Ngày này năm xưa: Ký ức Pháp Luân Công 20/7/1999

[Chanhkien.org] Ngày 14 tháng 6, hai tháng sau sự kiện thỉnh nguyện tại Trung Nam Hải 25/4, chính phủ Trung Quốc, báo chí, phát thanh truyền hình vẫn tuyên bố không cấm bất cứ công phái nào. Tuy nhiên, điều này đã không làm hài lòng Tổng bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) lúc bấy giờ là Giang Trạch Dân.

Ngày 19 tháng 7 năm 1999, Giang Trạch Dân chính thức tuyên bố trong hội nghị cấp cao rằng Bộ Dân chính phải đứng ra “cấm chỉ” hoàn toàn Pháp Luân Công vốn theo Chân-Thiện-Nhẫn. Sớm ngày 20 tháng 7 năm 1999, hành động bắt giữ và lục soát quy mô lớn các phụ đạo viên Pháp Luân Công đã bắt đầu. Báo chí, tạp chí, phát thanh và truyền hình bắt đầu phê phán công kích Pháp Luân Công và người sáng lập 24/24. Tổng bí thư Giang Trạch Dân tuyên bố sẽ tiêu diệt Pháp Luân Công chỉ trong 3 tháng.

Từ ngày 20/7/1999 đến nay đã 13 năm, ĐCSTQ vẫn lợi dụng bộ máy quốc gia để điên cuồng bức hại và giết hại các học viên Pháp Luân Công. Theo thống kê chưa đầy đủ, đã có 3.574 học viên Pháp Luân Công bị bức hại đến chết. Theo tin tức của website Minh Huệ đến ngày 17/7/2012, số ca tử vong lớn nhất theo thứ tự là ở Hắc Long Giang, Hà Bắc, Liêu Ninh, Cát Lâm, Sơn Đông, Tứ Xuyên, Hồ Bắc. Trong các trường hợp bị bức hại đến chết, phụ nữ chiếm khoảng 53,44%, người già trên 50 tuổi chiếm khoảng 56,44%.

Từ năm 2006, tội ác mổ cướp nội tạng sống học viên Pháp Luân Công và hỏa thiêu để hủy bằng chứng của ĐCSTQ đã bị phơi bày trên diễn đàn quốc tế.

13 năm đã trôi qua, Pháp Luân Công không những không bị tiêu diệt mà còn hồng truyền khắp thế giới. Tính đến hiện tại, Pháp Luân Đại Pháp đã truyền tới 114 quốc gia và vùng lãnh thổ. Tới tháng 5 năm 2005, cuốn sách chính của Pháp Luân Đại Pháp là «Chuyển Pháp Luân» đã được dịch sang 25 thứ tiếng và phát hành rộng rãi tại các nơi trên thế giới. «Pháp Luân Công», một cuốn sách khác của Pháp Luân Đại Pháp cũng được dịch sang 30 thứ tiếng và xuất bản phát hành rộng rãi, ngoài ra còn đang được phiên dịch sang nhiều thứ tiếng khác.

Trong 13 năm bị bức hại, dưới thống khổ và gian nan khó mà tưởng tượng được, các học viên Pháp Luân Công đã thể hiện tâm đại thiện đại nhẫn và nói rõ sự thật cho người dân thế giới. Với nỗ lực phản bức hại kiên trì không ngừng nghỉ, thực tế đã chứng minh sự bất diệt của giá trị “Chân-Thiện-Nhẫn”.

Dịch từ:

http://news.zhengjian.org/node/13126