Toàn tân giải dịch «Thôi Bối Đồ»: Tượng 55 – Thánh nhân giáng thế

Tác giả: Mộc Tử

Tượng 55 «Thôi Bối Đồ»

[Chanhkien.org] Trong bức họa, một “nhân” (亻) một “cung” (弓) một “Tỳ Bà” ([pí·pá], hài âm của “bát” (八) [bā]), hợp thành chữ “Phật” (佛), chỉ Sư phụ Lý Hồng Chí truyền Đại Pháp của Phật gia. Thỏ ám chỉ thời gian.

Giới thiệu: «Thôi Bối Đồ» là cuốn sách tiên tri nổi tiếng nhất Trung Quốc, do Viên Thiên Cang và Lý Thuần Phong đồng sáng tác vào những năm Trinh Quán triều Đường, tổng cộng 60 hình vẽ (đồ tượng), bên dưới có “sấm viết” và “tụng viết” bằng thơ. Người thống trị sợ tính chuẩn xác của nó, nên cố ý đảo loạn thứ tự các Tượng, loạt bài này sắp xếp lại cho đúng.

*  *  *

Tượng 55 (Thánh nhân giáng thế)

Sấm viết:

Mỹ nhân tự Tây lai
Triều trung nhật tiệm an
Trường cung tại địa
Nguy nhi bất nguy

Tụng viết:

Tây phương nữ tử Tỳ Bà tiên
Kiểu kiểu y thường sắc cánh tiên
Thử thời hồn tích nặc triều thị
Nháo loạn quân thần bách vạn bàn

Tạm dịch:

Sấm rằng:

Mỹ nhân đến từ Tây
Trong triều dần dần an
Cung dài dưới đất
Nguy mà không nguy

Tụng rằng:

Cô gái Tây phương Tỳ Bà tiên
Trang phục rực rỡ sắc hơn tiên
Lúc này lặng xuống nơi triều thị
Nháo loạn vua tôi trăm vạn bàn

Giải:

“Mỹ nhân tự Tây lai, Triều trung nhật tiệm an” (Mỹ nhân đến từ Tây, Trong triều dần dần an): chỉ nước Mỹ đến từ phương Tây, giúp Trung Quốc đánh lại phát-xít Nhật. Ngày 25 tháng 6 năm 1950, quân đội Bắc Triều Tiên vượt vĩ tuyến 38 tiến vào Nam, khiến quân đội Liên Hợp Quốc do Mỹ đứng đầu phải tham chiến, chiến tranh Triều Tiên bùng phát. Liên Xô ngầm trợ giúp vũ khí phía sau, Trung Cộng xuất quân tham chiến. Năm 1953, chiến tranh Triều Tiên kết thúc (“Triều-Trung-Nhật tiệm an”).

“Trường cung tại địa, Nguy nhi bất nguy” (Cung dài dưới đất, Nguy mà không nguy): “chiến tranh Lạnh” giữa thế giới tự do và phe cộng sản bắt đầu. Bởi vì Đại Pháp cứu thế sắp hồng truyền nên không thể khai chiến, chỉ giữ cân bằng ở đó.

“Tây phương nữ tử Tỳ Bà tiên, Kiểu kiểu y thường sắc cánh tiên” (Cô gái Tây phương Tỳ Bà tiên, Trang phục rực rỡ sắc hơn tiên): phía trên chữ “Tỳ Bà” (琵琶) có tới bốn chữ “vương” (王), chỉ các nước tự do Tây phương. “Trang phục rực rỡ” ẩn dụ “thượng bạch” (sùng màu trắng), “bạch” thuộc Kim, ở phương Tây, chỉ phương Tây chủ tể thế giới. “Sắc hơn tiên” ẩn dụ nước Mỹ (“Mỹ” là đẹp), ám chỉ thiên thượng chỉ định Mỹ quốc lãnh đạo lực lượng thế giới tự do, ức chế sự bành trướng của phe cộng sản. Câu này còn ẩn ý sự xuất hiện của Phật Chủ. “Tây phương” ẩn dụ “Phật gia” (ví dụ Tây phương Cực Lạc, Tây Thiên); vì phía trên chữ “Tỳ Bà” (琵琶) có tới bốn chữ “vương” (王), nên Tiên nhân ôm cây Tỳ Bà ẩn dụ “vạn vương chi Vương” (Vua của các Vua). “Trang phục rực rỡ sắc hơn tiên” hình dung hào quang chói lọi của Phật Chủ.

“Thử thời hồn tích nặc triều thị, Nháo loạn quân thần bách vạn bàn” (Lúc này lặng xuống nơi triều thị, Nháo loạn vua tôi trăm vạn bàn): chỉ vào lúc này (năm Thỏ 1951), Sư phụ Lý Hồng Chí lặng lẽ xuống thế gian, bất chấp rối loạn của xã hội, chuẩn bị khai truyền Đại Pháp. “Hồn tích” là chỉ ẩn tung tích và thời gian, “tích” (迹) [jī] phát âm giống “kỷ” (纪) [jì], tức thời gian. “Nặc triều” (ẩn trong triều) là chỉ ẩn tàng bối cảnh chiến tranh Triều Tiên.

Trong bức họa, một “nhân” (亻) một “cung” (弓) một “Tỳ Bà” ([pí·pá], hài âm của “bát” (八) [bā]), hợp thành chữ “Phật” (佛), chỉ Sư phụ Lý Hồng Chí truyền Đại Pháp của Phật gia. Thỏ ám chỉ thời gian, năm Tân Mão 1951, năm sinh Sư phụ Lý Hồng Chí.

(còn tiếp…)

Dịch từ:

http://www.epochtimes.com/gb/11/3/14/n3197116.htm