Giải quyết các mâu thuẫn trong gia đình bằng thiện tâm

Tác giả: Một đệ tử Đại Pháp ở Trung Quốc

[Chanhkien.org] Khi xuất hiện mâu thuẫn trong gia đình, các đệ tử Đại Pháp giải quyết thế nào? Tà đảng đã tiêm nhiễm một cách có hệ thống vào tâm thức của người dân Trung Hoa những phương thức rất hung hăng nhằm giải quyết xung đột. Bất cứ khi nào có mâu thuẫn, người dân thường được đảng khuyến khích nhìn vào lỗi lầm của người khác. Kết quả là, khi vấn đề xuất hiện, người Trung Quốc có xu hướng phàn nàn và chỉ trích người khác trừ bản thân mình. Họ thường nhấn mạnh việc họ là nạn nhân và họ luôn đúng. Nhiều lúc, người Hoa thậm chí dùng cả bạo lực để giải quyết đối phương. Là đệ tử Đại Pháp thì đương nhiên không thể hành xử như thế trong bất kỳ mâu thuẫn nào, bởi vì làm như vậy không chỉ không thể giải quyết được, mà còn làm vấn đề tệ hơn.

Là đệ tử Đại Pháp, chúng ta nên dùng tâm thiện mà chúng ta tu luyện được từ Đại Pháp để giải quyết xung đột, bao gồm cả mâu thuẫn gia đình. Chỉ nhờ lòng tốt mà chúng ta có thể nhận diện được vấn đề. Sau đây là một vài câu chuyện xảy ra đối với học viên địa phương chúng tôi. Những học viên này dùng thiện tâm để giải quyết các mâu thuẫn tiềm tàng trong gia đình và hiệu quả rất tốt.

Một người phụ nữ lớn tuổi rất chăm chỉ giảng chân tướng. Chồng của bà, mặt khác, lại rất lo lắng cho vợ. Mỗi khi bà đi ra ngoài, bà phải giấu các tài liệu sao cho chồng bà không thể tìm ra. Nếu ông thấy những thứ ấy, ông sẽ không cho bà giảng chân tướng nữa. Một ngày, bà đã sắp xếp các tài liệu và giấu trong bậu cửa sổ căn nhà. Bà phải ra ngoài để làm vài việc và lúc bà trở lại, các tài liệu đã biến mất. Bà biết ngay việc gì đã xảy ra. Chồng bà chắc chắn đã tìm thấy và ông đã giấu ở nơi khác. Bà biết phải làm gì. Bà thấy ông trong phòng và và hỏi: “Nhà ta có trộm phải không?” Ông khựng lại và trả lời: “Không.” Bà bèn tiếp tục: “Thế làm sao mà tôi không tìm thấy gói đồ để dưới bậu cửa lúc trước nhỉ?” Ông lập tức trả lời rằng ông không nhìn thấy gì cả. Bà liền hỏi lại ông với một thái độ bình tĩnh và ân cần: “Này, không phải là ông biết làm một ít bói toán sao? Tại sao ông không sử dụng phép bói của mình và xem thử gói đồ ở đâu?” Người chồng liền bấm độn ngón tay và nói rằng gói đồ ở trong phòng khác. Bà đi thẳng tới phòng và thấy gói đồ ở đó. Bà mang gói đồ đi ra ngoài để tiếp tục giảng chân tướng.

Một nữ đồng tu khác mới bắt đầu tu luyện gần đây. Chồng của nữ học viên này không ủng hộ cô lắm do ảnh hưởng từ tuyên truyền của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Anh sợ rằng cô sẽ bị giam giữ. Kết quả là anh chồng rất giận khi thấy vợ mình tập Pháp Luân Đại Pháp ở nhà. Một ngày, khi học viên mới này lại tập các bài tập Pháp Luân Đại Pháp tại nhà thì người chồng thấy và nổi giận. Người học viên này không nói một lời, đợi tới khi chồng mình bình tĩnh lại. Sau đó, người học viên này nói: “Nhìn này, trước lúc tập Pháp Luân Đại Pháp, chúng ta suốt ngày gây gổ. Em không bao giờ nhường anh. Bây giờ thì em tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, em luôn cố gắng tuân theo lời dạy của Sư phụ là hướng nội mỗi khi có mâu thuẫn. Em cũng muốn biết em đã làm gì sai; em không muốn gây sự với anh nữa.” Người chồng gật đầu: “Ừ, giờ em đã khác rồi. em không còn hạ thấp mình nữa , thay vào đó lại tự mình đề cao.”

Một ngày nọ, con trai học viên này ho suốt khi ở trường mẫu giáo. Khi tới đón, cô y tá trường kể lại sự tình và khuyên học viên này nên mang con tới bệnh viện kiểm tra. Cô liền mang con về nhà và kể lại cho chồng nghe chuyện đã xảy ra. Cô không muốn tới bệnh viện ngay và làm chồng cô rất khó chịu. Cô nói với con trai rằng: “Bây giờ có hai lựa chọn. Một là niệm ‘Pháp Luân Đại Pháp hảo, Chân Thiện Nhẫn hảo’; hai là tới bệnh viện. Con trai, con muốn cái nào?” Cậu con trai suy nghĩ một lúc rồi trả lời: “Mẹ, con muốn niệm Pháp Luân Đại Pháp hảo, Chân Thiện Nhẫn hảo.” Sau bữa tối, người con trai nằm trên giường. Cô bắt đầu đọc những câu chuyện từ tài liệu giảng chân tướng về truyền thống cổ xưa Trung Hoa cũng như chuyện về những người đã vượt qua thảm họa nhờ vững tin vào Đại Pháp. Cậu con trai lắng nghe chăm chú và thường nói rằng những câu chuyện thực hay. Khi đã gần 10 giờ, cậu con trai vẫn muốn nghe thêm các câu chuyện. Người học viên nói rằng cậu phải đi ngủ để mai còn tới trường. Cậu con trai buồn ngủ và đêm ấy cậu không ho nữa. Sáng hôm sau, người chồng rất ngạc nhiên. Những chữ đầu tiên từ miệng anh khi thức dậy là: “Anh đi xem TV đây, em cứ tiếp tục học Pháp đi.” Kể từ đó, người chồng luôn ủng hộ vợ mình.

Trong kinh văn “Thanh tỉnh” ở “Tinh Tấn Yếu Chỉ”, Sư phụ giảng: “Tôi không chỉ là dạy chư vị Đại Pháp, tác phong của tôi cũng là để lưu lại cho chư vị, ngữ khí, thiện tâm trong công tác, thêm vào đó là đạo lý có thể cải biến nhân tâm, chứ mệnh lệnh vĩnh viễn không thể! Trong tâm người ta không phục mà chỉ là phục tùng ở bề ngoài, như vậy khi nhìn không thấy thì vẫn hành sự theo ý nguyện của chính mình.

Trong “Giảng Pháp tại Pháp hội Quốc tế Washington DC năm 2009”, Sư phụ cũng nói: “Biểu hiện lớn nhất của Thiện chính là Từ Bi; Ông là thể hiện năng lượng to lớn. Ông có thể giải thể hết thảy những gì không đúng đắn.” Sư phụ cũng giảng thêm: “Từ Bi càng lớn, thì lực lượng đó càng lớn. Là vì trước đây xã hội nhân loại không có Chính Lý, vậy nên con người là không dùng Thiện để giải quyết vấn đề; con người xưa nay đều dùng thủ đoạn chinh phạt để giải quyết vấn đề của con người; do đó điều ấy trở thành cái Lý của con người. Người mong muốn thành Thần, bước xuất khỏi trạng thái con người, thế thì phải vứt bỏ loại tâm ấy, phải dùng Từ Bi để giải quyết vấn đề.

Ở thời khắc rất quan trọng để cứu độ chúng sinh, vẫn có nhiều đệ tử Đại Pháp chưa giải quyết được các vấn đề trong gia đình. Gia đình của các học viên cũng là chúng sinh cần được cứu độ. Để giải quyết các mâu thuẫn gia đình, chúng ta phải sử dụng từ bi. Sự nhân hậu thuần khiết mà chúng ta tu luyện được từ Đại Pháp rất mạnh mẽ. Miễn là chừng nào chúng ta còn dùng từ bi để giải quyết vấn đề, chúng ta sẽ có thể giải quyết các mâu thuẫn đó và các thành viên trong gia đình chúng ta sẽ có thể được cứu độ.

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/node/119710
http://pureinsight.org/node/6554