Vì sao phải chú ý an toàn?

Tác giả: Đệ tử Đại Pháp

[Chanhkien.org] Trong một đoạn thời gian rất dài, bản thân tôi đối với quan hệ giữa “chú ý an toàn” và “chính niệm mạnh” là không hề ngộ rõ. Bởi vì rất mâu thuẫn, cũng phát hiện có một số đệ tử dùng “chú ý an toàn” để che đậy tâm sợ hãi, lại cũng có một số đệ tử dùng “chính niệm mạnh” để phủ định chú ý an toàn, nên kết quả là vì tâm sợ mà giảng chân tướng càng ngày càng ít. Bởi vì khốn đốn, kỳ thực là dần dần thoát ly Pháp, hoặc là vì không chú ý an toàn, “chính niệm mạnh” mà bị tà ác dùi vào sơ hở để bức hại. Thực ra đó không phải “chính niệm mạnh”, mà là đang chứng thực bản thân. Hiện tại tôi đã dần dần minh bạch, hai cách làm này đều không dựa trên Pháp, tất nhiên sẽ không nhận được bảo hộ của Pháp. Bởi vì tư tưởng đã không trong Pháp, mang theo cách nghĩ con người, lại vì bản thân mình, ở hành vi không phải chứng thực Pháp mà là chứng thực bản thân.

Nó mang đến ba ảnh hưởng phụ diện sau: (i) Thế nhân nhìn thấy người tu Đại Pháp bị bức hại thì không dám liễu giải chân tướng, không dám vì Đại Pháp mà nói lời công đạo, khiến sinh mệnh ấy mất đi cơ hội chứng thực Pháp, dẫn tới ngầm thừa nhận bức hại, chẳng khác gì đẩy chúng sinh xuống; (ii) Mang tới can nhiễu cho chỉnh thể đệ tử Đại Pháp chứng thực Pháp, chính là khởi tác dụng trở ngại; (iii) Cấp cho kẻ ác hành ác hoàn cảnh và điều kiện, khiến họ phạm tội bức hại Đại Pháp mà mất đi cơ hội quay đầu về Đại Pháp. Bởi vậy, đệ tử Đại Pháp nhất định phải đi cho chính. Một khi không chính sẽ không thể chứng thực Pháp, cũng bất tự giác phù hợp với an bài của cựu thế lực.

Nếu như đứng tại góc độ của Pháp mà xem xét vấn đề chú ý an toàn, thì thấy rằng khi sản sinh hành vi mạo hiểm bản thân, cũng sẽ khiến đồng tu khác có thể bị bức hại. Khi nghĩ đến người khác, thấy rằng hành vi mạo hiểm của mình có thể khiến tà ác lợi dụng kẻ ác hành ác, mà từ bỏ nó, thì đây là chú ý an toàn vì sự đắc cứu của thế nhân, vì chỉnh thể đệ tử Đại Pháp không thụ nhận can nhiễu. Tâm tính khi này tất nhiên là phù hợp với Pháp, tất nhiên sẽ hòa tan trong Chính Pháp, nhất trí với cần thiết trong Chính Pháp. Nó hoàn toàn vượt qua hết thảy ân oán tình cừu, hoàn toàn là vì người khác mà làm, vì Pháp mà tồn tại, chính là vô tư vô ngã, mang theo tâm thái của Giác Giả trong Đại Đạo.

Bởi vậy, cá nhân tôi cho rằng chú ý an toàn là vì tà ác còn tồn tại, vì hoàn cảnh còn chưa được quy chính, mà duy hộ tình huống tu luyện và chứng thực Đại Pháp không bị can nhiễu, là để ức chế ác nhân hành ác, ức chế tà ác, phản bức hại, duy hộ Đại Pháp, thì chính là thể hiện tâm tính trong ‘trợ Sư Chính Pháp’. Cơ điểm là vì Pháp chứ không phải vì che đậy tâm sợ, là để cứu độ nhiều người hơn, cấp cho nhiều người hơn cơ hội tốt đẹp, chính là triển hiện của Phật tính đại từ đại bi, đại thiện đại nhẫn.

Nói cho cùng, vẫn là vấn đề có thể ‘lấy Pháp làm lớn’ (dĩ Pháp vi đại) hay không. Lấy Pháp làm lớn, tự ngã biến thành nhỏ cho tới tiêu mất; lấy Pháp làm lớn, hết thảy chấp trước đều có thể vứt bỏ; lấy Pháp làm lớn, chúng ta sẽ không bị mê mất nữa; lấy Pháp làm lớn, chính là khiến sinh mệnh được tân sinh trong Chính Pháp.

Từ vấn đề chú ý an toàn, tôi ngộ được đệ tử Đại Pháp là vì cần thiết của Chính Pháp, vì chứng thực Pháp, vì triển hiện sự tốt đẹp của Đại Pháp, vì cứu độ chúng sinh mà chú ý từng ngôn ngữ từng hành vi từng ý niệm của bản thân. Có như vậy mới không thường xuất hiện đi sang cực đoan, tất nhiên mới đi cho chính được. Mọi việc đều chú ý rằng đều có tu luyện trong đó. Khi làm các việc thì vứt bỏ tự ngã, thăng hoa bản tính, luyện xuất ra đúng là chân kim {vàng thật}, cứu độ nhiều chúng sinh hơn. Tu luyện ở trong đó, thành tựu cũng ở trong đó.

Có chỗ nào thiên lệch không đúng, kính mong quý đồng tu từ bi chỉ chính.

Dịch từ:

http://zhengjian.org/zj/articles/2008/4/18/52380.html