Thưởng thức tiết mục “Đại náo hội bàn đào” của Thần Vận

Tác giả: Đệ tử Đại Pháp tại Đại Lục

[Chanhkien.org] Ngô Thừa Ân, vị sứ giả của văn hóa Thần truyền này quả thực rất tài ba. Tác phẩm «Tây Du Ký» của ông liên tục xuất hiện trong Thần Vận, khiến những người yêu thích thu hoạch không ít. Khi xem Thần Vận năm nay, tôi được gợi mở rất nhiều từ màn vũ đạo “Đại náo hội bàn đào”, xin viết ra để giao lưu cùng mọi người.

Khi tấm màn sân khấu vừa kéo lên, cảnh núi non hùng vĩ bỗng nổ ầm một tiếng, Ngộ Không đã đản sinh. Trong vở kịch, từ khi Ngộ Không đản sinh đến đại náo hội bàn đào, cho tới Thái Thượng Lão Quân can ngăn, thiên binh thiên tướng lùng bắt, rồi Như Lai hàng yêu hầu, Quan Âm thụ giới, và cuối cùng là Đường Tăng thu đồ đệ lên đường sang Tây Thiên lấy kinh, toàn bộ câu chuyện lưu loát sinh động, tựa như mây bay nước chảy. Khi tấm màn sân khấu đóng lại, hai mắt tôi đẫm lệ. Trước đây xem «Tây Du Ký» không kìm nổi cười lớn, nói năng lỗ mãng, nói Tôn hầu tử là từ tảng đá xuất ra, không cha không mẹ, không giáo không dưỡng, bướng bỉnh ngang ngược. Tu luyện rồi mới biết: Xuất sinh của mình, của chúng sinh (gồm cả Tôn Ngộ Không) đều là Thần tạo ra, đều là vì Pháp mà thành, vì Pháp mà đến. “Chúng sinh đa thị thiên thượng lai vô nại hồng trần mê trung phong” (tạm dịch: Chúng sinh rất nhiều là từ thiên thượng đến, tiếc rằng mê kín trong cõi hồng trần) (“Chỉ lộ đăng”, Hồng Ngâm III).

Trong vở kịch, Ngộ Không vô tri trong mê đã đại náo hội bàn đào, phạm thượng tác loạn, gây ra tội lớn tày trời. Nếu không có Như Lai tới cứu, không có Quan Âm chỉ điểm bến mê, Ngộ Không liệu còn đường sinh hay không? Còn có vinh diệu và thần thánh khi cuối cùng đắc chính quả hay không? Bởi vậy liên tưởng tới bản thân, khi còn chưa đắc Pháp, trong luân hồi chuyển thế đời đời kiếp kiếp, chẳng phải cũng tạo biết bao tội nghiệp trong mê như Ngộ Không? Cũng không biết. Trong kịch, Ngộ Không chính là một tấm gương, soi sáng cho tôi. Nếu không phải tôi may đắc được Đại Pháp, thì đã theo thói đời ngày một hạ như hôm nay, trôi theo dòng chảy, thậm chí thêm dầu vào lửa, chấp trước làm những gì mình muốn làm. Nếu không phải Sư phụ vớt tôi lên từ địa ngục rồi tẩy tịnh, lại để tôi đắc Pháp tu luyện, đồng thời an bài chi tiết ở các tầng thứ khác nhau, dày công che chở, thì tôi liệu có ngày hôm nay? Không có, khẳng định là không có!

Tiết mục sống động rõ ràng, thể hiện Ngộ Không tuy thần thông quảng đại, có 72 phép biến hóa, nhưng cuối cùng vẫn không thoát khỏi lòng bàn tay của Phật Như Lai. Như vậy chúng ta tu luyện trong Đại Pháp cũng có thần kỳ, thần tích hiển hiện, nhưng vậy thì sao? Tâm hoan hỉ? Tâm hiển thị? Tâm tật đố? Đem thần thông của mình đặt ở vị trí số một, chứng thực bản thân? Liệu có đặt Đại Pháp ở vị trí số một hay không? Trong vở kịch, mỗi tình tiết đều như một gậy cảnh tỉnh chúng ta: Hết thảy đều là Sư phụ cấp, hết thảy đều từ Pháp mà đến; thần thông chỉ có thể dùng để chứng thực Đại Pháp, chứng thực Sư phụ; gặp việc thì hướng nội tìm, tu bản thân, quy chính trong Pháp, đề cao trong Pháp, tinh tấn trong Pháp, vĩnh viễn kính Sư kính Pháp.

Chúng ta biết rằng, trên đường sang Tây Thiên lấy kinh, Ngộ Không gặp phải 9 lần 9 là 81 nạn, nhưng trong nạn đều được Như Lai chỉ điểm, Quan Âm cứu giúp, chúng Thần bang trợ, chuyển nguy thành an; có lúc phạm giới, khuyên can không nghe, Đường Tăng liền niệm chú kim cô mà Quân Âm ban cho. Như vậy, chúng ta tu luyện trong Đại Pháp có không ít quan, không ít nạn? Cũng không biết. Trong «Chuyển Pháp Luân», Sư phụ giảng: “Tu tại tự kỷ, công tại sư phụ“. Thử nghĩ xem: Chúng ta với Ngộ Không, khi so sánh thì ai may mắn hơn? Không cần hỏi thăm đây đó, không cần đi mây về gió, không cần trèo đèo lội suối. Chúng ta chỉ cần chính niệm: “Đệ tử chính niệm túc, Sư hữu hồi thiên lực” (“Sư đồ ân”, Hồng Ngâm II). Tất nhiên, con người trong tu luyện, thường có nhân tâm xuất ra, có lúc sai lại thêm sai, thậm chí thành sai lầm lớn. Xử lý như thế nào? Có Sư phụ, có Pháp tại đây; “Bất cứ gặp phải chuyện gì, niệm đầu tiên trước hết xét về mình, cái này gọi là ‘hướng nội tìm’“. (“Thế nào là đệ tử Đại Pháp”). Tốt cũng là tốt ở chỗ này, khó cũng là khó ở chỗ này — tu tâm, tự tu cái tâm ấy, tự chính cái thân ấy, tu cái tâm này của mình, không cần niệm chú kim cô.

Chúng ta còn biết, Đường Tăng trên đường bất chấp 9 lần 9 là 81 nạn, mà chỉ mới lấy được kinh thôi, còn chưa chân chính bắt đầu tu luyện. Còn tu luyện Đại Pháp chúng ta thì sao? Cũng như Sư phụ giảng: “Công pháp tốt như thế này, hôm nay chúng tôi đã cấp cho chư vị, chúng tôi đã bưng đến tận nơi cho chư vị, đặt đến cổng nhà cho chư vị. Chính là để xem chư vị có thể tu được hay không, có thể hành được hay không“. («Chuyển Pháp Luân»). Không chỉ đắc Pháp như vậy, mà Sư tôn của chúng ta, là Vô Thượng Vương, ‘vạn vương chi Vương’; có dùng hết ngôn ngữ của nhân loại, cũng không cách nào biểu đạt được sự vĩ đại và thần thánh của Sư tôn.

Thần Vận dùng cố sự “Đại náo hội bàn đào” để nhắc chúng ta rằng người tu luyện phải nhìn về nguyên lai của bản thân, cũng như hiện tại và vị lai, giúp chúng ta minh bạch rằng chỉ có tu luyện, phản bổn quy chân mới là con đường Chính Đạo, quang minh Đại Đạo, mới là tương lai thần thánh và thù thắng nhất. Đồng thời tiết mục cũng khuyên răn người đời: Con người trong mê, vì vô tri mà làm điều xấu, hành việc ác, nhưng khi đại nạn sắp rơi xuống đầu mà vẫn không biết, bởi vậy cần phân thật giả, phân rõ thiện ác, minh bạch chân tướng. Chân ngôn mà đệ tử Đại Pháp nói với các vị chính là hy vọng duy nhất cứu các vị khi nguy nan tới, hãy thiện đãi đệ tử Đại Pháp, trân quý cơ duyên đắc cứu này, nghìn vạn lần không được đánh mất cơ hội.

Dịch từ:

http://zhengjian.org/zj/articles/2012/3/6/80992.html