Bí ẩn “Hoa Sơn mê quật” dưới chân núi Hoàng Sơn

Tác giả: Trương Kiệt Liên

[Chanhkien.org] Đêm trước tháng 7 năm 1999, thời điểm Giang Trạch Dân chính thức phát động cuộc bức hại những người tu luyện Phật Pháp (Pháp Luân Công), dưới chân dãy Hoàng Sơn được mệnh danh là “thiên hạ đệ nhất kỳ sơn”, tức bờ sông Tân An nơi giao giới giữa khu Đồn Khê và huyện Hấp, tỉnh An Huy, người ta phát hiện một nơi đầy huyền bí và quái dị — quần thể hang đá cổ Huy Châu. Tháng 4 năm 2000, khu phong cảnh hang đá cổ Huy Châu động thổ khởi công, đến ngày 28 tháng 9 cùng năm thì chính thức đưa vào kinh doanh. Năm sau, Giang Trạch Dân đã tự mình đề tên là “Hoa Sơn mê quật”, nghĩa là “hang đá kỳ bí Hoa Sơn”.

Từ phản ứng hưng phấn quá độ của Giang Trạch Dân với hang đá, có thể thấy dường như Giang đã tìm thấy cảm giác trở về sào huyệt thật sự của mình.

Nơi đây được coi là di chỉ hang đá cổ quy mô lớn nhất, diện tích lớn nhất Trung Quốc hiện nay. Có thể nói không đâu có thể cạnh tranh cảnh quan tự nhiên với nơi này, cũng không có cơ hội đưa vào kỷ lục nhân văn như nó. Lý do là vì có rất nhiều bí ẩn ở đây, không ai nói rõ được nó là thứ gì, chỉ có thể dùng “huyền bí, quái dị, lạ lùng” để miêu tả nó.

Trải qua khai quật, hang đá kỳ bí Hoa Sơn là quần thể hang đá lớn do 36 hang đá lớn nhỏ tổ thành, hiện mới chỉ mở ra được 5, 6 cái. So với hang đá Đôn Hoàng, bên trong các hang này không có bích họa và tượng Phật, cũng không có văn tự. Không gian bên trong hang rất lớn, lớn nhất tới cỡ một sân bóng, kết cấu quái dị, lộn xộn, quanh co rối rắm, tầng tầng lớp lớp, động ở trong động; có cột đá chống đứng, trong động có nước, sâu không thấy đáy. Trong nước có cá màu đỏ, vàng, lam, trắng, đen bơi lội, hình dạng rất quái dị.

Thông qua giám định, thạch nhũ bên trong động đã phát triển được hơn 1.700 năm. Từ đó mà tính, khi nhân công đào bới hang đá này trước khi thạch nhũ sinh thành, thì muộn nhất cũng không quá triều Tấn, nhưng thời gian khai quật cụ thể vẫn là điều bí ẩn.

Tìm về lịch sử Trung Quốc 1.700 năm trước, tức thời lưỡng Hán thịnh thế (Tây Hán và Đông Hán), nếu như khai quật công trình lớn thế này, thì gần như phải huy động lực lượng toàn quốc. Vết đục trong hang có khắp nơi, nhưng không biết do công cụ gì gây nên. Quy mô lớn thế này, lượng công trình lớn thế này, chẳng khác gì xây dựng một Trường Thành khác, vậy mà lịch sử không hề có văn tự nào ghi lại.

Đến nỗi có người phỏng đoán công dụng của hang đá, như làm mộ táng chư hầu, nơi đóng quân, khai thác đá, hay nơi tích trữ muối của thương nhân, v.v. Cũng có người thấy hang đá kỳ bí Hoa Sơn nằm gần “vĩ tuyến thần bí” 30 độ Bắc, nên coi đây là kiệt tác của người ngoài hành tinh.

Trên thực tế, phía nhà nước không phủ nhận cũng không nói rõ, khiến người ta thấy đây là một hang đá cấu tạo phi tự nhiên, cũng phi nhân công, hoàn toàn nằm ngoài phạm trù nhận thức của nhân loại. Tuy nhiên, giữa nó và Giang Trạch Dân lại có uyên nguyên không nhỏ.

Giang Trạch Dân hưng phấn dị thường trước hang đá kỳ bí

Nói tới phát hiện và khai quật hang đá, trước tiên chính là mở mang hang đá số 35. Năm 1999 được người ta phát hiện, miệng hang toàn là đá vỡ, lại không ngừng đào vào phía trong. Càng khoét vào trong, khi thanh lý đá vỡ, người ta mới phát hiện bên trong động có lẫn rất nhiều xương trâu, khiến công nhân nghĩ mãi không ra, bởi thế mới đặt tên động này là “thiên niên mê quật”, nghĩa là “hang đá kỳ bí ngàn năm”.

Sau này phát hiện, hang này là một động cóc điển hình, miệng nhỏ bụng to, có một đoạn động dẫn 20 mét. Đi vào động dẫn thoát ra ở miệng, rộng mở thông suốt, trước mắt hiện ra khoảng không như bụng lớn, tổng diện tích 4.000 m2. Vừa mới mở động, hàng nghìn vạn con dơi bay vào, tiếng động kinh người, tựa như một làn gió đen rung chuyển mặt đất, nên mới có tên là “phòng dơi”.

Bên trong có 36 cái gọi là “phòng đá”, nhỏ nhất diện tích gần 2 m2, tường phòng đá dày mỏng khác nhau, chỗ mỏng nhất gần 10 cm. Các phòng đá này bị phong kín ba mặt, gần đến “phòng dơi” thì có hình cổng tò vò, với độ rộng chỉ cỡ một người chui vào. Cạnh phòng có đầm sâu, nước màu xanh lục, bên trong có cá hình thù quái dị bơi lội. Bên trong động khí hàn khắp đất, lạnh lẽo âm u vô cùng.

Tháng 9 năm 2000, hang đá số 35 mở cửa cho bên ngoài, vậy là hang động quỷ dị, lai lịch bất minh này đã gây hứng thú cực độ cho Giang Trạch Dân. Theo phía nhà nước đưa tin, từ ngày 17 đến ngày 24 tháng 5 năm 2001, Giang Trạch Dân đến An Huy thị sát, bấy giờ chính là thời điểm Giang Trạch Dân đàn áp Pháp Luân Công hung tàn nhất; thực ra, Giang chính là đến để xem kỹ sào huyệt này. Để bịt mắt người ngoài, từ ngày 19 Giang Trạch Dân du ngoạn Hoàng Sơn, còn làm bài thơ “Đăng Hoàng Sơn ngẫu cảm”, không chỉ lên giọng phát biểu công khai, mà còn yêu cầu đưa vào tài liệu giảng dạy và sách học thêm cho học sinh tiểu học Thượng Hải.

Hai ngày sau đó, Giang Trạch Dân vẫn hoạt động xung quanh núi Hoàng Sơn, nhưng báo chí nhà nước không hề đưa tin. Chỉ có nơi đương địa, vì “Tổng Bí thư” đích thân tới mà khoa trương, nên người ta mới biết Giang nguyên là cố tình về thăm sào huyệt cũ.

Trên trang du lịch của hang đá Hoa Hơn có thể thấy, từ khi Giang Trạch Dân xuống núi Hoàng Sơn, ngày hôm sau, tức chiều ngày 20 tháng 5 năm 2001, Giang liền tới “động cóc” Hoa Sơn số 35 mới được khai quật. Khi ấy Giang đợi rất lâu trong động đá âm u lạnh lẽo, sau đó chụp ảnh lưu niệm ở cửa động, hưng phấn dị thường, như vừa tìm thấy sào huyệt vậy. Từ ngôn ngữ cảm thán của Giang, chúng ta thấy không còn hồ nghi gì nữa: “Thật là quá tuyệt vời! Là bí ẩn, đúng là bí ẩn thiên cổ! Đây đúng là một báu vật! Phải tuyên truyền mạnh ra ngoại quốc mới được!” Nói rồi tự mình viết đặt tên nơi này là “Hoa Sơn mê quật”.

Sự hưng phấn cực độ của Giang Trạch Dân cũng khiến cán bộ quan chức đương địa vừa mừng lại vừa lo. Sau đó, đề tự của Giang được đặt lên sườn núi, rồi chụp ảnh làm thuyết minh cho hang đá. Những câu nói cửa miệng thiếu mạch lạc bên trên của Giang cũng được khắc thành bia đá dựng ở đó. Ở bề mặt thì như là một kiểu khoe khoang, nhưng trên thực tế đúng là lập bia làm chứng cho sào huyệt cóc của Giang Trạch Dân.

Thật trùng hợp, nguyên quán của Giang cũng tại thôn Giang, huyện Tinh Đức dưới chân dãy Hoàng Sơn. Sau khi Giang đã thỏa nguyện ở sào huyệt Hoa Sơn, ngày hôm sau trời sấm chớp nửa tiếng như một nghi thức nhận tổ quy tông.

Theo niên giám hang đá kỳ bí Hoa Sơn, trong cao tầng hiện thời của Trung Cộng, chưa có ai khác từng tham quan nơi mà Giang Trạch Dân gọi là “Hoa Sơn mê quật” thần kỳ này.

Hang đá kỳ bí Hoa Sơn thường được dân gian Trung Quốc đàm luận — là nơi âm ám ở không gian khác của linh thể cóc Giang Trạch Dân, chẳng qua khi Giang chuyển thế, nó cũng tiến nhập vào không gian này, náu mình dưới chân núi Hoàng Sơn mỹ cảnh. Khi thời điểm tới, sào huyệt lộ ra, Giang Trạch Dân hưng phấn tại nơi đây, nhất định có cảm giác trở về nhà.

Xem thêm:

>> Dị tượng ở nhân gian biểu thị Giang Trạch Dân đã chết

Dịch từ:

http://news.zhengjian.org/node/13611