Trân quý đồng tu, trân quý cơ hội tu luyện

Tác giả: Đệ tử Đại Pháp tại Trung Quốc Đại Lục

[ChanhKien.org] Cái chết của một học viên Đại Pháp ở khu vực chúng tôi xảy ra thật bất ngờ và khi người nhà tìm thấy thì xác bà đã lạnh cứng. Bà ấy chỉ mới 50 tuổi nên cái chết của bà thật khó hiểu và gây hoang mang cho các học viên tại cùng địa phương. Sau khi bình tâm lại, chúng tôi đều hướng nội thật sâu, cố gắng tìm ra các chấp trước và can nhiễu gây ra chuyện này. Cũng từ đó, mọi người lại lần nữa nhận thấy tu luyện là nghiêm túc phi thường và mọi học viên đều phải tu luyện, thực tu một cách chân chính thì mới có thể phủ nhận được an bài của cựu thế lực và hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình.

Cũng gần đây, có một vài trường hợp bị bức hại nghiêm trọng trong địa phương của chúng tôi. Hai chị em gái đã lần lượt qua đời chỉ cách nhau một tháng, và một học viên khác bị liệt nửa người. Các học viên đó đều tinh tấn giảng chân tướng, cứu độ chúng sinh và có ảnh hưởng tốt đến các học viện tại địa phương cũng như người thường. Tà ác đã thành công trong việc bức hại họ hết lần này tới lần khác bằng cách đặt ra khảo nghiệm tà ác trên chỉnh thể học viên địa phương và lợi dụng những kẽ hở trong tu luyện của họ. Đây quả là bài học đắt giá. Tất cả những việc trên đều dẫn tới kết cục như vậy.

Tổn thất này thật đáng tiếc khi Chính Pháp đang bước vào giai đoạn cuối như hiện nay.

Vị học viên A qua đời đầu tiên đã không thực sự bước ra trong nhiều năm. Bà ấy đã không thực sự tạo ra một môi trường tu luyên tại nhà cũng như thể hiện phong thái của một người tu luyện trước con trai và con gái cho đến lúc cuối cùng. Thậm chí em gái bà ấy đã gặp khó khăn trong việc giao tiếp với bà ấy. Sau khi học viên A tiến hành đợt điều trị cuối cùng cho bệnh ung thư máu, em gái bà đã nhanh chóng kể về hoàn cảnh của chị mình cho các đồng tu và nhờ họ phát chính niệm hỗ trợ. Nhưng phần lớn các học viên tại địa phương đã không tích cực phát chính niệm và không giúp bà ấy, vì họ cho rằng bà đã không thực sự bước ra, không có chính niệm và hoàn cảnh tại gia đình bà quá tệ hại.

Ngay sau khi học viên A qua đời, học viên B xảy ra tai biến liệt nửa người và được gia đình đưa vào bệnh viện. Tin tức được thông báo kịp thời và các đồng tu như thường lệ đối đãi việc này rất nghiêm túc. Hầu hết các học viên đều luân phiên đến bệnh viện nhiều lần để chia sẻ về Pháp và phát chính niệm cho học viên B. Chị gái của học viên B đã có một khoảng thời gian khó khăn cho việc của em gái mình, nhưng dần dần bà cũng cố gắng nén nỗi buồn lại; đồng thời, bà chứng kiến việc các đồng tu nỗ lực giúp học viên B. Bà cảm thấy có sự bất công, và nuôi trong lòng một tâm oán hận, nghĩ rằng các học viên này phân biệt đối xử và đối tốt với em gái mình hơn. Sau khi học viên B được ra viện, vị này đã mất liên lạc với các học viên khác và đã khóc rất nhiều trước ảnh của Sư phụ. Mười ngày sau, bà ấy chết một cách bất ngờ mà không có nguyên nhân gì đặc biệt cũng như không có ai xung quanh. Về phương diện này, tôi có vài ý kiến muốn chia sẻ với các bạn đồng tu với hy vọng chúng ta có thể thanh tỉnh, lý trí và nỗ lực hoàn thành sứ mệnh của mình.

1. Tăng cường ý thức về chỉnh thể

Sư phụ giảng: “Đệ tử Đại Pháp là chỉnh thể” (“Trợ Sư”, Hồng Ngâm III). Sư phụ cũng giảng “Đệ tử Đại Pháp làm một chỉnh thể trong chứng thực Pháp mà hợp tác nhất trí thì Pháp lực rất to lớn. Dù mọi người làm việc một cách tập thể hay là tự mình làm việc đơn lẻ, thì điều mọi người làm đều là việc đồng dạng, đó chính là chỉnh thể.” (Giảng Pháp tại Pháp hội miền Tây ở Mỹ quốc vào tiết Nguyên Tiêu năm 2003). Thể ngộ của tôi về việc này là các đệ tử Đại Pháp làm việc như một chính thể không có nghĩa là làm cùng một việc hay có nhiều đồng tu cùng làm, mà điều quan trọng tuỳ thuộc ở sự phối hợp làm tốt ba việc; muốn vậy chúng ta phải biết hướng nội và khi có đồng tu đối mặt với khổ nạn, chúng ta phải xem đó như việc xảy ra cho chính chúng ta. Có vài người bị bắt ở nơi tôi sống cách đây vài năm. Nhiều đồng tu đã thông báo việc đó cho những người dân, có người thì lan truyền tin tức trên mạng, một số thì thu thập các tài liệu, tất cả làm việc như một chỉnh thể để chống lại sự bắt giữ phi pháp. Chỉ trong một đêm, các tài liệu giảng chân tướng cũng được phân phát ở các quận lớn trong thành phố và miền quê, điều này khiến tà ác bất ngờ và giải cứu đồng tu thành công. Tuy nhiên, khi đồng tu A nằm viện, nhiều học viên đã có xu hướng phớt lờ, thậm chí không phát chính niệm hỗ trợ. Các đồng tu đã thiếu sự nỗ lực trong việc giúp đỡ học viên, đặc biệt là những học viên không bước ra, đã bị rớt lại phía sau hay những ai thiếu niềm tin. Có nhiều yếu tố góp phần trong việc giải cứu thất bại học viên A, mặc dù học viên A đã thiếu chính niệm. Dù vậy, không lẽ chúng ta cũng không tu luyện chính mình sao? Từ thế giới của mình, chúng ta đã thệ nguyện sẽ tu luyện và chúng ta nên giữ thệ ước đó. Chúng ta không cần bận tâm nhiều kết quả sẽ như thế nào. Chằng phải điều quan trọng là chúng ta nên cứu giúp học viên A? Chúng ta có nên phát chính niệm không? Nếu điều đó có tác dụng, chúng ta nên đặt tâm vào việc đó. Nếu chúng ta có thể nhận ra được điều này và cùng nhau hình thành một chỉnh thể lớn mạnh, điều đó sẽ phủ nhận được an bài của tà ác và giải cứu học viên A. Thậm chí nếu chúng ta giải cứu thất bại, một lương lớn tà ác và những yếu tố bất hảo sẽ bị loại bỏ và giúp các đồng tu khác không bị bức hại. Thật đáng hổ thẹn vì chỉnh thể chúng ta thụ động, đã không đoàn kết tạo thành một khối thống nhất để tiêu diệt tà ác và chấm dứt bức hại học viên của chúng ta. Điều này cũng gây ra một mất mát lớn cho chính chúng ta.

2. Sức mạnh vô biên của từ bi

Sư phụ giảng: “Là ‘khoan dung’, là khoan dung rộng lớn phi thường, có thể dung [hoà] các sinh mệnh khác, có thể thật sự suy nghĩ như đang ở địa vị của sinh mệnh khác.” (Giảng Pháp tại Pháp hội Philadelphia ở Mỹ quốc [2002]). Sự bức hại này đã dùi vào chỗ sơ hở nghiêm trọng của các học viên địa phương, đó là việc chúng tôi thiếu năng lực lớn mạnh của từ bi và chúng tôi đã không đặt mình vào vị trí của của học viên M khi giải quyết vấn đề với bà và em gái bà ấy. Theo tôi, sự việc này xảy ra do các học viên còn chấp trước, có nhận thức khác nhau về Pháp, và tâm tính khác nhau. Đã tới lúc chúng ta cần đề cao tâm tính và mở rộng trái tim để chúng ta có khả năng đối xử khoan dung và từ bi với các đồng tu của mình. Chỉ cần nghĩ rằng: Sư phụ đến từ bên ngoài vũ trụ để Chính Pháp và cứu độ chúng sinh. Có thể thấy những gì Sư phụ đối mặt là vô cùng xấu xa và bại hoại. Vậy để đương đầu với việc đó đòi hỏi chúng ta phải có tấm lòng rộng lớn, khoan dung và thấu hiểu như thế nào?! Chúng ta phải khoan dung với các đồng tu khác. Có thể nhận rõ đồng tu M có nhiều ưu và khuyết điểm. Bà là một người kiên định, có khả năng điều phối tốt, hiểu rõ các nguyên lý của  Pháp và là người đầu tiên sản xuất, phân phát các tài liệu giảng chân tướng với ít tâm sợ hãi. Vì chấp trước của bản thân, bà đã không thể theo kịp tiến trình Chính Pháp, bà đã có tâm tranh đấu và tật đố mạnh mẽ, hay phóng đại những gì bản thân nói, kết quả là bà đã không vượt qua những khảo nghiệm tâm tính của mình. Dựa trên tinh thần của học viên M mà bà ấy biểu hiện trước và sau khi học viên A chết, mọi người nhận ra bà đã để tình cảm lấn át lý trí, từ đó khiến bà rời xa Pháp. Tuy nhiên, không ai chia sẻ việc này với bà hay có gắng giúp bà vượt quan, ngược lại còn nói xấu bà ấy sau lưng. Hơn nữa, không ai nhận ra mức độ nghiêm trọng của trường hợp này, cũng như khi không thấy bà tham gia học Pháp nhóm vài ngày, không có ai chủ động tiếp xúc bà để chia sẻ và cố gắng kéo bà ấy thoát khỏi hoàn cảnh nguy hiểm. Hai ngày trước khi bà qua đời, một đồng tu đã tới gặp để chỉ ra những vấn đề thông thường nhưng không chia sẻ dựa trên Pháp. Không ai trong chúng ta giúp đỡ bà ấy khi đồng tu của chúng ta bị kẹt giữa khổ nạn và khi bà ấy cần được đối xử từ bi, từ đó khiến bà ấy rời xa khỏi chỉnh thể các học viên tại địa phương và phải đối mặt với sự bức hại tà ác một mình. Đó không chỉ là thiếu sót mà còn là một tổn thất lớn của chúng ta.

3. Tu luyện tâm từ bi

Một vài ngày trước khi học viên M chết, bà đã nói rằng: “Không ai trong khu vực chúng ta thật sự có lòng Thiện.” Lẽ ra khi nghe bà ấy nói như vậy, mọi người trong chúng ta nên hướng nội xem mình có thiếu sót gì không để chú ý tu luyện tâm Thiện của mình. Nhiều đồng tu đã nói rằng: “Bà ấy ra đi mang theo tâm oán hận với tất cả đồng tu ở đây.” Chúng ta chắc chắn phải hướng nội và cố gắng tìm ra những thiếu sót của mình và tìm xem điều gì đã ảnh hưởng tới chấp trước chúng ta đang có, điều gì khiến học viên M oán giận chúng ta đến như vậy. Điều đó không có nghĩa là cố gắng xem xét trách nhiệm thuộc về ai, mà là để sửa chữa sai lầm của chúng ta, để bước đi cho chính, và tiến thẳng theo con đường đã chọn. Sư phụ từng giảng: “Không có cái Thiện của đệ tử Đại Pháp thì không phải người tu luyện; đệ tử Đại Pháp mà không có khả năng chứng thực Pháp thì không phải là đệ tử Đại Pháp.” (Bài “Đại Pháp uy nghiêm” và lời bình của Sư phụ: “Sự uy nghiêm của Đại Pháp”). Chúng ta đang tu luyện Chân-Thiện-Nhẫn và hoàn thành thệ ước trợ Sư Chính Pháp, cứu độ chúng sinh. Nếu chúng ta không thực sự tu Thiện, thì sao chúng ta có thể hoàn thành sứ mệnh của mình? Làm sao chúng ta có thể cứu độ chúng sinh nếu chúng ta thậm chí còn không thể giúp đỡ đồng tu của mình khi họ cần sự giúp đỡ? Việc thiếu tâm từ bi ở khu vực chúng tôi là kết quả của việc tất cả các học viên ở đây quá chấp trước vào tình và quan tâm nhiều vào việc giữ thể diện với người khác; với cách hành xử như vậy, chúng tôi đã không có trách nhiệm với Pháp và với đồng tu của mình. Khi giải quyết vấn đề, chúng tôi thường có thái độ vòng vo hay chỉ đụng vào bề mặt của vấn đề. Vì muốn giữ thể diện, và không dám nói điều gì sợ ảnh hưởng thể diện của bản thân, mọi người đã không còn chỉ ra chấp trước của nhau với lòng tốt, cởi mở nữa, thay vào đó lại nói xấu sau lưng người khác. Mặc dù là việc liên quan đến học viên M, người không chịu lắng nghe hay chấp nhận lời khuyên nào, nhưng vẫn có vấn đề cho chúng tôi suy ngẫm và là cơ hội cho tất cả hướng nội lại bản thân. Thật ra có nhiều học viên biết đồng tu M tu luyện không tốt nhưng rất ít người chịu gác cái tôi của mình qua một bên để giúp bà ấy. Chúng tôi phải tự hỏi mình có cố gắng trong việc giúp đỡ các đồng tu khác hay không và có bao nhiêu lần chúng tôi thật lòng đến nhà bà ấy để học Pháp và chia sẻ thể ngộ dựa trên Pháp. Chúng tôi phải có nhân duyên to lớn mới có cơ duyên thần thánh cùng trở thành đồng tu của nhau trong suốt thời kỳ Chính Pháp này! Nhưng chúng tôi chưa thật sự trân trọng điều đó. Sư phụ mong muốn chúng ta cần tinh tấn và tiến lên cùng nhau, nhưng chúng ta đã không đối đãi việc này một cách nghiêm túc hay để tâm vào giúp một ai đó khi cần thiết. Trân quý đồng tu của mình cũng chính ta trân quý bản thân chúng ta.

4. Nắm bắt cơ hội thực tu

Trong các trường hợp bị bức hại, cái chết của đồng tu M gây ra nhiều cú sốc đau buồn và tác dụng tiêu cực nhất. Đồng tu M đã cố gắng giảng chân tướng, cứu độ chúng sinh rất tốt, khởi tác dụng chủ đạo cho cả địa phương và cả thủ phủ các tỉnh. Bài học lớn nhất từ cái chết của bà là chúng ta phải tranh thủ nắm bắt cơ hội thực tu. Đồng tu M có khả năng làm việc tốt và hiểu rõ các nguyên lý của Pháp, nhưng bà đã không tu luyện tâm tính tốt. Một vài năm trước, bà đã có cuộc tranh cãi với đồng tu khác ở bên đường và điều đó gây ra khoảng cách lớn giữa các học viên vì bà là người phụ trách. Ngoài ra, bà đã phạm nhiều sai lầm và tạo ảnh hưởng xấu trong đám cưới con trai mình 2 năm trước, bà cho thấy chấp trước vào danh và lợi. Bà đã không thể gỡ bỏ chấp trước của mình và vượt qua khảo nghiệm tâm tính khi nó đến với tình huống nghiêm trọng hơn. Nhiều lúc, bà hành xử còn tệ hơn cả người thường và thậm chí có lần bà tuyên bố mình đã từ bỏ tu luyện. Mỗi lần làm điều sai, bà lại quỳ trước ảnh Sư phụ và khóc thành tiếng. Sau khi đám cưới của con trai kết thúc, bà ấy lại vướng vào rắc rối với các mối quan hệ khác nhiều lần, ví dụ như rắc rối với họ hàng và việc chăm sóc trẻ nhỏ. Gần đây nhất bà đã có ác cảm với những đồng tu khác và bộc lộ chấp trước tình cảm gia đình mạnh mẽ khi chị gái phải nằm viện và qua đời, bà ấy trút giận lên mọi thứ, mọi lúc. Nhưng đồng tu M vẫn có một số hiểu biết nhất định về Pháp và thỉnh thoảng chia sẻ của bà là dựa trên Pháp. Các đồng tu khác đã không cố gắng chia sẻ để chỉ ra chấp trước của bà, nên bà đã không thể thay đổi bản thân mình và cư xử theo Pháp—bà ấy đặc biệt càng không nhận ra chính mình là như vậy. Bà ấy lúc nào cũng nói: ”Tôi biết điều đó và biết rất rõ ràng.” Nếu có ai nói giọng điệu hơi nặng nề một chút, bà ấy ngay lập tức trở nên nóng giận và phải mất một khoảng thời gian để bình tĩnh. Cuối cùng, các học viên địa phương hiếm khi chia sẻ kỹ với bà, không ai chia sẻ việc đề cao tâm tính và thể ngộ về Pháp. Lúc nào cũng có một khoảng cách khi bà chia sẻ với các đồng tu tại buổi học Pháp. Nếu có ai nhắc tới bà, bà ngay lập tức biện hộ cho mình rằng: “Bạn chưa tu luyện đạt tới trình độ có thể phê bình người khác mà không có lẫn tâm người thường và khiến người khác cảm động. Vậy nên tôi cảm thấy không thuyết phục.”

Vấn đề sẽ trở nên khó giải quyết nếu để nó kéo dài một thời gian và thừa nhận nó tồn tại. Cựu thế lực đã dùng việc tu luyện cá nhân cũng như việc đề cao của cá nhân làm lý do để bức hại chúng ta, và chúng sẽ bức hại một người cho tới chết và lấy đi lớp da người nếu chúng thấy rằng đường đời của học viên đó đã hết và vị ấy không còn tu luyện được nữa để trở về thế giới của mình. Chúng ta đều nói rằng phủ nhận sự an bài của cựu thế lực, nhưng điều đó có nghĩa là gì? Chúng ta phải tu luyện và nghiêm túc chiểu theo Pháp của Sư tôn, như vậy mới có thể phủ nhận an bài của tà ác. Trong suốt quá trình cố gắng phát chính niệm cho đồng tu M, nhiều đồng tu khác nhau có thiên mục khai mở đã thấy rằng đường đời của đồng tu M đã hết và trở nên lo lắng. Sư phụ giảng: “Pháp là từ bi [với] chúng sinh, nhưng đồng [thời] cũng uy nghiêm. Pháp cũng có tiêu chuẩn, đối với chúng sinh thì [điều đó là] bất biến bất phá, là không thể tuỳ tiện điều chỉnh được.” (Giảng Pháp tại Pháp hội miền tây ở Mỹ quốc vào tiết Nguyên Tiêu, 2003). Sư phụ cũng giảng: “Nhưng đã là người tu luyện mà nói, thì đề cao yêu cầu tâm tính của chư vị, có thể vứt bỏ những chấp trước của chư vị, điểm này là không thể hàm hồ được, là tuyệt đối không thể giảm hạ tiêu chuẩn; bởi vì đây là trách nhiệm đối với vị lai, đối với vũ trụ tương lai, và đối với chúng sinh trong tương lai.” “Điều ở trước mặt các đệ tử Đại Pháp, chính là trở thành sinh mệnh tốt nhất [của] tương lai. Do vậy đối với chư vị mà giảng, thì yêu cầu tâm tính — cũng chính là tiêu chuẩn mà chúng ta, những người tu luyện, có thể đạt đến được — về điểm này là không thể hàm hồ được, nhất định phải đạt được tiêu chuẩn.” (Giảng Pháp tại Pháp hội Vancouver ở Canada năm 2003).

Chìa khóa nằm ở việc thực tu. Trong lúc làm ba việc, một người không tu luyện vững chắc sẽ dễ gặp rắc rối. Khi làm nhiều việc, nếu một người không thực sự đề cao tâm tính của mình, người đó không thể khởi tác dụng to lớn trong việc cứu độ chúng sinh. Hơn nữa, thật khó để nhận ra việc tà ác tìm ra lý do để bức hại học viên với hình thức nghiệp bệnh hay là khổ nạn to lớn do tu luyện tâm tính không vững vàng. Bài học cho việc này đã quá nhiều.

5. Không được tách rời khỏi chỉnh thể

Một bài học nữa chúng ta cần khắc cốt ghi tâm—đó là không được tách rời khỏi chỉnh thể. Phương thức tu luyện mà Sư phụ để lại cho chúng ta chính là học Pháp nhóm, chia sẻ thể ngộ với các bạn đồng tu và cùng nhau tiến bộ. Đây là cách phủ nhận mãnh mẽ an bài của cựu thế lực. Đồng tu M đã từng thích giao lưu với các bạn đồng tu và tham gia nhiều nhóm học Pháp. Tuy nhiên cái chết của em gái đã khiến bà bị sốc, trở nên tách rời với chỉnh thể đồng tu tại địa phương, ngừng tham gia học Pháp nhóm và tới thăm nhà các học viên, tự cô lập chính mình. Cựu thế lực đã tìm thấy sơ hở này và bức hại bà tới chết. Hai ngày trước khi học viên M qua đời, bà vẫn ra ngoài để phát tờ giảng chân tướng. Dù sao cái chết của bà cũng để lại nhiều đau buồn. Bài chia sẻ này không phải để bắt lỗi ai, ngay cả tôi, tất cả những vấn đề được chỉ ra ở đây phản ánh những thiếu sót của tôi. Chủ ý của tôi là muốn các bạn đồng tu học được bài học này và đi cho chính con đường của mình.

Nếu có điều gì không đúng, xin hãy từ bi chỉ rõ.

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/node/113932
http://pureinsight.org/node/6392