Nhìn thấy trong định: Gây ra nghiệp tích

Tác giả: Trí Lương

[Chanhkien.org] Đây là điều tôi nhìn thấy trong định khi đả tọa tu luyện mới đây, gợi ý vấn đề để thảo luận.

Rất nhiều đồng tu khi thâm nhập vào học Pháp thực tu, trong quá trình phản bổn quy chân có thể nhờ một số thứ tiên thiên mang theo cũng như thiên mệnh, mà có thể xuất hiện công năng khi tu luyện, trong quá khứ gọi là thần thông, nhưng thực ra đều là bản năng sẵn có của thân thể người. Trong quá trình tu luyện, bởi vì có thể giữ vững tâm tính, nắm chắc bản thân, công năng xuất ra có thể rất nhiều, chẳng hạn hiểu biết về lịch sử bản thân, về nhân thể, vũ trụ và sinh mệnh. Thậm chí có người còn hiểu khá rõ về mình từng diễn những vai gì trong luân hồi. Khi đã nhìn thấy, hoặc là ký ức đả khai, trạng thái gì cũng đều có thể nói rất rõ ràng, như thân ở trong cảnh, tựa như trong cảnh giới sở tại là không gì không thể, không gì không biết.

Trên đây là nói qua một số trạng thái của người tu luyện tiệm ngộ, thuyết minh một số trạng thái của họ. Vì sao họ có thể biết được, nhận thức được lịch sử của bản thân và người khác? Điều này là có khởi tác dụng cứu người trong tu luyện cuối cùng ngày hôm nay. Giờ trở về đề tài chính. Thế nào gọi là “gây ra nghiệp tích”? Điều ấy có quan hệ như thế nào với tu luyện của chúng ta? Học Pháp không sâu, hoặc người mới tu thì không dễ lý giải. Mọi người biết rằng, vũ trụ này có lý gọi là “tương sinh-tương khắc”; đây là lẽ đương nhiên phải có, nếu không chúng sinh sẽ sống mà không có ý nghĩa nữa; bao gồm bạn và tôi, đều nằm trong đó, bất kể tầng thứ cao hay thấp bao nhiêu. Trong quá khứ nó là tuyệt đối, nhưng tương lai sẽ phát sinh biến hóa, ở một số việc sẽ không tuyệt đối như vậy nữa.

Chúng ta đã biết chúng sinh thế gian đều là vì Pháp mà đến, vậy thì trong lịch sử đặt định văn hóa cho chứng thực Pháp, trong đó bao gồm chính-tà, tốt-xấu, thiện-ác là rất trọng yếu. Trong lịch sử bạn đã từng có nguyện gì, trải qua thế sự xoay vần như thế nào, mỗi đời mỗi kiếp đã làm những điều gì, thì đều ảnh hưởng đến đắc Pháp và tu luyện của bạn hôm nay. Đời đời Sư phụ đều đang quản, chiểu theo bản nguyện tiên thiên của bạn mà an bài, cực kỳ chi tiết. Hôm nay gặp phải việc gì đều có quan hệ vi diệu đến tu luyện và cứu người của bạn. Phương diện này không nói nhiều nữa, vì mọi người đều đã biết rồi.

Vậy đã là có lý tương sinh-tương khắc như thế, trong lịch sử mọi người đều muốn diễn vai “người tốt”, vua quan giàu sang, đều là đế vương cả, thì căn bản là bất khả năng, không thể có nhiều kịch bản tốt như vậy để lựa chọn. Thân bất do kỷ, nhưng cũng do bản thân mình nữa. Vì sao nói như vậy, có mâu thuẫn hay không? Không phải vậy. Hãy lấy tôi làm ví dụ để nói rõ vấn đề. Trong tu luyện, do Pháp tu định ra, và cũng do chân nguyện ban đầu, ký ức của tôi được mở ra, thiên mục cũng như vậy. Như vậy tôi đã thấy được quá trình đi xuống của mình. Khi ấy tôi là du Thần của Kỳ Môn, Tiên thiên Đại Đạo ở tầng thứ rất cao trong vũ trụ. Tôi dẫn các đệ tử của mình thần du tại tầng vũ trụ ấy. Thực ra là đang đợi thời cơ Pháp Luân Thánh Vương giá lâm, để rồi lại tiếp tục hạ xuống, đồng hóa Đại Pháp và cứu độ chúng sinh. Cuối cùng thời cơ đã chín muồi, tôi được gặp mặt Sư phụ, bàn về một số sự việc sau khi đi xuống, về vai mà mình sẽ diễn, để đặt định đắc Pháp tu luyện trong tương lai. Bởi vì gần như tất cả “kịch bản” vua quan phú quý, đế vương tể tướng đều do các chính Thần trong chính pháp môn diễn, nên mọi người đều không nghĩ tới gây ra nghiệp tích, đây là trạng thái của Thần quyết định. Lúc ấy tôi là theo bàng môn, không theo “chính pháp môn”, tất nhiên có nhận thức đặc biệt của riêng mình. Thực ra Sư phụ cũng có hiển hiện hình tượng là Thần của Kỳ Môn, đó là phân thân của Sư phụ, vì kết duyên với chúng Thần khi đi xuống nên một chân thân là không đủ. Phân thân hạ giới, phân thân kết duyên.

Bấy giờ tôi và Sư phụ đều lựa chọn thời nhà Tần của Trung Quốc để diễn vai của mình, Sư phụ là Hoàng đế khai triều Tần Thủy Hoàng, tôi thì chuyển sinh làm Lý Tư, trợ giúp Sư phụ đặt định văn hóa cho nhân loại, nhưng cũng gây ra nghiệp tích.

Con người ở góc độ con người mà cho là việc đúng ấy, không nhất định là đúng. Tần Thuỷ Hoàng, Hán Vũ Đế, hay dù là hoàng đế nào làm ra việc gì đi nữa, người đời sau đều có bình phẩm về hoàng đế đó. Người thường đứng ở góc độ bản thân, ở quan niệm cố hữu của mình mà nhận thức, thì nhận thức tốt-xấu ấy không nhất định là tốt và xấu chân chính. Lại nói, tiêu chuẩn đo lường tốt-xấu của người ta là lấy bản thân làm trung tâm; ‘họ đối với tôi tốt, thì tôi nói họ là tốt; có lợi cho tôi, thì tôi bảo là tốt’. Thế nên, họ cũng không nhất định là tốt chân chính. Tiêu chuẩn đo lường tốt xấu chỉ có chiểu theo đặc tính vũ trụ, chiểu theo Pháp mà đo lường. Đó là vĩnh viễn bất động, là Lý của vũ trụ, là tiêu chuẩn duy nhất đo lường tốt-xấu. Tần Thuỷ Hoàng giết bao nhiêu người [và] thống nhất Trung Quốc; rất nhiều vua các nước nhỏ cũng bị giết cả; ai cũng lăng mạ ông. Vua các nước, người dân các nước đều bị ông thống trị cả; nên ai cũng hận ông, ai cũng lăng mạ ông. Nhưng đó là đứng ở góc độ bản thân mà đo lường tốt xấu. Ông thống nhất Trung Quốc là [việc] tất nhiên, đó đều là Thiên tượng biến hoá tạo thành vậy. Nếu như không phải thuận Thiên Ý mà làm, thì Ông có làm cũng không thành, thống nhất không thành. Vậy nên, những việc nơi người thường chỉ bất quá là như vậy thôi. Người tu luyện chúng ta xưa này không bình luận [gì họ].” (Chuyển Pháp Luân, quyển II)

Tôi nói “gây ra nghiệp tích” chính là như vậy, sẽ mắc nợ rất nhiều nghiệp trái, cũng có thể gọi là nghiệp lực, nhưng không hoàn toàn tính thành nợ cho bạn. Bạn sẽ có cách hoàn trả đặc thù, hình thức tiêu nghiệp đặc thù, nếu như hôm nay bạn đắc Pháp tu luyện.

(còn tiếp…)

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/node/111651