hình dung hoặc không phù hợp với quy tắc thông thường nhiều khi lại ẩn chứa lời giải cho những điều huyền diệu được ẩn giấu trong đó.

Hỡi các đồng tu và các bạn, hãy trân quý Đại Pháp. Hãy biết quý trọng cơ duyên từ vạn cổ!

 

Dịch từ http://pureinsight.org/node/1082