Điều trước đây tôi tự ti cũng là điều hiện nay tôi tự hào

Tác giả: Một đệ tử Đại Pháp ở Trung Quốc

[Chanhkien.org] Ngay từ khi còn nhỏ, tôi đã có tính khí bộc trực và không biết cách tán dương người khác. Cha mẹ tôi rất lo ngại rằng cách giao tiếp vô ý tứ như vậy sẽ khiến tôi khó mà đạt được địa vị cao trong xã hội. Do đó sự giáo dục dành cho tôi từ nhỏ tới lớn luôn tập trung vào việc dạy tôi cách làm người khác hài lòng và đoán được ý định của người khác. Tất cả những điều đó làm tôi bực mình và tôi phải tiếp thu một cách bất đắc dĩ. Tôi luôn đạt được điểm cao. Mỗi khi gia đình tôi nhìn thấy điểm số mà tôi đạt được, họ luôn tiếc nuối rằng dù tôi đạt điểm cao nhưng lại quá thẳng thắn và ngu ngốc, cho nên tôi sẽ khó mà thành công trong tương lai. Xã hội này không ưa những người có trách nhiệm và trung thực. Họ luôn nói với tôi rằng xã hội này nguy hiểm và xấu xa đến dường nào, và rằng chỉ có những ai dùng lời lẽ ngon ngọt, biết hùng biện, khen cấp trên đúng lúc thì người đó mới đạt được điều mình muốn. Tôi thường cãi lại rằng những điều đó là ích kỷ, gian xảo và không thể được coi là chính đáng được. Tôi càng phản đối thì càng bị trách mắng nhiều hơn. Khi trông thấy tôi, họ hàng và bè bạn luôn nói rằng đôi mắt của tôi phản chiếu sự ngu ngốc. Khi tôi nghe thấy thế, tôi thường tự khép mình lại và không nói tiếng nào. Dần dần một cách vô thức, tôi trở nên tự ti, mặc cảm. Tôi thường nhìn vào gương và tự hỏi: “Sao người ta lại thấy sự ngu ngốc trong mắt mình nhỉ?”

Điểm số của tôi luôn thuộc tốp giỏi nhất lớp và tôi đã đậu đại học và tốt nghiệp trung học. Là một cô gái xuất thân từ vùng nông thôn nghèo, tôi không muốn dùng tiền của cha mẹ để chi trả học phí. Mỗi lần tôi về thăm nhà vào kỳ nghỉ Đông hoặc nghỉ Hè, những người cùng làng đều nói chuyện lớn tiếng khi họ nhìn thấy tôi: “Ngày nay sinh viên đại học chẳng đáng giá một xu, tụi nó không tìm được việc làm và kiếm tiền không bằng nông dân”. Khi tôi nghe thấy thế, tôi biết họ ám chỉ rằng tôi không phải là loại người thông minh cho lắm. Bất cứ khi nào bạn bè và họ hàng gặp tôi ở nhà, họ đều cố gắng dạy tôi sống khôn khéo, xảo quyệt và hai mặt. Khi vấp phải sự cố chấp của tôi, họ nói trong tiếc nuối: “Chỉ có kiến thức không thôi thì khó tìm được công việc ngon lành lắm”. Tôi thấy tuyệt vọng khi nghe họ nói thế. Nhưng tôi không thích những lời khuyên về cách hành xử trong xã hội của họ. Chẳng lẽ thật sự không còn lối thoát nào cho tôi trong xã hội này sao?!

Không giỏi tranh biện, cũng không giỏi ăn diện, tôi thường hay bị chế nhạo. Nghe nhiều quá nên tôi cũng quen dần. Chứng tự ti nghĩa là tôi thường chọn một phong cách sống mà ít người có. Tôi không thích bị chú ý và cũng không mong được nổi tiếng.

Sau khi tốt nghiệp đại học, tôi được nhận vào làm ở một công ty nằm trong top 100 các công ty đa quốc gia. Môi trường làm việc tự do và tôn trọng lẫn nhau ở đây rất giống như ở trường đại học, mỗi ngày tôi đều vui vẻ làm việc và không ngừng học hỏi. Tôi không bị cười nhạo vì ăn mặc giản dị hay bị chỉ trích với cách nói chuyện vụng về. Cái tâm tự trách bản thân của tôi không bị phóng đại trong môi trường này và tôi làm việc rất cẩn trọng và im lặng. May mắn thay, tôi đã đọc được cuốn Chuyển Pháp Luân quý báu và nhờ đó mà biết được điều gì là thực sự tốt và thực sự xấu. Tôi hiểu rằng mình nên hành xử theo “Chân, Thiện, Nhẫn”. Tôi cũng ngộ ra rằng mình đang có một cuộc sống hạnh phúc và tôi đã sai khi cứ mặc cảm bản thân. Các nguyên tắc mà tôi tuân thủ là không hề sai.

Sau khi trở thành mẹ, tôi đã giáo dục các con tôi theo những nguyên lý của Đại Pháp để giúp chúng trở thành những trẻ em “Chân, Thiện, Nhẫn”. Cả hai cháu rất ngoan, lanh lợi, đáng yêu và biết lễ phép với người lớn. Đứa chị và em trai rất thân thiết và biết chia sẻ với nhau. Chúng tôi cùng học thuộc Hồng Ngâm của Sư phụ. Tâm tính của con gái tôi đề cao rất nhanh khi cháu đọc thuộc thơ. Khi chơi với em trai, cháu luôn nghĩ cho em trước và biết nhường nhịn. Khi con trai tôi đang tập nói, cháu đã có thể đọc thuộc lòng các bài “Khổ kỳ tâm chí”, “Duyên”, và “Đạo Trung” trong Hồng Ngâm của Sư phụ. Con gái tôi sống với cha mẹ chồng của tôi ở quê tôi cho đến khi cháu được 3 tuổi, rồi sau đó chuyển đến sống với tôi. Trong thời gian đó tôi mới bắt đầu học Pháp cùng cháu. Con trai của tôi thì may mắn hơn vì trong thời gian mang thai, tôi đã tinh tấn học Pháp. Sau khi sinh nở, tôi vẫn thường đọc thuộc Pháp cho cháu nghe. Cả hai cháu đều lớn lên khỏe mạnh và sống hạnh phúc với tôi.

Nhân dịp Tết, tôi đến thăm bố chồng. Ông đã tức tối nói với tôi rằng ông không đồng ý với cách dạy con của tôi. Vì đã lâu tôi chưa về thăm quê, nên ông đã không trút hết cơn giận và tôi cũng chỉ im lặng. Ông không chấp nhận việc tôi không cho các con xem TV vì ông nghĩ rằng các cháu sẽ không học được những kiến thức bổ ích. Trong kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, bố chồng đã đến thăm chúng tôi. Lần này ông có vẻ như đã có chuẩn bị trước. Khi tôi không cho các con xem chương trình Nhạc hội mừng Năm mới trên TV, ông đã nạt tôi: “Ta thấy trước hậu quả cách dạy con của con. Sau này hai đứa nó chắc chắn sẽ bị người khác bắt nạt. Ta rất giận con! Hãy nhìn cái vẻ mặt dại khờ của chúng kìa!” Tôi chưa chuẩn bị tinh thần nên rất bất ngờ trước cơn thịnh nộ của ông. Sau khi im lặng lắng nghe ông nói xong, tôi trả lời ông một cách an hòa: “Thưa cha, nếu sau này lũ trẻ bị bắt nạt chỉ vì chúng sống hiền lành, thì với tư cách là mẹ của chúng, con sẽ không thấy xấu hổ. Ngược lại, nếu các con của con chà đạp người khác để mưu cầu lợi ích cá nhân, điều đó sẽ đem lại sự ô nhục và bất hạnh đến cho gia đình này”. Nhưng bố chồng của tôi vẫn lặp đi lặp lại rằng: “Đây là một xã hội mà người ta ăn thịt lẫn nhau và người tốt bị bắt nạt ở khắp nơi”. Ông không đồng ý với cách tôi nuôi dạy các con. Ông khen những đứa trẻ ở quê ông rằng chúng rất hiểu chuyện và phấn đấu vì mọi thứ. Tôi hiểu tâm trạng của ông và cũng nghe nói nhiều bạn bè của tôi cũng dạy con của họ như thế. Tôi có thể thấy từ trong đôi mắt của ông rằng lòng tự tôn gia đình của ông đã bị tổn thương vì cách tôi dạy con. Trong khi chúng tôi nói chuyện thì mẹ chồng tôi chỉ ngồi bên cạnh lắng nghe. Bà thận trọng nói với bố chồng tôi rằng bà đồng ý với tôi trong việc dùng “Chân, Thiện, Nhẫn” để dạy dỗ con cái. Bà nói với ông rằng bà đã chứng kiến ở tôi nhiều sự thay đổi rất lớn trong quá trình tu luyện Pháp Luân Đại Pháp trong 3 năm qua, và rằng nếu không có Đại Pháp và Sư phụ thì gia đình này sẽ không thể êm ấm được. Bà còn nói mọi người trong gia đình nên cám ơn Đại Pháp và Sư phụ và bà cũng ngăn không cho bố chồng tôi tiếp tục nói.

Trong dịp Tết Nguyên đán, những người có tuổi luôn cầu mong phúc lộc. Khi nhìn thấy vẻ mặt nghiêm trọng của bố chồng, mẹ chồng tôi đã không đả động gì tới ông nữa. Tôi pha trà cho họ và kể về vẻ đẹp của Đại Pháp, cũng như trải nghiệm khi tu luyện Đại Pháp của tôi. Tôi đã xin lỗi bố chồng và nói cho ông biết rằng tôi không cố ý làm ông mất vui. Tôi giải thích rằng tôi không để bọn trẻ xem TV bởi vì trên đó có nhiều cảnh bạo lực, lừa dối và đồi trụy. Tâm hồn trong sáng của chúng sẽ bị vấy bẩn. Dù vậy, tôi vẫn không hề cách ly các con, tôi cho chúng xem biểu diễn Thần Vận, các chương trình “Học tiếng Trung” và “Sự kỳ diệu của Hán ngữ” của đài truyền hình Tân Đường Nhân. Tôi cho các con học về văn hóa truyền thống và dạy chúng câu thúc bản thân theo các nguyên lý Chân, Thiện, Nhẫn. Sau khi xem Thần Vận, các con tôi nhận được ảnh hưởng tốt từ những tiêu chuẩn nghệ thuật cao trong đó. Không có chương trình truyền hình của Trung Quốc nào có thể có hiệu ứng giáo dục tích cực như vậy. Tôi đã nói chuyện một cách chân thành đến mức bố chồng tôi đã nở một nụ cười. Mặc dù ông không thể khiển trách quan điểm của tôi được, nhưng ông vẫn không đồng tình với những lời tôi nói. Tôi kể cho ông nghe sự thật rằng những điều ông muốn tôi phải dạy con cái cũng chính là điều cha mẹ tôi ngày xưa đã từng dạy tôi. Họ đã từng lo ngại rằng tính tình bộc trực và khờ khạo của tôi sẽ khiến tôi không có được địa vị trong xã hội. Tôi đã không lớn lên với cách sống hai mặt như cha mẹ tôi muốn, nhưng tôi cũng đâu có thất bại. Trong mắt mọi người ở nơi làm việc, tôi là một người tử tế. Tôi thực hành theo điều mà Sư phụ dạy và không ganh đua hoặc tranh đoạt với người khác. Những lợi ích mà tôi đáng được nhận không những không bị giảm bớt chút nào mà còn được tăng thêm nhờ tu luyện Đại Pháp. Tôi hiểu được làm cách nào để làm một người thật sự tốt và có tâm hồn rộng mở. Niềm hạnh phúc của tôi là khôn tả bởi vì tôi không có chấp trước về vui và buồn đối với lợi ích cá nhân như những người thường. Cuộc đời tôi tràn ngập sự biết ơn.

Mẹ chồng cho tôi biết rằng bố chồng tôi đã từng tham gia đội Thiếu niên Tiền phong trực thuộc Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) và nhờ tôi thuyết phục ông từ bỏ nó đi. Ban đầu bố chồng tôi khăng khăng nói rằng ở tuổi của ông thì tự coi như đã thoái xuất, và cũng vì ông đã không thuộc về ĐCSTQ trong nhiều năm rồi. Sau đó tôi đã truy cập trang Chánh Kiến để tìm những bài viết của các học viên và đọc cho bố mẹ chồng nghe. Tôi nói với bố chồng rằng ĐCSTQ thật sự là một tà giáo và tà linh, nó viện đến những thủ đoạn tàn bạo nhất khiến cho người dân trước là vứt bỏ niềm tin vào Thần và sau là không tin vào hậu quả của những lời thề nguyền. Người ta lầm tưởng rằng tuyên thệ chỉ là một hình thức và không có gì đáng kể. Thế nhưng loại tuyên thệ đó sẽ đem lại những hậu quả đáng sợ cho bản thân họ. Sư phụ đã từ bi ban cho họ cơ hội này nhằm thoát khỏi nó. Cuối cùng bố chồng tôi cũng đã vui vẻ đồng ý chính thức thoái ĐCSTQ.

Tôi đọc Chuyển Pháp Luân cho bố mẹ chồng tôi nghe vào bất cứ khi nào có dịp. Bố chồng thấy mẹ chồng tôi ngồi cạnh tôi và im lặng lắng nghe, nên ông cũng ngồi bên máy tính và bắt đầu lắng nghe. Ông ở lại với chúng tôi tổng cộng 8 ngày và tôi liên tục đọc các bài giảng của Sư phụ cho ông nghe. Thường thì cổ họng tôi hay bị khàn sau khi cất giọng dù chỉ đọc vài chữ. Nhưng trong những ngày này, Sư phụ đã trợ giúp tôi có thể tiếp tục đọc to trong 1 đến 2 tiếng đồng hồ (bố chồng tôi hơi lãng tai). Mặc cho cổ họng khô ngứa, tôi chỉ dừng lại một chút rồi lại đọc tiếp. Vào đêm trước khi ông về, ông đã nói với tôi rằng ông biết Đại Pháp là tốt, nhưng người ta vẫn phải học cách hạ mình ở đất nước độc tài chuyên chế này. Tôi khuyên ông nên thường xuyên liên lạc với những học viên Pháp Luân Đại Pháp ở quê nhà và đừng từ chối ý định tốt của họ (một học viên thường giảng chân tướng cho ông nhưng lần nào bố chồng tôi cũng đuổi người đó đi). Mẹ chồng tôi nói với ông rằng tôi đã làm bà rất cảm động và không muốn ra về. Mặc dù hai lần trước bà đều cùng ông về nhà, nhưng mỗi lần đến thăm tôi, bà vẫn thấy rằng ở với tôi vẫn tốt hơn. Do đó lần này bà quyết định không về cùng và để ông về nhà một mình. Tôi biết rằng khi mẹ chồng tôi quay về nhà, bà không thể hòa hợp với những người cùng quê khi họ nói chuyện về tiền bạc và ngoại tình mỗi ngày. Trong 2 năm qua bà luôn ở chung với chúng tôi, nghe tôi và các con đọc thuộc Pháp và nghe Thiên âm Tịnh nhạc. Bà cũng xem Thần Vận cùng với chúng tôi. Thân và tâm của bà đã thay đổi đáng kể. Bà biết rằng sống chung với chúng tôi sẽ mang lại cho bà một cuộc sống tươi đẹp và tinh thần an hòa.

Trước đây tôi thường tự ti vì làm người tốt, còn bây giờ thì tôi lại tự hào vì mình luôn bảo trì được thiện tâm. Được làm đệ tử của Sư phụ là niềm tự hào và là phúc phận của cuộc đời tôi.

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/node/116971
http://pureinsight.org/node/6475